Đường huyết cao có đáng lo ngại không

Kiều Vũ (Tổng hợp từ nhs & webmd) |

Đường huyết cao và tình trạng bệnh tiểu đường dễ nhầm lẫn với nhau. Chỉ số đường huyết cao chưa hẳn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường huyết chỉ tăng cao ở một thời điểm nhất định rồi trở lại bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý của cơ thể.

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan.

Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: Đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau: Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l); đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l); sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l); HbA1C: < 5,7 %.

Trong đó chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng khi đã nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, lúc đó chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Đường huyết sau ăn: Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Đường huyết lúc đi ngủ: Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ là nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả người mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Việc đường huyết cao có thể là lời cảnh báo cho thấy cơ thể đang có một rối loạn chuyển hóa, nhất là đối với người không mắc bệnh tiểu đường thì đây là nguy cơ tiến triển bệnh.

Đường huyết cao có những biểu hiện này

Tăng đường máu sớm thường không có triệu chứng. Do đó việc chẩn đoán có thể bị chậm.

Hầu như các trường hợp bị tăng đường huyết không xuất hiện triệu chứng cho tới khi nồng độ glucose huyết vượt quá 180 - 200 mg/dL hoặc 10 - 11.1 mmol/L. Chỉ số đường máu càng cao thì các triệu chứng càng trầm trọng.

Các triệu chứng tăng đường huyết hay gặp nhất gồm: Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, đau nhức đầu, khả năng tập trung kém, mắt mờ, mệt mỏi, yếu cơ.

Có một số triệu chứng tăng đường huyết hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra như tay chân bị tê, ngứa râm ran hoặc đau do dây thần kinh bị tổn thương. Xuất hiện các biểu hiện rối loạn da như vết thương lâu bình phục, ngứa, khô da, có nếp nhăn thâm đen ở vùng da cổ...

Kiều Vũ (Tổng hợp từ nhs & webmd)
TIN LIÊN QUAN

4 hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường có thể âm thầm hủy hoại sức khỏe bạn

THEO ABOLOUWANG |

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính nên không thể điều trị dứt điểm. Có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường rất phổ biến khiến nhiều người lầm tưởng đó là sự thật, những thông tin sai lệch này có thể gây nên nhiều tổn hại lớn, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thức uống từ dừa và ổi giúp kiểm soát lượng đường trong máu

THANH THANH (THEO FOOD.NDTV) |

Dừa kết hợp ổi tạo ra một thức uống ngon, tốt cho sức khỏe, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường.

Tác động của việc chỉ ăn rau không ăn cơm với người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

So với rau, lượng đường trong máu tăng nhanh hơn sau khi ăn cơm. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà người bệnh cắt hoàn toàn cơm trong chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết, ngược lại sẽ còn gây hại cho sức khỏe.

Hội thảo Tháo gỡ "điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển

Linh Trang |

Để tạo diễn đàn cùng bàn luận, tìm các giải pháp tháo gỡ các nút thắt của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo "Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển". Chương trình sẽ diễn ra vào 9h ngày 5.7.2024 tại Hà Nội.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đang điều trị bệnh lao, muốn khắc phục thêm hậu quả

Việt Dũng |

Theo luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, thân chủ đang phải điều trị bệnh lao song tinh thần minh mẫn, đề nghị xin giảm nhẹ cho các bị cáo, cùng việc khắc phục thêm một phần hậu quả trước ngày ra tòa.

TPHCM dự kiến chi 7.000 tỉ đồng mở rộng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh lên 30m

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến chi 7.000 tỉ đồng mở rộng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ ngã tư Hàng Xanh đến nút giao Đài Liệt Sĩ) lên 30m. Đồng thời, tại nút giao Đài Liệt Sĩ làm đảo xoay vòng kết hợp hầm chui.

Kiểm tra đối với quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Chiều nay (4.7) tại trụ sở Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra việc công bố quyết định kiểm tra của Bộ Công Thương đối với vụ việc Cục trưởng Cục QLTT Thanh Hóa tạm dừng thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại của Đội Quản lý thị trường số 9.

Triệt phá nhiều đường dây cá độ bóng đá mùa ERO 2024

Việt Dũng |

Trong thời gian diễn ra giải vô địch EURO 2024, lực lượng chức năng toàn quốc triệt phá nhiều đường dây tổ chức cá độ bóng đá. Bộ Công an đồng thời đưa ra một số giải pháp ngăn chặn tệ nạn này.

4 hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường có thể âm thầm hủy hoại sức khỏe bạn

THEO ABOLOUWANG |

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính nên không thể điều trị dứt điểm. Có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường rất phổ biến khiến nhiều người lầm tưởng đó là sự thật, những thông tin sai lệch này có thể gây nên nhiều tổn hại lớn, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thức uống từ dừa và ổi giúp kiểm soát lượng đường trong máu

THANH THANH (THEO FOOD.NDTV) |

Dừa kết hợp ổi tạo ra một thức uống ngon, tốt cho sức khỏe, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường.

Tác động của việc chỉ ăn rau không ăn cơm với người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

So với rau, lượng đường trong máu tăng nhanh hơn sau khi ăn cơm. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà người bệnh cắt hoàn toàn cơm trong chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết, ngược lại sẽ còn gây hại cho sức khỏe.