Nữ sinh phải điều trị tâm lý do bạo lực học đường

Thanh Hằng |

“Em sợ phải đi học, em thu mình lại một góc, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí em còn phải đi điều trị tâm lý vì mắc bệnh trầm cảm. Hiện tại, em vẫn không thể nào quên được quãng thời gian khủng khiếp đó” - tâm sự của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

"Ám ảnh kinh hoàng"

Những ký ức đau buồn, tồi tệ cứ thế dần hiện lên trong tâm trí Nguyễn Thị Minh Tâm (19 tuổi, Bắc Giang) khi nhắc đến cụm từ "bạo lực học đường". Bởi em từng là nhân vật chính trong những câu chuyện ám ảnh đó.

Vì gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ ly hôn từ sớm nên các bạn trong lớp cô lập và lấy em làm trò tiêu khiển để trêu đùa. Trong các giờ ra chơi hay hoạt động tập thể, các bạn cũng tách ra và không cho tham gia cùng với lớp.

“Suốt những năm tháng cấp 2, cấp 3, em luôn phải chịu đựng lời lẽ xúc phạm về bản thân và gia đình. Thậm chí, em còn bị đổ oan là ăn cắp tiền quỹ lớp và không nhận được bất kỳ lời xin lỗi nào khi được minh oan.

Em không dám đến trường và không dám đối mặt với mọi người xung quanh trong một thời gian rất dài, lúc đó em đã bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng.

Em sợ đi học, em thu mình lại một góc, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài và phải đi điều trị tâm lý vì mắc bệnh trầm cảm. Em sợ ánh mắt của người khác mỗi khi nhìn mình, em muốn biến bản thân thành người vô hình và không muốn bị chú ý. Đến tận bây giờ, khi đã trở thành sinh viên, em vẫn không thể nào quên được khoảng thời gian kinh hoàng đó” - Tâm bộc bạch.

Nữ sinh cho biết, ban đầu em âm thầm chịu đựng nhưng sau đó đã nói cho bố mẹ và cô giáo chủ nhiệm biết về vấn đề này. Kết quả, em được đưa đi điều trị tâm lý, các bạn bị khiển trách và mọi chuyện cũng dần tốt hơn.

 
Nạn nhân của bạo lực học đường không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh. Đồ họa: Thanh Hằng

Bạo lực về thể xác lẫn tinh thần

Hà Tuấn Mạnh (19 tuổi, Hà Nội) cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường trong thời gian dài vì giới tính của mình. Không chỉ bị bạo hành về mặt tinh thần, Mạnh thường xuyên phải chịu tổn thương về thể xác do bạn bè gây nên.

“Những vết thương về thể xác chỉ mất 2-3 ngày, 1 tuần hay 1 tháng để khỏi, nhưng vết thương lòng thì mãi không lành lặn. Lần cuối cùng em bị bắt nạt là vào năm lớp 9, dù đã qua rất lâu nhưng em vẫn không thể quên khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời mình.

Lúc đó em không biết phải làm gì và giải quyết như thế nào nên cứ âm thầm một mình chịu đựng những nỗi đau đó. Dần dần các bạn coi đó là chuyện bình thường và hình thức bắt nạt lại càng quá đáng hơn.

Những vết bầm tím, trầy xước xuất hiện ngày càng nhiều và cơ thể em đau nhức sau những trận đánh dã man. Lúc bấy giờ, em vẫn rất khó mở lời nói chuyện mình bị bắt nạt cho bố mẹ và thầy cô vì sợ mọi người lo lắng. Em chọn cách âm thầm chịu đựng” - Mạnh kể lại trong buồn bã.

Sau cùng, khi rời ngôi trường THCS, bước lên cấp 3, Mạnh thay đổi môi trường sống, gặp những người bạn mới, khoảng thời gian tăm tối dần khép lại.

Nam sinh dành thời gian chăm sóc bản thân, cố gắng học tập và mở lòng tìm kiếm những người bạn tốt sẵn sàng tâm sự, thấu hiểu và cảm thông cho sự khác biệt của mình.

"Nếu có thể quay lại quá khứ, em hy vọng bản thân sẽ mạnh mẽ hơn, dùng mọi biện pháp để bảo vệ mình và sẵn sàng nói với bố mẹ và giáo viên về vấn đề nghiêm trọng này. Vì vậy, em mong những bạn đang rơi vào hoàn cảnh tương tự hãy can trường vượt qua, hãy chia sẻ với gia đình để tìm cách giải quyết tốt nhất" - Mạnh nhắn nhủ.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Bạo lực học đường: Nên làm gì nếu là nạn nhân?

Linh Chi - Hà Chi |

Những vụ bạo lực học đường từ nhẹ đến nghiêm trọng đều để lại những ám ảnh tâm lý đối với các nạn nhân. Kháng cự lại hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô là giải pháp nhiều học sinh lựa chọn nếu không may trở thành nạn nhân bạo lực học đường.

Bạo lực học đường: Phía sau những nỗi đau

Phan Liên |

Thời gian qua, dư luận lại dậy sóng trước những tai nạn thương tâm mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bạo lực học đường trong trường học. Giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực học đường - đây là vấn đề đặt ra với toàn ngành giáo dục.

Nạn nhân bạo lực học đường: "Có cho trăm vé tôi cũng không về tuổi thơ"

Phương Uyên - Minh Hà |

Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời, còn đứa trẻ bất hạnh sẽ phải dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời ấu thơ. Những tổn thương ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó bạo lực học đường.

Mời quý vị lắng nghe tập podcast trên Báo Lao Động.


Dự án Âu Cơ – An Dương Vương thi công ì ạch, người dân Hà Nội gửi con về quê tránh bụi

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án giao thông Âu Cơ – An Dương Vương triển khai ì ạch khiến giao thông qua đây thường trong tình trạng ùn tắc. Còn nhiều hộ dân quanh khu vực phải sống chung với ô nhiễm môi trường.

Dự báo thời tiết hôm nay 23.4: Miền Bắc nắng nóng oi bức dù giảm nhiệt nhẹ

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 23.4, phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên nhiệt độ giảm nhẹ, cao nhất có nơi trên 39 độ C, trung bình khoảng 35-38 độ C. Thời gian nóng nhất trong ngày từ 10 - 18 giờ.

Cập nhật giá vàng sáng 23.4: Liên tục giảm, triển vọng có còn tươi sáng

Khương Duy (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 6h ngày 23.4, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,4 - 67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.983,9 USD/ounce.

Những thử thách thể thao Việt Nam phải đối mặt tại SEA Games 32

NGUYỄN ĐĂNG |

Thể thao Việt Nam cử số lượng vận động viên đông đảo dự SEA Games 32, nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực.

Mãn nhãn 2 kỷ lục Guinness Việt Nam về áo dài được xác lập

Tô Công |

Sau lễ khai mạc hoành tráng được tổ chức đêm 21.4 (tức 2.3 âm lịch), tỉnh Phú Thọ tiếp tục tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa- Du lịch Đất Tổ năm 2023. Ngày 22.4, đã có 2 kỷ lục Guinness Việt Nam về áo dài được xác lập.

Bạo lực học đường: Nên làm gì nếu là nạn nhân?

Linh Chi - Hà Chi |

Những vụ bạo lực học đường từ nhẹ đến nghiêm trọng đều để lại những ám ảnh tâm lý đối với các nạn nhân. Kháng cự lại hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô là giải pháp nhiều học sinh lựa chọn nếu không may trở thành nạn nhân bạo lực học đường.

Bạo lực học đường: Phía sau những nỗi đau

Phan Liên |

Thời gian qua, dư luận lại dậy sóng trước những tai nạn thương tâm mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bạo lực học đường trong trường học. Giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực học đường - đây là vấn đề đặt ra với toàn ngành giáo dục.

Nạn nhân bạo lực học đường: "Có cho trăm vé tôi cũng không về tuổi thơ"

Phương Uyên - Minh Hà |

Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời, còn đứa trẻ bất hạnh sẽ phải dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời ấu thơ. Những tổn thương ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó bạo lực học đường.

Mời quý vị lắng nghe tập podcast trên Báo Lao Động.