Chuyên gia tư vấn cách giảm thiểu rủi ro từ những thiết bị học trực tuyến

Tường Vân |

Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác vẫn duy trì việc dạy và học trực tuyến. Trong vài tháng trở lại đây, xuất hiện nhiều tai nạn thương tâm xảy ra đối với học sinh liên quan đến cháy, nổ thiết bị học trực tuyến khiến không ít phụ huynh trăn trở về sự an toàn của con trẻ.

Rủi ro từ các thiết bị học trực tuyến

Nhiều phụ huynh lo lắng việc thường xuyên phải vừa cắm sạc vừa cho con sử dụng thiết bị học trực tuyến dù biết có nhiều rủi ro xảy ra.

"Một buổi học của con kéo dài trong nhiều giờ nên bắt buộc phải vừa dùng vừa sạc. Dù nhà trường đã phân bổ thời gian giải lao giữa các tiết học để các con tranh thủ sạc thiết bị nhưng cũng chỉ đỡ một phần, đặc biệt là với những gia đình sử dụng thiết bị cũ.

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến cháy nổ thiết bị học trực tuyến nên tôi rất lo lắng cho sự an toàn của con" - chị Lan Phương (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Anh Nguyễn Quang Huy, chuyên viên IT tại một công ty công nghệ ở Hà Nội là người có nhiều kinh nghiệm trong sửa chữa, tư vấn kỹ thuật về các thiết bị điện tử cho biết:

"Thực tế đã có rất nhiều vụ cháy nổ thiết bị điện tử và nguyên nhân là do người dùng vừa dùng vừa sạc, pin quá nóng gây rò rỉ chất điện phân dẫn đến cháy nổ".

Để mỗi tiết học đều an toàn

Tại nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội, công tác tuyên truyền an toàn trong quá trình học trực tuyến được đẩy mạnh trong suốt thời gian qua.

Bà Vũ Trinh Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trong suốt thời gian học sinh học trực tuyến, nhà trường thường xuyên rà soát, nhắc nhở học sinh cũng như trao đổi với các bậc phụ huynh trong nhóm lớp về việc kiểm tra thiết bị học, đường truyền mạng, các phần mềm học sao cho hiệu quả…

"Tôi ước các con được quay trở lại trường học trực tiếp. Chưa tính đến những nguy cơ cháy, nổ thiết bị, việc ngồi quá lâu trước màn hình máy tính ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lí và kĩ năng giao tiếp của học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học - bà Hương bày tỏ.

Còn tại trường THCS Chu Văn An (Thanh Trì, Hà Nội) trước mỗi buổi học, giáo viên chủ nhiệm luôn luôn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện gần phạm vi các con ngồi học, trang thiết bị phục vụ học tập (máy tính, điện thoại, ipad,...), dặn dò học sinh nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào liên quan đến máy móc cần báo ngay phụ huynh hoặc giáo viên chủ nhiệm.

"Việc nhắc nhở các con mỗi ngày sẽ tạo nên thói quen, nâng cao tinh thần cảnh giác cho học sinh và phụ huynh bởi chỉ 1 chút lơ là của người lớn có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc" - một giáo viên nhà trường chia sẻ. 

Để giảm tối đa rủi ro trong quá trình học trực tuyến, anh Huy khuyến cáo các bậc phụ huynh khi dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad,...nên hạn chế vừa sạc vừa dùng, tháo bỏ tất cả các ốp lưng, miếng dán điện thoại và dùng giá đỡ điện thoại, hạn chế tối đa việc cầm, nắm.

Trong quá trình trẻ học, nếu thiết bị có nhiệt độ tăng bất thường, cần tắt các ứng dụng đang chạy, chờ một lúc dùng lại. Lưu ý sạc thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng và tránh môi trường nóng.

Anh Huy đặc biệt lưu ý, trong quá trình sử dụng không tránh khỏi việc thiết bị sạc bị bong, tróc, hư hỏng. Khi đó, phụ huynh cần lựa chọn cáp sạc chính hãng và tương thích với thiết bị. Đặc biệt là với các sản phẩm điện tử cũ, đã qua sử dụng.

Nếu có điều kiện, phụ huynh nên áp dụng cách chia sẻ màn hình lên tivi để khoảng cách giữa mắt và màn hình đủ xa để không gây nhức mỏi mắt cho trẻ nhỏ.

Bàn về sự an toàn của trẻ trong quá trình học trực tuyến, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nhấn mạnh:

"Bậc cha mẹ luôn luôn phải đặt con trẻ trong tầm giám sát của mình bất kể học online hay không.

Chính các bậc phụ huynh phải tìm hiểu để có kiến thức về thiết bị điện, các giải pháp phòng tránh sự cố, chẳng hạn lắp thêm 1 thiết bị tự ngắt dòng điện khi có sự cố gây chập cháy, giám sát các em khi học,... Cha mẹ phải nắm rõ trách nhiệm của mình mới có thể đảm bảo an toàn cho con".

Bên cạnh vai trò của gia đình, ông Nam khẳng định trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, không ai tiếp cận với học sinh tốt hơn giáo viên. Giáo viên, dù đã gánh trên vai trách nhiệm dạy kiến thức, thành chuyên gia tư vấn tâm lý cho trẻ, giờ còn phải trang bị thêm kiến thức về điện, điện tử để hướng dẫn, cảnh báo các em trước mỗi giờ học để tạo thành nhận thức, kỹ năng cho con trẻ.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Liên tiếp học sinh tử vong khi tự học online, phụ huynh vừa đi làm vừa lo

Huyên Nguyễn |

Các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM... đã hoạt động trở lại, trong khi đó học sinh vẫn chưa được đến trường. Điều này khiến không ít bố mẹ vừa đi làm vừa nơm nớp lo lắng con ở nhà tự học online một mình.

Con trẻ học trực tuyến, phụ huynh đừng chủ quan trước các ẩn họa!

Thế Lâm |

Hầu hết học sinh trên cả nước đang trong những ngày học trực tuyến trong bối cảnh giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”. Học trực tuyến, ban đầu đối với trẻ không đơn giản, song có thể còn có những bất trắc xảy ra.

Bài học từ vụ học sinh tử vong vì điện giật khi học online

Tường Vân |

Bé trai 10 tuổi (học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong vì điện giật tại nhà khi học online đặt ra bài học cấp bách về vấn đề đảm bảo an toàn thiết bị học tập và kỹ năng sống cho học sinh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Liên tiếp học sinh tử vong khi tự học online, phụ huynh vừa đi làm vừa lo

Huyên Nguyễn |

Các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM... đã hoạt động trở lại, trong khi đó học sinh vẫn chưa được đến trường. Điều này khiến không ít bố mẹ vừa đi làm vừa nơm nớp lo lắng con ở nhà tự học online một mình.

Con trẻ học trực tuyến, phụ huynh đừng chủ quan trước các ẩn họa!

Thế Lâm |

Hầu hết học sinh trên cả nước đang trong những ngày học trực tuyến trong bối cảnh giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”. Học trực tuyến, ban đầu đối với trẻ không đơn giản, song có thể còn có những bất trắc xảy ra.

Bài học từ vụ học sinh tử vong vì điện giật khi học online

Tường Vân |

Bé trai 10 tuổi (học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong vì điện giật tại nhà khi học online đặt ra bài học cấp bách về vấn đề đảm bảo an toàn thiết bị học tập và kỹ năng sống cho học sinh.