Nghịch lý “lạm phát” giáo sư, thiếu vắng sáng chế

HẢI ĐĂNG |

1.226, là số người vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Số GS-PGS tăng đột biến, lên tới 60% so với năm trước. 

Trung bình mỗi ngày có hơn 3,35 người được công nhận học hàm. Trước lo ngại về chất lượng GS-PGS tỉ lệ nghịch so với số lượng, GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, cho rằng, chất lượng vẫn đảm bảo. Cụ thể, số lượng công bố quốc tế, giảng viên trực tiếp giảng dạy, khả năng giao tiếp tiếng Anh tăng...

Số lượng bài báo quốc tế đăng trên tạp chí ISI/Scopus của ứng viên năm 2017 tăng. Ngành Vật lý có hơn 1.170 bài, ngành Hóa học - Công nghệ Thực phẩm là 1.020.

Một số ứng viên có nhiều bài báo quốc tế ISI/Scopus, chỉ số H cao (thước đo về năng suất, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu), hoặc có nhiều công trình được ứng dụng hiệu quả trong thực tế, nhiều ứng viên đã được trao giải thưởng quốc tế uy tín vì thành tích nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. 

Tuy nhiên, những băn khoăn, lo ngại về nền khoa học quốc gia vẫn còn đó. Một thực tế là công bố quốc tế của chúng ta vẫn kém xa so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia (năm 2017, bằng khoảng 1/3 Thái Lan, 1/5 Singapore, 1/5 Malaysia).

Không chỉ số lượng ít, chất lượng các công bố thông qua chỉ số trích dẫn của Việt Nam cũng kém hơn so với các nước ASEAN, nhất là Philippines và Singapore. Bên cạnh đó, nghiên cứu Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào "ngoại lực", tức là có tới 80% các công trình khoa học đứng tên chung hoặc hợp tác với người nước ngoài.

Về các sáng chế phục vụ cộng đồng, dư luận ít biết đến sáng chế của các GS-PGS-TS, trong khi một số nông dân, chưa học hết cấp 3 đã có những sáng chế mang tầm quốc tế như anh Phạm Văn Hát ở Tứ Kỳ, Hải Dương.

Rất nhiều sáng chế, cải tiến kỹ thuật của nông dân đã góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Trong khi đó, một số đề tài tiến sỹ được xem là có phần viễn vông, xa rời thực tế như “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch xã”, “Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách…”, “Hành vi nịnh trong Tiếng Việt”...

Còn PGS Bùi Hiền lại dành đến mấy chục năm để đưa ra một đề xuất vô bổ là cải cách chữ viết.

Nhiều vấn đề bức xúc của thực tiễn chưa được giới khoa học quan tâm và đưa ra các biện pháp “giải cứu” hữu hiệu như ô nhiễm môi trường, phá rừng, khiếu kiện đất đai, oan sai trong xét xử, tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, chi phí không chính thức của doanh nghiệp, tai nạn giao thông…

Một điều đáng buồn là việc các GS-PGS tăng đột biến được cho là các ứng viên tranh thủ “chuyến tàu vét” trước khi quy định thay đổi.

Đương nhiên, nhiều GS-PGS càng tốt, nhưng cái người dân cần là hiệu quả thực tiễn, chứ không chỉ danh hiệu để viết danh thiếp cho oai.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Vì sao có sự tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư?

Huyên nguyễn |

GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước - lý giải: Việc tăng giáo sư, phó giáo sư là lý do khách quan, trong khi đó chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.

Phá kỉ lục 41 năm qua, giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1982

HUYÊN NGUYỄN |

Vượt qua giáo sư trẻ nhất Việt Nam được vinh danh năm 2014 khi ở tuổi 37, ông Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982) công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được công nhận ở độ tuổi 35.

Tăng "chóng mặt" số lượng chức danh giáo sư, phó giáo sư

HUYÊN NGUYỄN |

Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng 1,75 lần so với năm 2016. Còn so với năm 2015, gấp 2,34 lần.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vì sao có sự tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư?

Huyên nguyễn |

GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước - lý giải: Việc tăng giáo sư, phó giáo sư là lý do khách quan, trong khi đó chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.

Phá kỉ lục 41 năm qua, giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1982

HUYÊN NGUYỄN |

Vượt qua giáo sư trẻ nhất Việt Nam được vinh danh năm 2014 khi ở tuổi 37, ông Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982) công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được công nhận ở độ tuổi 35.

Tăng "chóng mặt" số lượng chức danh giáo sư, phó giáo sư

HUYÊN NGUYỄN |

Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng 1,75 lần so với năm 2016. Còn so với năm 2015, gấp 2,34 lần.