Tăng giá khám chữa bệnh theo yêu cầu: Có hợp lý?

Hương Giang |

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành mới chỉ tính trên cơ sở 4/7 yếu tố cấu thành giá và đã lỗi thời, thu không đủ bù chi.

Cần điều chỉnh giá dịch vụ y tế công theo hướng thu đúng, thu đủ

Bộ Y tế đang xây dựng, xin ý kiến về Dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp.

Trước dự thảo này, năm 2019, Bộ Y tế cũng từng đưa ra dự thảo về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu nhưng chưa được thông qua

Tại thời điểm đó, Bộ Y tế đề xuất giá giường bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tối đa là 4 triệu đồng/ngày, giá khám cao nhất 500.000 đồng/lần; các cơ sở y tế khác giá không quá 400.000 đồng/lần. Trong dự thảo lần này, mức giá tối đa đã giảm so với đề xuất trước đó.

Theo TS.BS Dương Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định hiện hành mới tính trên cơ sở 4/7 yếu tố cấu thành giá và đã lỗi thời, thu không đủ bù chi.

Vì vậy, theo ông, cần điều chỉnh giá các dịch vụ kỹ thuật song hành cùng với quy định giá khám và giường bệnh yêu cầu. 

Ông Hùng cho rằng cần phải làm rõ dịch vụ yêu cầu là gì. Không nên để bệnh nhân phải trả thêm với các dịch vụ đáng ra họ được hưởng. Với bệnh viện công, cần quan tâm các dịch vụ cơ bản. Ngoài ra, thực hiện theo yêu cầu cần lưu ý không nên để tình trạng dồn bệnh nhân BHYT nằm ghép để họ phải lựa chọn nằm giường theo yêu cầu.

"Muốn có các điều kiện bảo đảm chất lượng thì quỹ BHYT phải thanh toán đủ chi phí cho các dịch vụ cơ bản đó. Nếu chỉ mua BHYT với mức thấp thì không thể có những kỹ thuật cao như mong muốn. Do đó, nên có các gói BHYT phù hợp với các mức phí khác nhau" - ông Hùng nói.

Đồng quan điểm này, đại diện một bệnh viện khác cũng cho rằng Nhà nước cần bảo đảm chi trả đúng và đủ đối với giá dịch vụ y tế được quỹ BHYT chi trả, bởi phần lớn người dân sẽ sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, với giá khám và giường theo yêu cầu nên để bệnh viện quyết định.

Thực tế không ít người bệnh chấp nhận trả tiền để được các chuyên gia giỏi khám với giá từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/lần. Việc đăng ký khám dịch vụ yêu cầu không chỉ là được lựa chọn các chuyên gia giàu kinh nghiệm mà được hỗ trợ đặt khám trực tuyến trước khi đi khám, được giảm thời gian chờ đợi, không phải xếp hàng làm thủ tục khám và ưu tiên khám trước...

Người bệnh đi khám tại một bệnh viện công. Ảnh: Thùy Linh
Người bệnh đi khám tại một bệnh viện công. Ảnh: Thùy Linh

Bệnh viện thu tiền dịch vụ theo yêu cầu nhưng không phải lấy tiền đó chia nhau

Theo các chuyên gia y tế, việc xây dựng dự thảo này nhằm thống nhất giá và các điều kiện khám dịch vụ cho các bệnh viện công, không để tình trạng mỗi nơi một giá hoặc điều kiện vật chất, dịch vụ chưa tương xứng với giá mà bệnh viện quy định.

Lãnh đạo một bệnh viện hạng 1 cho biết mức giá được Bộ Y tế đưa ra là phù hợp hiện nay. Thời gian qua, ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, các bệnh viện đã đầu tư sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất.

Nhiều phòng bệnh thiết kế với không gian như khách sạn hạng sang, người bệnh được cung cấp vật dụng thiết yếu, cung cấp suất ăn hằng ngày cho bệnh nhân và người nhà, có nhân viên y tế chăm sóc 24/24 giờ… Do đó, việc cho phép thu phí ở mức tối đa 3 triệu đồng/ngày cũng là phù hợp.

Giám đốc một bệnh viện công tại Hà Nội cho rằng khi bệnh viện công có nguồn thu từ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu thì bệnh viện có nguồn bù đắp cho trang thiết bị cho hoạt động chung của bệnh viện. Khi đó, chính bệnh nhân thu nhập thấp được hưởng lợi.

“Các chuyên gia giỏi ở bệnh viện công còn phục vụ người bệnh nghèo, người có thu nhập trung bình thấp bị bệnh nặng. Đây là tính ưu việt của bệnh viện công. Trong khi đó, nếu người nghèo khám ở bệnh viện tư, để được chuyên gia giỏi khám thì họ phải trả số tiền vượt quá khả năng chi trả”, ông nói. 

Theo Dự thảo của Bộ Y tế, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu (chưa kể các dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật) ở bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế..., tối đa 300.000 đồng/lần khám.

Các cơ sở y tế khác giá tối đa 200.000 đồng/lần khám. Trường hợp mời các chuyên gia trong và ngoài nước khám, tư vấn sức khỏe, giá theo thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.

Giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường. Cùng hạng bệnh viện này, nếu phòng có hai giường giá 2,5 triệu đồng/giường; phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng/giường, phòng 4 giường giá 1,3 triệu đồng/giường.

Các cơ sở y tế khác tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, giá giường nằm tối đa 2 triệu đồng/giường.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Giường dịch vụ đắt gấp 7 giường thường, bệnh nhân muốn cũng không có suất

Nhóm PV |

Giá giường dịch vụ tại một số bệnh viện đắt gấp nhiều lần so với giường thường. Mặc dù có nhu cầu nhưng nhiều bệnh nhân phải thở dài ngao ngán: "Có tiền cũng không có phòng để nằm giường dịch vụ".

Bệnh nhân nằm tràn hành lang, muốn ở phòng dịch vụ không đến lượt

Nhóm PV |

Hiện nay, mức giá phòng dịch vụ tại các bệnh viện công đắt gấp 7-8 lần so với phòng thường. Do tình trạng quá tải, xếp 2-3 bệnh nhân một giường tại các bệnh viện, nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để được ở phòng dịch vụ. Tuy nhiên, không phải cứ muốn là có phòng.

Giá giường bệnh có thể thu tối đa 3 triệu/ngày

Thùy Linh |

Dự kiến, giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Giường dịch vụ đắt gấp 7 giường thường, bệnh nhân muốn cũng không có suất

Nhóm PV |

Giá giường dịch vụ tại một số bệnh viện đắt gấp nhiều lần so với giường thường. Mặc dù có nhu cầu nhưng nhiều bệnh nhân phải thở dài ngao ngán: "Có tiền cũng không có phòng để nằm giường dịch vụ".

Bệnh nhân nằm tràn hành lang, muốn ở phòng dịch vụ không đến lượt

Nhóm PV |

Hiện nay, mức giá phòng dịch vụ tại các bệnh viện công đắt gấp 7-8 lần so với phòng thường. Do tình trạng quá tải, xếp 2-3 bệnh nhân một giường tại các bệnh viện, nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để được ở phòng dịch vụ. Tuy nhiên, không phải cứ muốn là có phòng.

Giá giường bệnh có thể thu tối đa 3 triệu/ngày

Thùy Linh |

Dự kiến, giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường.