Những món ăn đặc trưng mang nhiều ý nghĩa trong mâm cỗ Tết của người Việt

AN AN |

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Việc bày biện, nấu những món ăn đặc trưng cho mâm cỗ Tết là điều không thể thiếu trong phong tục của người Việt.

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình nhưng về cơ bản, mỗi gia đình chiều 30 Tết nên chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng một mâm cỗ tất niên và một mâm cúng Giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ thắp hương, đọc văn khấn với nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Trong mâm cỗ Tết truyền thống không thể thiếu những món ăn sau đây:

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. Giống như linh hồn của mâm cơm ngày tết vì chất liệu của bánh chưng là tinh hoa của trời đất. Bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, vì vậy đặc điểm đặc trưng của loại bánh này là hương vị thơm ngon, đậm đà của dân tộc. Một cặp bánh chưng xanh trong gói quà Tết có ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới.

Gà luộc

Thịt gà luộc - một món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là người miền Bắc. Thịt gà thường để cúng trong dịp lễ, rằm, điều dĩ nhiên, nó cũng xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết. Vào dịp này, người ta sẽ luộc gà nguyên con và đoán vận mệnh qua chân gà luộc. Thịt gà ăn kèm với lá chanh, muối tiêu có mùi vị riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.

Giò chả

Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Một miếng chả giò trộn với nước mắm ăn kèm với dưa hành quả thật rất tuyệt vời.

Thịt kho hột vịt

Thịt kho tàu, hay người miền Nam còn gọi là thịt kho hột vịt là món ăn thân quen của mỗi gia đình Việt. Món thịt kho có ý nghĩa mang lại hạnh phúc, sự hòa thuận cho gia đình. Trong mâm cỗ Tết, hột vịt sẽ không cắt ra mà để nguyên quả, ngụ ý muốn một năm mới tròn đầy cho gia chủ.

Thịt đông

Nếu trong ngày Tết, các gia đình miền Nam chuộng món thịt kho tàu thì ngoài miền Bắc lại chuộng món thịt đông. Điều này xuất phát do điều kiện khí hậu có sự khác nhau của hai miền. Trong năm mới, thông thường thời tiết miền Bắc lạnh, lý tưởng để làm món thịt đông, vừa để được lâu và lại mang hương vị ngon ngon, mềm mềm như thạch. Phần thịt trong như thạch biểu tượng cho sự an lành. Ngoài ra, sự hòa quyện, gắn kết giữa các nguyên liệu trong món thịt đông cũng như một lời chúc may mắn.

AN AN
TIN LIÊN QUAN

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội xưa không thể thiếu món ăn nào?

Linh Chi - Đinh Thiện |

Sinh ra trong gia đình 7 đời sống tại Hà Nội, nghệ nhân Ánh Tuyết đã được nuôi dưỡng tình yêu với ẩm thực ngay từ khi còn nhỏ. Cho tới tận bây giờ, gần 60 năm đứng bếp, nữ nghệ nhân vẫn nhớ như in những món ăn truyền thống từ thời xưa, đặc biệt là mâm cỗ Tết.

Người lưu giữ “hồn” mâm cỗ Tết xưa

Linh Chi - Phương Linh |

Chúng tôi tới gặp Nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết trong một ngày giáp Tết. Trên căn gác nhỏ của căn nhà cổ kính phố Mã Mây, Hà Nội, người phụ nữ gần 70 tuổi cẩn thận kê gọn từng chiếc ghế gỗ, sắp xếp gọn lại từng cái đĩa, chiếc bát in hoa văn rồng phượng để có bàn ngồi tiếp chúng tôi. Cửa hàng ẩm thực của bà nhỏ thôi, không cần biển hiệu to tát nhưng vẫn đông du khách khắp nơi tìm tới để được thưởng thức những món ăn chuẩn vị Hà Nội vừa cổ xưa, vừa gần gũi. Chẳng thế mà, người ta vẫn gọi bà là “cuốn sách sống về nghệ thuật ẩm thực Hà Thành”…

Độc đáo các món ăn trên mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc

Hải Minh |

Với mâm cỗ Tết ở miền Bắc, việc trình bày rất được coi trọng và các món ăn đều được bày biện khéo léo, đẹp mắt.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội xưa không thể thiếu món ăn nào?

Linh Chi - Đinh Thiện |

Sinh ra trong gia đình 7 đời sống tại Hà Nội, nghệ nhân Ánh Tuyết đã được nuôi dưỡng tình yêu với ẩm thực ngay từ khi còn nhỏ. Cho tới tận bây giờ, gần 60 năm đứng bếp, nữ nghệ nhân vẫn nhớ như in những món ăn truyền thống từ thời xưa, đặc biệt là mâm cỗ Tết.

Người lưu giữ “hồn” mâm cỗ Tết xưa

Linh Chi - Phương Linh |

Chúng tôi tới gặp Nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết trong một ngày giáp Tết. Trên căn gác nhỏ của căn nhà cổ kính phố Mã Mây, Hà Nội, người phụ nữ gần 70 tuổi cẩn thận kê gọn từng chiếc ghế gỗ, sắp xếp gọn lại từng cái đĩa, chiếc bát in hoa văn rồng phượng để có bàn ngồi tiếp chúng tôi. Cửa hàng ẩm thực của bà nhỏ thôi, không cần biển hiệu to tát nhưng vẫn đông du khách khắp nơi tìm tới để được thưởng thức những món ăn chuẩn vị Hà Nội vừa cổ xưa, vừa gần gũi. Chẳng thế mà, người ta vẫn gọi bà là “cuốn sách sống về nghệ thuật ẩm thực Hà Thành”…

Độc đáo các món ăn trên mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc

Hải Minh |

Với mâm cỗ Tết ở miền Bắc, việc trình bày rất được coi trọng và các món ăn đều được bày biện khéo léo, đẹp mắt.