Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.

Tranh cãi nảy lửa quanh bài thơ “Bắt nạt”

Bài thơ “Bắt nạt” (trích trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng) của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được in trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục đang đứng trong tâm bão tranh cãi suốt mấy ngày nay.

Bài thơ này từng gây tranh cãi từ năm 2021, đến nay tiếp tục được “đào lại” và trở thành đề tài nóng trên nhiều diễn đàn.

Số đông ý kiến chỉ trích bài thơ tối nghĩa, chất thơ nghèo nàn, và việc đưa bài thơ này vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6 là phản cảm.

Bài thơ có những đoạn bị chê tối nghĩa như: “... Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi”, “Sao không ăn mù tạt/Đối diện thử thách đi/Thử kẻ yếu làm gì/ Sao không trêu mù tạt?”.... Nhiều phụ huynh cho rằng, bài thơ thể hiện nhà thơ bí từ, hình ảnh so sánh với “mù tạt” là thách thức với trẻ em sống ở nông thôn, miền núi – nơi ít ăn mù tạt, sẽ khó hình dung mù tạt là gì, và tại sao lại so sánh “bắt nạt” với “mù tạt”...

Bài thơ Bắt nạt gây tranh cãi nhiều lần. Ảnh: Chụp màn hình
Bài thơ "Bắt nạt" gây tranh cãi nhiều lần. Ảnh: Chụp màn hình

Giữa muôn chiều ý kiến tranh cãi, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã lên tiếng chia sẻ trên trang cá nhân, anh mong các bậc phụ huynh có thể đón nhận những “luồng gió mới” của văn chương hiện đại trên sách giáo khoa. Nhiều chuyên gia về văn học, các thầy cô dạy văn tại các trường cũng vào cuộc “thẩm lại” chất lượng bài thơ “Bắt nạt” và mong dư luận cho văn thơ hiện đại cơ hội bước vào sách giáo khoa để làm mới chương trình giảng dạy.

Bế tắc của văn chương đương đại

Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã sáng tác hàng nghìn bài thơ từ khi tuổi còn rất trẻ, nhiều bài thơ của anh được ngợi khen.

Nguyễn Thế Hoàng Linh (sinh năm 1982) là tác giả tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài”, từng gây nhiều tiếng vang trên văn đàn và đoạt giải của Hội Nhà văn.

Chọn một tác phẩm của Nguyễn Thế Hoàng Linh để đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 – nếu xét trên “hồ sơ cá nhân” của tác giả, cũng là xứng đáng. Chỉ đáng tiếc, “Bắt nạt” không phải là bài thơ đắt giá của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Trước đó, câu chuyện về sự sáo mòn, cũ kỹ trong giảng dạy môn Ngữ văn, ra đề thi môn Ngữ văn, từng được đề cập đến nhiều lần.

Đề thi về tác phẩm Vợ nhặt từng bị chê cũ. Ảnh: Chụp màn hình
Đề thi về tác phẩm Vợ nhặt từng bị chê cũ. Ảnh: Chụp màn hình

Gần nhất, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, đề thi môn Ngữ văn liên quan đến tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân từng nhận phản ứng gay gắt, nhiều người dùng từ “tăm tối” để chỉ trích cách đưa tác phẩm “Vợ nhặt” vào đề thi tốt nghiệp.

Số đông cho rằng, đã nhiều năm trôi qua, nhưng cách ra đề văn vẫn quá cũ, cách dạy văn cũ kỹ, sách giáo khoa không đổi mới, quanh đi quẩn lại chỉ xoay quanh một vài tác phẩm văn học giai đoạn chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ... Đến nỗi, đề thi Ngữ văn đã trở nên quá dễ đoán, ai cũng có thể đoán trúng, ngay cả các ca sĩ.

Việc đổi mới về sách giáo khoa, cách giảng dạy và ra đề thi môn Ngữ văn đã được đề cập nhiều lần, thế nhưng, có một thách thức khác cũng phải bàn đến, đó là khoảng cách quá lớn về chất lượng giữa các tác phẩm văn học kinh điển thời kỳ 1945-1954 và văn chương hiện đại.

Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã viết về thế hệ những nhà văn, nhà thơ giai đoạn những năm 1940-1960 là thời kỳ rực rỡ của thi ca Việt Nam. Văn học Việt cùng lúc nở rộ nhiều tài năng với nhiều phong cách sáng tác phong phú, đa dạng, mỗi tác phẩm đều gây kinh ngạc văn đàn.

Cho đến nay, loạt tác phẩm của Thơ Mới, của dòng Văn học hiện thực phê phán... vẫn được xem là những tác phẩm kinh điển của giai đoạn rực rỡ bậc nhất trong văn chương Việt Nam.

Trong khi, văn học đương đại luôn bị đánh giá thiếu những cây viết tài năng, thiếu những tác phẩm xuất chúng, ở cả mảng thơ ca và tiểu thuyết.

Chia sẻ về sự việc, Hội nhà văn đông thành viên nhưng những tác phẩm chất lượng, gây tiếng vang lại rất ít và hiếm, nhà văn Hoàng Việt Hằng cho rằng: “Văn chương luôn cần độ lùi nhất định. Hiện thực có thể ngồn ngộn bày ra, nhưng phải cần có thời gian để nhà văn thẩm thấu và sáng tác, không thể nóng vội”.

“Đôi khi, văn chương rất khắc nghiệt. Ông trời cho viết mới viết được” – nhà văn Hoàng Việt Hằng nói.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vẫn bối rối với môn Ngữ văn Chương trình GDPT 2018

Tường Vân |

Sau 1 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, nhiều giáo viên vẫn trăn trở nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh môn Ngữ văn.

"Vợ nhặt" và việc cần đổi mới về đề thi môn Ngữ văn

vân hà |

Một đề thi đổi mới, sáng tạo với những câu hỏi "chạm" được tới năng lực tiềm ẩn, khả năng, tư duy logic của học sinh là điều mỗi giáo viên luôn kỳ vọng. Đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dù có đổi mới, nhưng vẫn còn nhiều điều gây tiếc nuối.

Ám ảnh câu nói "mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt"

Phùng Nhung |

Đáng sợ nhất khi bị bạo lực học đường là không một ai đồng cảm, thấu hiểu và đứng ra bênh vực. Tổn thương nhất là thường xuyên nhận được những câu nói đổ lỗi ngược cho nạn nhân như “mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt".

Hà Nội dừng phát hành thẻ BHYT giấy từ hôm nay, người dân đi khám bằng cách nào?

Nhóm PV |

Từ ngày 15.10, BHXH Thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp như hiện nay. Có 3 cách thay thế người dân nên biết.

Bản tin công đoàn: 3 khoản thu nhập của công chức sau cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính: Công đoàn Bình Dương kết nối doanh nghiệp tuyển dụng với người tìm việc; Đề nghị đưa giáo viên mầm non vào nhóm được nghỉ hưu sớm 5 năm; Nơi sống gần ao tù, rác thải, công nhân nghĩ cách phòng sốt xuất huyết; 3 khoản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau cải cách tiền lương là những khoản nào?...

Mường Lay mùa nước nổi

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Sau thời gian hạn hán khiến lòng hồ cạn trơ đáy, giờ đây cả khu vực thị xã Mường Lay đã trở lại là một "vùng sông nước" mộng mơ.

Nhiều địa bàn bị chia cắt, sạt lở do mưa lớn tại Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo báo cáo mới nhất, đến chiều tối ngày 14.10 nhiều địa bàn đã bị chia cắt, sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Tin 20h: Tiếp tục tăng lương đối với công chức sau khi cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 14.10: Đề xuất nghỉ học thứ 7 khiến giáo viên băn khoăn; Công chức có tiếp tục được tăng lương sau khi đã cải cách tiền lương?; Bên trong dự án Bệnh viện 1.500 tỉ ở Bắc Ninh vừa bị thanh tra;...

Giáo viên vẫn bối rối với môn Ngữ văn Chương trình GDPT 2018

Tường Vân |

Sau 1 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, nhiều giáo viên vẫn trăn trở nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh môn Ngữ văn.

"Vợ nhặt" và việc cần đổi mới về đề thi môn Ngữ văn

vân hà |

Một đề thi đổi mới, sáng tạo với những câu hỏi "chạm" được tới năng lực tiềm ẩn, khả năng, tư duy logic của học sinh là điều mỗi giáo viên luôn kỳ vọng. Đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dù có đổi mới, nhưng vẫn còn nhiều điều gây tiếc nuối.

Ám ảnh câu nói "mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt"

Phùng Nhung |

Đáng sợ nhất khi bị bạo lực học đường là không một ai đồng cảm, thấu hiểu và đứng ra bênh vực. Tổn thương nhất là thường xuyên nhận được những câu nói đổ lỗi ngược cho nạn nhân như “mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt".