Con trẻ học trực tuyến, phụ huynh đừng chủ quan trước các ẩn họa!

Thế Lâm |

Hầu hết học sinh trên cả nước đang trong những ngày học trực tuyến trong bối cảnh giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”. Học trực tuyến, ban đầu đối với trẻ không đơn giản, song có thể còn có những bất trắc xảy ra.

Trường hợp bất trắc đầu tiên, nói chính xác hơn là tai nạn, đã xảy ra đối với một bé trai 10 tuổi ở Hà Nội. Trong lúc bé học trực tuyến và phụ huynh có việc đi ra ngoài, em đã bị điện giật dẫn đến tử vong một cách đầy thương tâm.

Từ trường hợp của em, có thể thấy tai nạn, sự cố trong quá trình con trẻ học trực tuyến có thể xảy ra với những em khác do các hành vi bất cẩn, do không nhận thức được sự nguy hiểm của các em, trong khi người lớn tạm thời vắng mặt trong một khoảng thời gian nào đó.

Trên thực tế đã từng xảy ra không ít trường hợp cháy nổ các thiết bị điện (dây và ổ cắm điện, cục sạc…), máy tính, máy tính bảng hay điện thoại trong quá trình sử dụng để giải trí và làm việc. Những sự cố này xảy ra, đối với các con trẻ sẽ rất khó biết cách xử lý tình huống, vì thế càng dễ bị nguy hại đối với cơ thể, sức khỏe, và thậm chí dẫn đến tử vong một cách oan uổng.

Nhiều câu chuyện đã từng xảy ra mang tính cảnh báo trong đợt dịch đầu tiên bùng phát trong cộng đồng năm 2020. Khi đó từ tháng 4 đến tháng 5.2020 các em học sinh phổ thông tại không ít địa phương cũng phải học trực tuyến tại nhà qua một số ứng dụng như Zoom, Teams. Nhiều vấn đề bất ổn cũng đã xảy ra, như trò lấy cắp mật khẩu của nhau để quấy phá, tung các thông tin phản cảm vào phòng học, thậm chí là hình ảnh thiếu lành mạnh…

Chị Hiền (Quận 1, TPHCM) khi đó có 2 đứa con trai đang học cấp 1 và cấp 2 phải học trực tuyến tại nhà, cho biết: “Tôi luôn phải trông chừng không phải chỉ để khuyên nhủ, chấn chỉnh cho con tập trung vào việc học, mà còn để kịp thời can thiệp các tình huống bị quấy rối, bắt nạt…”.

Cũng vào khoảng thời gian trên, ứng dụng học trực tuyến Zoom tại Mỹ đã xảy ra nhiều vụ việc như quấy rối, bắt nạt, phân biệt kỳ thị chủng tộc… từ những đối tượng lạ thâm nhập vào phòng học, khiến cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải vào cuộc. Thậm chí, có khoảng thời gian ứng dụng Zoom bị nhiều trường học tại một số thành phố ở Mỹ đình chỉ sử dụng để tránh các sự cố xảy ra.

Trong những ngày qua, nhiều bậc phục huynh tại TPHCM, Hà Nội cảm thấy “đau đầu” khi con trẻ phải học trực tuyến tại nhà, từ việc tìm kiếm thiết bị phù hợp để phục vụ việc học trực tuyến của con em, đến tình trạng đường truyền Internet chập chờn ảnh hưởng đến chất lượng học tập…

Tuy nhiên, nhiều ẩn họa khó lường vẫn còn có thể xảy ra bất cứ lúc nào có thể dẫn đến các hệ lụy, thậm chí hậu quả nghiêm trọng đối với các em học sinh trong quá trình học trực tuyến tại nhà. Vì thế, không còn cách nào khác là các bậc phụ huynh phải chịu khó, chịu nhọc ở cạnh con em khi học trực tuyến.

Bởi đó không chỉ nhằm hướng dẫn, chỉ bảo, chăm sóc con em trong lúc học mà còn để bảo vệ con em trước các tình huống bất trắc khó lường xảy ra mà con trẻ không đủ khả năng để xử lý tình huống.

Con trẻ học trực tuyến nhưng người lớn phải lo lắng và trông chừng. Dù mệt hơn hay vất vả hơn nhưng không thể khác được.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Trên 165.000 học sinh Bình Dương, Bình Phước thiếu thiết bị học trực tuyến

Đình Trọng |

Dịch bệnh ở Bình Dương và Bình Phước vẫn diễn biến phức tạp, cả 2 tỉnh phải tổ chức dạy học trực tuyến đầu năm học 2021-2022. Tuy nhiên, hai địa phương đang gặp không ít trở ngại khi nhiều học sinh thiếu thiết bị học tập, đường truyền Internet cũng không ổn định.

Chuyên gia hướng dẫn cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi học trực tuyến

Tường Vân |

Trẻ học trực tuyến phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, tai nạn không mong muốn. Do đó, làm sao để đảm bảo an toàn cho con là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Cách phòng tránh rủi ro có thể xảy ra khi trẻ học trực tuyến tại nhà

Phạm Đông |

Từ vụ trẻ 10 tuổi học trực tuyến bị điện giật tử vong, các ý kiến chuyên gia và giáo viên cho rằng, phụ huynh học sinh và chính những giáo viên dạy trực tuyến cần tư vấn, khuyến cáo trẻ về nguy cơ trước mỗi giờ học. Đặc biệt, các phụ huynh cần đồng hành với trẻ trong thời gian đầu học trực tuyến.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Trên 165.000 học sinh Bình Dương, Bình Phước thiếu thiết bị học trực tuyến

Đình Trọng |

Dịch bệnh ở Bình Dương và Bình Phước vẫn diễn biến phức tạp, cả 2 tỉnh phải tổ chức dạy học trực tuyến đầu năm học 2021-2022. Tuy nhiên, hai địa phương đang gặp không ít trở ngại khi nhiều học sinh thiếu thiết bị học tập, đường truyền Internet cũng không ổn định.

Chuyên gia hướng dẫn cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi học trực tuyến

Tường Vân |

Trẻ học trực tuyến phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, tai nạn không mong muốn. Do đó, làm sao để đảm bảo an toàn cho con là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Cách phòng tránh rủi ro có thể xảy ra khi trẻ học trực tuyến tại nhà

Phạm Đông |

Từ vụ trẻ 10 tuổi học trực tuyến bị điện giật tử vong, các ý kiến chuyên gia và giáo viên cho rằng, phụ huynh học sinh và chính những giáo viên dạy trực tuyến cần tư vấn, khuyến cáo trẻ về nguy cơ trước mỗi giờ học. Đặc biệt, các phụ huynh cần đồng hành với trẻ trong thời gian đầu học trực tuyến.