Bạo lực học đường: Cách xử lý khi con trở thành nạn nhân

Hà Vân |

Bạo lực học đường là nỗi sợ chung của các bậc phụ huynh khi con trong độ tuổi đến trường. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình trở thành nạn nhân?

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các học sinh ở trường phổ thông, chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang khuyên cha mẹ cần bình tĩnh khi phát hiện con trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Tuỳ mức độ của bạo lực học đường mà bố mẹ có thể giúp con nhận thức vấn đề và phương án xử lý. Trường hợp nếu thấy tâm lý con bất ổn, hoảng loạn, ám ảnh, cần phải can thiệp ngay lập tức để bảo vệ con.

Nếu con có những bất ổn về tâm lý và tinh thần mà bố mẹ không thể hiểu, thì cần sự hỗ trợ của những người có đủ năng lực và chuyên môn có thể hiểu và giúp hỗ trợ được vấn đề.

 
Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi con bị bạo lực học đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Chỉ khi bình tĩnh, chúng ta mới có thể suy nghĩ thấu đáo và tìm cách xử lý vấn đề một cách trọn vẹn nhất. Cha mẹ nên nói chuyện, quan sát và đồng hành với con để hiểu suy nghĩ, cảm xúc và nắm được sự thay đổi tâm lý, hành vi của con. Bên cạnh đó, cũng cần sự huy động sự hỗ trợ từ phía thầy cô, nhà trường và phụ huynh của các em gây ra bạo lực.

Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phải có sự đối thoại với các em đó để giải quyết được vấn đề" - chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang chia sẻ.

Về giải pháp dài hạn, theo bà Giang, cha mẹ cần dạy con cách tự phòng vệ về mặt cảm xúc, và thể chất. Có thể luyện tập thể lực, học võ để tự vệ... Con cần học cách xử lý tình huống để khi đối diện với những trường hợp nguy hiểm thì biết cần phản ứng thế nào. Nguyên tắc hàng đầu là không để người khác làm tổn hại tới thân thể  và tinh thần của mình.

Bà Giang chia sẻ, trong những năm qua, rất nhiều trường hợp học sinh tìm đến bà để hỗ trợ vì bố mẹ không thể hiểu được các vấn đề của các em.  

"Quan trọng nhất, là bố mẹ cần có sự thấu hiểu con để có thể đồng cảm và cảm nhận được vấn đề bạo lực này đối với con. Một số bố mẹ đã từng bị bạo lực và vượt qua nên có sự hờ hững với cảm xúc của con. Tuy nhiên, vì mỗi người có một cảm nhận khác nhau, thế nên bạn đối diện được vấn đề nhưng không phải con cũng như vậy.Sự vô cảm từ gia đình chính là nguyên nhân khiến bạo lực học đường về cả phía nạn nhân hay thủ phạm trở nên nghiêm trọng hơn" - bà Giang nói và khuyên cha mẹ, nếu vượt qua khả năng, hãy yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm lâu năm trong việc thấu hiểu con và xử lý vấn đề của các con.

Hà Vân
TIN LIÊN QUAN

Bạo lực học đường dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Minh Hà |

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, làm gì để môi trường học đường thực sự an toàn? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang về vấn đề này.

Nạn nhân bạo lực học đường: Đi học giống như sự tra tấn

Vân Trang |

Bị cô lập, miệt thị, bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đi học giống như sự tra tấn,... Đó là những kí ức, khoảng trống tinh thần mà những nạn nhân của bạo lực học đường không bao giờ muốn nhắc lại.

Bạo lực học đường: Phía sau những nỗi đau

Phan Liên |

Thời gian qua, dư luận lại dậy sóng trước những tai nạn thương tâm mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bạo lực học đường trong trường học. Giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực học đường - đây là vấn đề đặt ra với toàn ngành giáo dục.

Một hiệu trưởng bị tố không minh bạch tài chính

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Hiệu trưởng Lê Thị Yên, trường Tiểu học Trưng Vương, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình bị cán bộ, giáo viên, phụ huynh tố quản lí, sử dụng tiền bán trú không minh bạch và tự ý cắt xén chế độ của người lao động.

TNG Holdings: Tài sản chủ yếu đầu tư tài chính, khả năng trả nợ yếu

Quang Dân |

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản TNG Holdings Việt Nam là khoảng 2.135 tỉ đồng. Trong đó, 68% tài sản của TNG Holdings Việt Nam chủ yếu được dùng đầu tư tài chính dài hạn với 1.443 tỉ đồng.

Dự án khẩn cấp, thi công hơn 3 năm chưa xong ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Dù dự án thuộc diện đầu tư xây dựng khẩn cấp, tuy nhiên hơn 3 năm qua dự án Trung tâm hành chính xã Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn thi công chậm tiến độ.

TP Hồ Chí Minh không có cảnh xếp hàng để cấp phiếu lí lịch tư pháp

Huân Cao |

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, hồ sơ đề nghị cấp phiếu lí lịch tư pháp của người dân TP Hồ Chí Minh được giải quyết ngay, không có cảnh xếp hàng hay chờ đợi lâu mới đến lượt giải quyết.

Lý do dì ghẻ Nguyễn Võ Quỳnh Trang xin rút đơn kháng cáo

Anh Tú |

TP Hồ Chí Minh - Ngày 25.4, liên quan tới thông tin bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi) trong vụ án bạo hành khiến bé gái 8 tuổi tử vong, rút đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của mình về tội Giết người và Hành hạ người khác, bị cáo Trang cho rằng bản thân áp lực, mệt mỏi, không muốn dư luận xã hội làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân, nên chấp nhận mức án tử hình.

Bạo lực học đường dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Minh Hà |

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, làm gì để môi trường học đường thực sự an toàn? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang về vấn đề này.

Nạn nhân bạo lực học đường: Đi học giống như sự tra tấn

Vân Trang |

Bị cô lập, miệt thị, bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đi học giống như sự tra tấn,... Đó là những kí ức, khoảng trống tinh thần mà những nạn nhân của bạo lực học đường không bao giờ muốn nhắc lại.

Bạo lực học đường: Phía sau những nỗi đau

Phan Liên |

Thời gian qua, dư luận lại dậy sóng trước những tai nạn thương tâm mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bạo lực học đường trong trường học. Giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực học đường - đây là vấn đề đặt ra với toàn ngành giáo dục.