Tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên bằng hợp thức hóa dạy thêm

Trang Hà |

Hợp thức hóa dạy thêm phù hợp trong bối cảnh học sinh cần học để trau dồi và nâng cao tri thức, giáo viên cần dạy để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Lợi ích kép

Có con là học sinh cuối bậc THPT tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), chị Bùi Hương cho biết, con gái có nhu cầu đi học thêm để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Con gái chị Hương học thêm 3 môn Toán, Văn, Anh, tổng chi phí học thêm 1 tháng là 4 triệu đồng. Điều này phù hợp với hoàn cảnh và tài chính của gia đình chị.

"Tôi thấy học thêm với con gái mình là cần thiết bởi thời lượng thầy cô giáo giảng dạy trên lớp là chưa đủ để con có thể trao đổi, lĩnh hội hết tất cả kiến thức cần có, chưa kể việc phải mở rộng kiến thức để thi đại học" - chị Hương chia sẻ.

Nói rồi chị Hương nhắc đến câu chuyện đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bản thân chị và nhiều phụ huynh khác đồng tình với đề xuất này vì nhiều lý do.

"Tôi rất ủng hộ. Tôi hy vọng Nhà nước có chính sách và sớm hợp thức hóa dạy thêm. Điều này không chỉ giáo viên được hưởng lợi khi có nhiều thời gian và cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ cũng như tăng thu nhập chính đáng, mà còn giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với các lớp học thêm chất lượng, chương trình giảng dạy quy củ và mức học phí phù hợp" - chị Hương phân tích.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Hạnh - phụ huynh học sinh tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, hợp thức hóa dạy thêm sẽ hạn chế tối đa tình trạng dạy chui, dạy kém chất lượng và tình trạng nâng giá.

"Bản chất của dạy thêm không xấu khi xuất phát từ nhu cầu chính đáng. Việc đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp cơ quan chức năng thuận tiện quản lý, hạn chế tình trạng biến tướng dạy thêm, có lợi cho cả người học và người dạy" - chị Hạnh chia sẻ.

Giúp giáo viên kiếm tiền minh bạch, tăng thu nhập

Thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều thầy cô mở lớp dạy thêm với mong muốn tăng thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng về mối lo cơm áo gạo tiền. Bởi lẽ ai cũng thấy rằng, nếu chỉ sống bằng lương nhà giáo thì không đủ trang trải cuộc sống, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Chia sẻ về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Huyền - giáo viên tiểu học ở Nghệ An cho rằng, giáo viên dạy thêm cũng bỏ công sức, chất xám và thể lực để kiếm tiền.

Điều này rất phù hợp trong bối cảnh học sinh cần học để trau dồi và nâng cao tri thức, tham gia các kỳ thi vượt cấp hay chọn học sinh giỏi. Còn giáo viên cần dạy để vừa bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Vì vậy, hợp thức hóa dạy thêm giúp giáo viên có thể cải thiện đời sống, kiếm tiền minh bạch. Đồng thời, phụ huynh và học sinh cũng đáp ứng được nhu cầu đi học thêm của mình.

Bàn về đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành kinh doanh có điều kiện, TS Đặng Văn Cường - giảng viên Luật, Trường Đại học Thủy lợi cho rằng, học thêm, dạy thêm là vấn đề khá nhạy cảm. Nhu cầu dạy thêm và học thêm trong xã hội là rất lớn, tuy nhiên với quy định trong các thông tư của Bộ GDĐT không phải ai muốn học thêm cũng được và không phải ai muốn dạy thêm cũng được.

Bởi vậy, cần có sự nghiên cứu, đánh giá ở nhiều góc độ, đồng thời lắng nghe ý kiến nguyện vọng của phụ huynh, giáo viên và xã hội để tổng kết thực tiễn, đánh giá sự cần thiết và vai trò của cơ quan chức năng trong công tác quản lý.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Lợi ích kép từ việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm

Hồng Nhung |

Giáo viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng thu nhập chính đáng; học sinh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; phụ huynh yên tâm làm việc là "lợi ích kép" của việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm.

Lý do nhiều người ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh Trang |

Nhiều giáo viên, chuyên gia ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy, bảo vệ quyền lợi của học sinh và gia đình.

Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục là công ty dược uy tín số 1 Việt Nam năm 2023

Tấn Ngọc |

Hai năm liên tiếp, Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh là đơn vị dẫn đầu các công ty dược uy tín Việt Nam, kết quả vừa được công bố ngày 28.11.

Việt Nam sẽ công bố sáng kiến, cam kết mới để ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28

Thanh Hà |

Tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt cho hay.

Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên bị đề nghị kỷ luật

Hoài Luân |

Ban Cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 cùng nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên bị đề nghị kỷ luật.

Trường học ở Quy Nhơn phân trần việc xuất hiện dòng chữ lạ trên bảng điện tử

Hoài Luân |

Ngày 29.11, ông Nguyễn Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Nhơn Bình (TP Quy Nhơn, Bình Định) cho biết, đã dừng chạy bảng điện tử (bảng LED) xuất hiện dòng chữ lạ "Nhà cái" và "xxx bet" trước cổng trường.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 đông nhất từ đầu năm 2023

Ý Yên |

Hơn 1,23 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam vào tháng 11, tăng 11% so với tháng 10, trong đó các thị trường châu Âu được miễn visa tăng mạnh.

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Lợi ích kép từ việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm

Hồng Nhung |

Giáo viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng thu nhập chính đáng; học sinh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; phụ huynh yên tâm làm việc là "lợi ích kép" của việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm.

Lý do nhiều người ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh Trang |

Nhiều giáo viên, chuyên gia ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy, bảo vệ quyền lợi của học sinh và gia đình.