Liên tiếp học sinh tử vong khi tự học online, phụ huynh vừa đi làm vừa lo

Huyên Nguyễn |

Các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM... đã hoạt động trở lại, trong khi đó học sinh vẫn chưa được đến trường. Điều này khiến không ít bố mẹ vừa đi làm vừa nơm nớp lo lắng con ở nhà tự học online một mình.

Bất lực để con ở nhà một mình 

Hôm nay, ngày đầu tiên chị Nguyễn Thị Luận (quê Thái Bình, công nhân Khu chế xuất Tân Thuận) quay trở lại làm việc sau khoảng 3 tháng nghỉ do dịch bệnh.

Chưa kịp vui mừng vì có thể đi làm kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống, chị Luận đã canh cánh nỗi lo ai trông con.

Chị kể, hai vợ chồng chị từ Thái Bình vào TPHCM lập nghiệp đã hơn chục năm nay, gia đình ở xa vậy nên mọi thứ đều do 2 vợ chồng tự thân vận động. Mấy nay, chị trăn trở mãi vẫn chưa biết để con ở nhà tự học online như thế nào.

"Tôi có 2 con, đứa lớn gửi ông bà ở quê nuôi, đứa nhỏ lớp 4 thì sống cùng bố mẹ. Chồng tôi đi làm từ tuần trước, còn tôi thì hôm nay bắt đầu công việc. Để con ở nhà tự học thì tôi lo học thì ít mà chơi điện thoại, xem phim thì nhiều. Với lại, cũng lo lắng con ở nhà một mình có an toàn hay không", chị Luận chia sẻ.

Cả gia đình chị Luận hiện đang thuê trọ tại một căn phòng trên đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng (quận 7). Dãy trọ này là dành cho những công nhân nghèo, mọi người đều đi làm hết vì thế chị Luận cũng khó có thể nhờ vả, bám víu vào ai.

"Mấy tháng giãn cách, gia đình tôi gần như kiệt quệ, phải lên mạng xã hội xin cứu trợ. Nên dù không an tâm nhưng bố mẹ cũng đành chịu, phải đi kiếm sống thôi", người mẹ trẻ than thở.

Chung cảnh ngộ, chị Thu Thy - nhân viên một văn phòng tư vấn du học trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) chia sẻ khi quay trở lại với công việc, 2 đứa con của chị phải ở nhà tự trông nhau và bảo ban nhau học tập. Đứa lớn năm nay lớp 5, đứa nhỏ lớp 3 nên đều có lịch học online. Cơm nước được bố mẹ nấu sẵn để trong tủ lạnh để các con ăn trưa.

Trong khi đó, anh Thành Chung (giảng viên một trường đại học ở Phú Nhuận) cũng đang phải tìm kiếm người giúp việc để trông đứa con mới 1 tuổi cho bố mẹ đi làm. Anh Chung cho biết đã nhờ qua trung tâm giới thiệu việc làm nhưng 2 tuần nay vẫn chưa tìm được người đến giúp.

"Hết dịch, chi phí giới thiệu việc làm cũng tăng từ 1 triệu lên 2 triệu. Thế nhưng tôi cũng đợi 2 tuần rồi chưa tìm được người. Trung tâm có giới thiệu 2 người nhưng khi nghe nói trông bé 1 tuổi thì họ khước từ", anh Chung cho hay.

Cẩn trọng khi để con tự học online

Đầu năm học này, một học sinh 9 tuổi ở Hà Nội đã tử vong do dùng kéo chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến, hay mới đây một học sinh lớp 5 ở Nghệ An cũng không qua khỏi khi vừa học vừa sạc điện thoại dẫn đến điện thoại phát nổ... Sau những sự việc thương tâm này, vấn đề về việc giữ an toàn cho trẻ khi học trực tuyến, để trẻ tự học một mình cần được quan tâm hơn.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), phụ huynh cần ghi nhớ một số lưu ý về an toàn điện khi trẻ học tập, sinh hoạt tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Đặc biệt, với những trẻ nhỏ tuổi, phụ huynh cần giáo dục một số nguyên tắc như không nên chạm vào dây điện đứt rời hoặc dây điện bị hở. Các con không được đưa ngón tay hoặc que đâm, chọc vào các ổ cắm điện và tuyệt đối không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt.

Ngoài ra, trẻ không nên sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc rút phích cắm điện khi không được người lớn cho phép. Không được lấy dây điện, thiết bị điện làm đồ chơi.

Trường hợp các thiết bị chạy điện rơi vào chỗ có nước thì không được chạm tay vào mà phải báo ngay cho người lớn. Nếu các vật dụng khác rơi vào phải thiết bị điện thì cũng không nên tự tìm cách lấy ra.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Trước khi đổi mới thi THPT, Bộ GDĐT cần làm rõ việc ra đề, gian lận thi cử

Huyên Nguyễn |

Năm 2022 sẽ là năm giao thời để đổi mới toàn diện công tác tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học trong những năm tới. Bộ GDĐT cũng đã đưa ra những khuyến cáo mới ngay trong kỳ thi năm tới. Tuy nhiên, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, trước khi thay đổi chính sách, Bộ GDĐT cần làm rõ những vấn đề còn tồn tại từ kỳ thi cũ.

Học online quá mệt, bơ vơ vì bố mẹ mất do COVID... trẻ cầu cứu tổng đài 111

NHÓM PV |

Đối với chị Nguyễn Thu Thủy, trong 8 năm làm việc tại Tổng đài bảo vệ trẻ em 111, đây có lẽ là khoảng thời gian chị nhận được nhiều cuộc gọi mỗi ngày nhất. Cuộc gọi từ những đứa trẻ gặp áp lực do học online, cuộc gọi từ những phụ huynh "bế tắc" trước những vấn đề của con cái,... tất cả đều được chị Thu Thuỷ và đồng nghiệp lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên.

Chính thức tiêm vaccine cho trẻ em, nhiều nơi dự kiến tiêm trong 2-3 ngày

Huyên Nguyễn |

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đây là điều mong chờ của nhiều phụ huynh, học sinh và các thầy cô giáo. Trong đó, nhiều quận, huyện của TPHCM đã sẵn sàng các phương án cho công tác tiêm chủng.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Trước khi đổi mới thi THPT, Bộ GDĐT cần làm rõ việc ra đề, gian lận thi cử

Huyên Nguyễn |

Năm 2022 sẽ là năm giao thời để đổi mới toàn diện công tác tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học trong những năm tới. Bộ GDĐT cũng đã đưa ra những khuyến cáo mới ngay trong kỳ thi năm tới. Tuy nhiên, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, trước khi thay đổi chính sách, Bộ GDĐT cần làm rõ những vấn đề còn tồn tại từ kỳ thi cũ.

Học online quá mệt, bơ vơ vì bố mẹ mất do COVID... trẻ cầu cứu tổng đài 111

NHÓM PV |

Đối với chị Nguyễn Thu Thủy, trong 8 năm làm việc tại Tổng đài bảo vệ trẻ em 111, đây có lẽ là khoảng thời gian chị nhận được nhiều cuộc gọi mỗi ngày nhất. Cuộc gọi từ những đứa trẻ gặp áp lực do học online, cuộc gọi từ những phụ huynh "bế tắc" trước những vấn đề của con cái,... tất cả đều được chị Thu Thuỷ và đồng nghiệp lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên.

Chính thức tiêm vaccine cho trẻ em, nhiều nơi dự kiến tiêm trong 2-3 ngày

Huyên Nguyễn |

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đây là điều mong chờ của nhiều phụ huynh, học sinh và các thầy cô giáo. Trong đó, nhiều quận, huyện của TPHCM đã sẵn sàng các phương án cho công tác tiêm chủng.