Bạo lực học đường: Phía sau những nỗi đau

Phan Liên |

Thời gian qua, dư luận lại dậy sóng trước những tai nạn thương tâm mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bạo lực học đường trong trường học. Giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực học đường - đây là vấn đề đặt ra với toàn ngành giáo dục.

Từng tiếp xúc, lắng nghe và hỗ trợ, tư vấn cho nhiều đối tượng học sinh, cô Lưu Thị Phương Loan - chuyên gia về lĩnh vực tâm lý học đường cho rằng, bạo lực học đường luôn là một trong những vấn đề nan giải, có tính chất báo động tại các trường học, đặc biệt là khối phổ thông. Phía sau các vụ bạo lực học đường là những nỗi đau và nhiều trăn trở. 

Bạo lực học đường bao gồm rất nhiều loại như bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực trên môi trường mạng,..

Cô Phương Loan đưa ra các giải pháp trong bạo lực học đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Phương Loan đưa ra các giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ môi trường sống, tâm lý của học sinh, tác nhân trong xã hội và một số yếu tố bên ngoài.

Trong quá trình phát triển tâm sinh lý của các em học sinh, khi không được gia đình quan tâm hay môi trường sống thường xuyên chứng kiến, tiếp xúc với bạo lực hoặc từng là nạn nhân của bạo lực sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực học đường.

Điều này khiến các em muốn tạo sự thu hút, khẳng định cái tôi của mình. Lâu dần, các em có xu hướng hình thành thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, dùng quyền lực để gây sự chú ý.

Đánh giá về việc phòng chống bạo lực học đường hiện nay tại các cơ sở giáo dục, cô Loan cho rằng:

"Các trường học hiện nay đã nỗ lực, đưa ra các hoạt động tuyên truyền và phòng ngừa bạo lực học đường, giúp học sinh xây dựng những kỹ năng cơ bản và bảo vệ mình. Tuy nhiên, việc này vẫn xảy ra và có nguy cơ ngày càng gia tăng ở các trường học. Các em học sinh thiếu kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp và tìm kiếm nguồn chia sẻ".

Để ngăn ngừa bạo lực học đường, theo cô Loan, cần có sự phối hợp, chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Phía phụ huynh, cần thường xuyên quan tâm và kết nối với con cái, tìm hiểu những khó khăn  để đồng hành cùng con.

"Đối với bạo lực về thể chất có thể biểu hiện hay ở bên ngoài nhưng bạo lực về tinh thần thì khó có thể nhận biết nếu con không chia sẻ và cha mẹ cũng không biết cách trò chuyện, tâm sự với con" - cô Loan nói.

Đối với nhà trường, theo cô Loan, việc lồng ghép nội dung phòng ngừa trong chương trình học là rất quan trọng. Trong các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động các bộ môn khác có thể kết hợp các nội dung tuyên truyền giúp các em nhận biết được mặt trái, hậu quả để có thể phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường. Cần giáo dục để học sinh ý thức, khi gặp bất kỳ khó khăn, hay thậm chí bị đe doạ, các em cần tìm đến sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Về phía các em học sinh, cô Phương Loan khuyên rằng, khi gặp khó khăn hay bị đe dọa thì cần tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt thay vì âm thầm chịu đựng.

"Các em học sinh cũng cần chủ động trang bị cho mình những kỹ năng ứng phó, kỹ năng mềm như kiểm soát cảm xúc, ra quyết định giải quyết vấn đề, định hướng giá trị bản thân,... Có những kỹ năng đó các em mới có thể giải quyết các khó khăn không riêng gì bạo lực học đường" - cô Loan dành lời khuyên cho các em học sinh.

Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Loạt phim về bạo lực học đường gây chấn động

DIỆU HUYỀN |

Chủ đề bạo lực học đường tại Hàn Quốc luôn là vấn đề nóng và được đưa nhiều vào nghệ thuật, đặc biệt là phim ảnh.

Nữ sinh ám ảnh vì từng là nạn nhân của bạo lực học đường

Phùng Nhung |

"Càng ngày lời miệt thị càng đáng sợ, khi không thể chịu được nữa, em đã khóc và đáp trả lại thì các bạn nữ lao đến đánh em. Em rất sợ đến trường” - lời bộc bạch của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?

Giá vàng hôm nay 22.4: Ồ ạt giảm trước làn sóng chốt lời

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay đồng loạt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Kim loại quý đang chịu nhiều áp lực trước làn sóng chốt lời.

Diễn viên phim giờ vàng của VTV lên tiếng về việc cấm sóng nghệ sĩ

Chí Long |

Trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực hoàn thành quy trình hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo... với nghệ sĩ, KOL (người có sức ảnh hưởng) vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục, một số nghệ sĩ, trong đó có diễn viên VTV đã bày tỏ quan điểm về sự việc.

Gọi thầu thêm 7.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ

Lam Duy |

Trong tuần tới, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục gọi thầu thêm 7.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ, trải đều ở nhiều kỳ hạn khác nhau.

Nghỉ lễ 30.4 - 1.5, nhà xe thấp thỏm lo vắng khách

Thái Mạnh |

Nhiều nhà xe vẫn thấp thỏm lo lắng lượng khách di chuyển trong kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới mặc dù nhiều người dân đã lên kế hoạch trở về quê trước khi bắt đầu nghỉ lễ và cao điểm trong những ngày tới.

Tết Hàn thực, người dân xếp hàng từ tờ mờ sáng mua bánh trôi, bánh chay

MINH HÀ - BẢO THOA |

Từ 6 giờ sáng ngày Tết Hàn thực (ngày 3.3 Âm lịch), người dân Hà Nội đã "rồng rắn" xếp hàng dài mua bánh trôi, bánh chay ở cửa hàng nổi tiếng nằm trên phố Ngô Thì Nhậm.

Loạt phim về bạo lực học đường gây chấn động

DIỆU HUYỀN |

Chủ đề bạo lực học đường tại Hàn Quốc luôn là vấn đề nóng và được đưa nhiều vào nghệ thuật, đặc biệt là phim ảnh.

Nữ sinh ám ảnh vì từng là nạn nhân của bạo lực học đường

Phùng Nhung |

"Càng ngày lời miệt thị càng đáng sợ, khi không thể chịu được nữa, em đã khóc và đáp trả lại thì các bạn nữ lao đến đánh em. Em rất sợ đến trường” - lời bộc bạch của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?