Bạo lực học đường: Nguyên nhân khách quan, mang tính bột phát

LÊ PHI LONG (THỰC HIỆN) |

Quảng Bình - Thời gian qua, trên địa bàn đã đã xảy ra một số vụ việc bạo lực học đường và một số hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, để làm rõ hơn về vấn đề này, PV Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.

PV: Thưa ông, thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra một số vụ việc bạo lực học đường và một số hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Quan điểm của ông về các vụ việc này như thế nào?

- Ông Đặng Ngọc Tuấn: Vụ việc xảy ra đối với giáo viên và học sinh trong thời gian qua thực sự rất đáng tiếc trong bối cảnh toàn ngành đang nỗ lực, quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Sở GDĐT Quảng Bình nhận thấy, các hành vi bạo lực của học sinh và những vi phạm của cán bộ, giáo viên trong thời gian qua vi phạm đạo đức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, đáng lên án và phê phán. Đồng thời, đây là lời cảnh báo nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động bồi dưỡng nâng cao đạo đức, lối sống, tình yêu thương bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp trong các cơ sở giáo dục; tăng cường biện pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường trong học sinh toàn ngành.

Tất cả những sai phạm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh phải được xử lý theo các mức độ vi phạm và đúng thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp gây án mạng ở huyện Quảng Trạch là một trường hợp hy hữu, cá nhân giáo viên đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

PV: Như vậy, theo ông, nguyên nhân của các vụ việc vừa xảy ra là khách quan hay chủ quan? Việc xảy ra tình trạng bạo lực học đường chỉ là tự phát hay là đã có mầm mống lâu nay, đến giờ mới dần lộ rõ?

- Ông Đặng Ngọc Tuấn: Nguyên nhân xảy ra các vụ việc nêu trên theo tôi là khách quan, mang tính bột phát.

Các vụ việc xảy ra trên là do mâu thuẫn cá nhân tức thời giữa thầy với thầy, trò với trò, đó là hành động bột phát, không làm chủ cũng như không kiểm soát được hành động của bản thân. Mặt khác, vụ học sinh đánh nhau đây là những học sinh cá biệt, thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân, các em đang trong độ tuổi chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, chưa có nhận thức đầy đủ về các hành vi, việc làm của mình, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của những nội dung tiêu cực trên các trang mạng. Bên cạnh đó, thiếu sự quan tâm, giám sát của gia đình và sự theo dõi của thầy, cô giáo chưa sát sao nên chậm phát hiện hoặc không phát hiện được, do đó không kịp thời xử lý và ngăn chặn.

PV: Sau khi các video clip về bạo lực học đường bị lan truyền đã gây bức xúc cho dư luận, có nhiều ý kiến cho rằng nên xử lý thật nghiêm các em học sinh có hành vi vi phạm mới đủ sức răn đe, giáo dục; cũng có ý kiến cho rằng cần nhìn nhận, xem xét xử lý các em học sinh một cách nhân văn. Là người đứng đầu ngành GDĐT Quảng Bình, quan điểm ông như thế nào về vấn đề trên?

- Ông Đặng Ngọc Tuấn: Như đã nói ở trên, việc xảy ra tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây chỉ là sự tự phát, cá biệt ở một số học sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm đối với các em phải theo đúng quy định của ngành. Ở lứa tuổi này, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho các em là hết sức quan trọng; vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận xem xét một cách thấu đáo để có biện pháp giáo dục phù hợp, giúp các em nhận ra lỗi lầm để từ đó khắc phục, sửa chữa và từng bước tiến bộ, hoàn thiện bản thân, sau này trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

PV: UBND tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường, các hành vi tiêu cực về đạo đức, lối sống của một số cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, trong đó nêu rõ việc nêu cao trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Vậy thưa ông, từ trước đến nay đã có người đứng đầu nào bị xử lý liên quan đến các vấn đề trên chưa? Và sắp tới, đối với các sự việc vừa xảy ra, hướng xử lý sẽ như thế nào?

- Ông Đặng Ngọc Tuấn: Từ trước đến nay, đã có vài trường hợp người đứng đầu bị xử lý phê bình, hạ bậc thi đua và mức hoàn thành nhiệm vụ khi để xảy ra vi phạm của giáo viên, học sinh thuộc đơn vị mình quản lý.

Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong công tác quản lý, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, đơn vị nào để xảy ra bạo lực học đường, vi phạm đạo đức nhà giáo trong phạm vi quản lý thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước địa phương, cơ quan quản lý cấp trên.

Riêng đối với những vụ việc vừa xảy ra, Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng quy định nhằm ổn định tình hình dạy học trên địa bàn.

PV: Cách đây không lâu, Sở GDĐT tỉnh đã có văn bản gửi các nhà trường và cơ sở giáo dục về việc chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường, tuy nhiên các sự việc bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo vẫn còn diễn ra. Vậy Sở sẽ tiếp tục có những giải pháp gì trước thực trạng trên, và giải pháp hữu hiệu nhất là gì, thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Tuấn: Trong thời gian qua, Sở GDĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, gần đây đã xảy ra một số vụ việc học sinh gây mất an ninh trật tự, một số cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Để khắc phục tình trạng trên, Sở sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung một số giải pháp trọng tâm sau:

- Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng văn hóa học đường đã được quy định trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và của Ngành.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ nhà giáo và giáo dục học sinh về việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong các cơ sở giáo dục. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường trong trường học mà mình quản lý.

- Sở GDĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị và UBND huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo các trường học phối hợp với hội cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh để kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường để ngăn chăn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần phải thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; mỗi thầy, cô giáo phải luôn “tự soi”, “tự sửa”, để không ngừng hoàn thiện bản thân, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo và mỗi một học sinh phải không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, để trở thành người có ích cho xã hội.

Xin cảm ơn ông!

LÊ PHI LONG (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Vượt qua bạo lực học đường bằng cách biến tổn thương thành sức mạnh

Linh Tâm |

"Em bỗng "biết ơn" những người đã từng bắt nạt mình vì họ đã giúp em biến tổn thương thành sức mạnh..." - lời bộc bạch của nạn nhân từng bị bạo lực học đường.

Bạo lực học đường: Cách xử lý khi con trở thành nạn nhân

Hà Vân |

Bạo lực học đường là nỗi sợ chung của các bậc phụ huynh khi con trong độ tuổi đến trường. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình trở thành nạn nhân?

Bạo lực học đường dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Minh Hà |

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, làm gì để môi trường học đường thực sự an toàn? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang về vấn đề này.

14 thanh niên đi xe máy ném bom xăng vào nhóm người đang ăn uống

BẢO LÂM |

Ngày 27.4, một lãnh đạo UBND xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, cơ quan công an đang thụ lý điều tra vụ việc tấn công bằng bom xăng khiến 2 người bị bỏng.

Thi lớp 10 tại Hà Nội: Chênh lệch lớn về tỉ lệ tuyển sinh giữa các quận

Vân Trang |

Những quận "nóng" như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai... thí sinh dự thi đông khiến cơ hội trúng tuyển vào lớp 10 của học sinh ngày càng trở nên khốc liệt.

Mỹ bất ngờ nới lỏng trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

Mỹ cho phép JPMorgan xử lý các khoản thanh toán cho xuất khẩu nông sản thông qua Ngân hàng Nông nghiệp Nga.

Nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh gay gắt hơn vì thiếu cây xanh

HẠ MÂY |

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Nam Bộ đang trong những ngày cao điểm nắng nóng. Người dân khi di chuyển ngoài trời có thể cảm nhận được cái nắng gay gắt  đi kèm với sự oi bức rõ rệt, mà một phần là do quá thiếu vắng cây xanh.

Cận cảnh cuộc mổ “sống” cho cụ bà 105 tuổi bằng phương pháp an thần tỉnh

Hải Nguyễn- Thùy Linh |

Bệnh nhân cao tuổi nhất từ trước đến nay vừa được phẫu thuật thành công cắt khối ung thư lớn vùng hàm mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội). Đáng chú ý, bệnh nhân được mổ nhưng không gây mê mà vẫn tỉnh táo, nói chuyện với bác sĩ, và bình thường trở lại ngay sau khi ca mổ kết thúc.

Vượt qua bạo lực học đường bằng cách biến tổn thương thành sức mạnh

Linh Tâm |

"Em bỗng "biết ơn" những người đã từng bắt nạt mình vì họ đã giúp em biến tổn thương thành sức mạnh..." - lời bộc bạch của nạn nhân từng bị bạo lực học đường.

Bạo lực học đường: Cách xử lý khi con trở thành nạn nhân

Hà Vân |

Bạo lực học đường là nỗi sợ chung của các bậc phụ huynh khi con trong độ tuổi đến trường. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình trở thành nạn nhân?

Bạo lực học đường dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Minh Hà |

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, làm gì để môi trường học đường thực sự an toàn? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang về vấn đề này.