TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

Huyên Nguyễn |

Có nhiều thứ cần giải cứu , nhưng cái quan trọng, cấp bách hơn cả là "giải cứu giáo viên", TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - chia sẻ.

Tập trung vào tiểu học công lập

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - trăn trở, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là giải cứu giáo viên. Lí giải, ông Tùng cho rằng, giải cứu giáo viên để giáo viên có thể sống được bằng lương, để còn là lực lượng xung kích thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ông Tùng đặc biệt nhấn mạnh tới việc tập trung vào giáo viên trường tiểu học công lập với 5 lý do. Thứ nhất, trường dân lập tự chủ rồi, phải tự lo về mọi mặt, nhưng số trường dân lập cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Số học sinh học dân lập cấp tiểu học chỉ chiếm 0.7% tổng học sinh tiểu học cả nước.

Thứ hai, tiểu học là cấp học đông giáo viên nhất. Hiện, cả nước có khoảng 390.000 giáo viên tiểu học công lập. Con số này gấp 1,3 lần giáo viên trung học cơ sở, và gấp 2,8 lần giáo viên phổ thông trung học.

Đây cũng là ngạch giáo viên có lương thấp nhất với 12 bậc lương, hệ số khởi điểm là 1.86, và với mức lương cơ sở từ 1.7.2017 là 1,3 triệu thì lương khởi điểm giáo viên tiểu học là 2.42 triệu/tháng. Như vậy, sau hơn 10 năm lên được 3-4 bậc, chẳng hạn bậc 5 thì mức lương cũng chỉ được 3.5 triệu/tháng. Cộng thêm phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên thì vẫn không đủ sống.

Lí do thứ 4 được ông Tùng đề cập, theo Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 10.02.2017 của Thủ tướng, tiểu học là khối giáo dục phổ cập bắt buộc, và nhà nước "đảm bảo toàn bộ chi phí cho các hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình". Các khối khác còn được xoay sở tự chủ bằng cơ chế dịch vụ.

Bên cạnh đó, giáo dục tiểu học là cấp giáo dục quan trọng, nếu như không nói là quan trọng nhất. Hỏng cấp này thì các cấp học sau nắn lại vô cùng gian khó. Giải cứu giáo viên tiểu học cũng là vì tương lai 7,7 triệu học sinh tiểu học công lập hiện nay, ông Tùng cho hay.

Cả xã hội cần “xúm tay”

Từ các lí do trên, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT đặt câu hỏi “Giải cứu thế nào?”. Giả sử mong muốn thu nhập giáo viên mỗi tháng thêm khoảng 2 triệu đồng, cộng với lương nhà nước chắc là đủ để sống trong điều kiện hiện nay. Với 392.442 giáo viên tiểu học công lập, sẽ cần khoảng 9.400 tỉ đồng/năm.

“Nhà nước thì “bí” về ngân sách, và nếu như chắt bóp chi cho giáo viên tiểu học thì viên chức các ngạch khác, ngành nghề khác cũng sẽ đòi hỏi. Tóm lại là bí. Giảm số lượng giáo viên đi thì cũng không được, bởi vì hiện nay tỷ lệ học sinh/giáo viên là 19.7, tiểu học hướng tới dạy 2 buổi, 2 giáo viên một lớp - không giảm đi đâu được”, ông Tùng nói.

Trước các khó khăn như vậy, TS Lê Trường Tùng đề xuất: Còn mỗi cách tự cứu, không phải giáo viên tự cứu, trường học tự cứu mà là xã hội xúm tay vào cứu thay cho việc chờ nhà nước.

Giải pháp là mỗi học sinh (phụ huynh) tiểu học hàng tháng góp 100 ngàn đồng, tạm gọi là vào Quỹ Giải cứu Giáo viên Tiểu học, hoặc Quỹ Khuyến dạy. Số tiền này, có thêm đóng góp của các nhà hảo tâm nữa, sẽ dành toàn bộ để bổ sung cho thu nhập giáo viên. Với tỷ lệ học sinh/giáo viên là 19.7, mỗi giáo viên sẽ được 1,97 triệu/tháng - trong 10 tháng, ông Tùng đề xuất.

Nhà nước không đủ sức giải quyết, còn để giáo viên tiếp tục tự bươn chải thì chắc phải "quên" việc đổi mới giáo dục đi. Khi được Bộ trưởng (Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - PV) hỏi, theo anh, đâu là 5 việc quan trọng nhất trong ngành giáo dục, tôi nói, việc số 1 là giải quyết thu nhập cho giáo viên.
Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tương lai các trường sư phạm sẽ đi về đâu?

HUYÊN NGUYỄN |

LTS: Trước những yêu cầu về đổi mới, trong thời gian tới, Bộ GDĐT chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo dục. Điều này đã gây xôn xao dư luận xã hội với nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cùng với đó, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng cho thấy đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nhân sự trong ngành sư phạm ở Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Báo Lao Động đã đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân cho sự cần thiết của đổi mới. Đã tới lúc, ngành sư phạm phải “chuyển mình”.

Tâm huyết của thầy không bao giờ có thể mua bằng tiền

Huyên Nguyễn |

Tiếp tục chia sẻ các quan điểm về chủ đề chọn trường cho con, TS Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) đặt câu hỏi: Bố mẹ chọn trường tốt cho con hay để chứng tỏ đẳng cấp?

Giá khám chữa bệnh theo yêu cầu có thể thay đổi từ tháng 4

Thu Trang |

Các bệnh viện có thể được tự quyết định giá khám chữa bệnh theo yêu cầu từ 4.2023 nhưng không vượt trần.

Mỹ mong muốn thúc đẩy nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam

Song Minh |

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Tương lai các trường sư phạm sẽ đi về đâu?

HUYÊN NGUYỄN |

LTS: Trước những yêu cầu về đổi mới, trong thời gian tới, Bộ GDĐT chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo dục. Điều này đã gây xôn xao dư luận xã hội với nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cùng với đó, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng cho thấy đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nhân sự trong ngành sư phạm ở Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Báo Lao Động đã đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân cho sự cần thiết của đổi mới. Đã tới lúc, ngành sư phạm phải “chuyển mình”.

Tâm huyết của thầy không bao giờ có thể mua bằng tiền

Huyên Nguyễn |

Tiếp tục chia sẻ các quan điểm về chủ đề chọn trường cho con, TS Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) đặt câu hỏi: Bố mẹ chọn trường tốt cho con hay để chứng tỏ đẳng cấp?