Bỏ biên chế: Cơ quan Bộ Giáo dục - Đào tạo hãy thí điểm đầu tiên!

Huyên Nguyễn |

“Với góc độ là giáo viên phổ thông, khi đón nhận chủ trương, dù mới là dự kiến về xoá bỏ công chức, viên chức của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GDĐT), tôi cho rằng, có vẻ như Bộ GDĐT đang lúng túng và đang tự làm khó mình khi đưa ra phương án này. Tôi luôn ủng hộ sự đổi mới của ngành nhưng không tán thành cách làm này”, Th.s Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An - chia sẻ.

Bộ GDĐT đang tự làm khó mình?

Th.s Trần Trung Hiếu cho hay, trong quá trình đổi mới toàn diện ngành Giáo dục, Bộ GDĐT rất cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn trọng, cần phải có lộ trình và sự tham vấn rộng rãi từ dư luận xã hội, đặc biệt những cán bộ quản lý, giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy đầy tâm huyết ở các bậc học phổ thông.  

“Chưa ai dám khẳng định chắc chắn tính khả thi, tính hiệu quả của phương án này, nhưng nếu được lấy ý kiến một cách công khai, dân chủ và trung thực trên toàn quốc thì số lượng giáo viên phản đối sẽ nhiều hơn đồng thuận. Vì sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến tinh thần, tâm tư, tình cảm, công ăn việc làm, đến miếng cơm manh áo, đến đời sống của hơn 1 triệu cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên toàn quốc” - Th.s Trần Trung Hiếu nói.

Điểm về tính tích cực của chủ trương này, thầy Hiếu cho rằng, phương án này sẽ giúp các cơ quan, trường học có thêm rất nhiều quyền lựa chọn lao động. Người lao động, nhất là giáo viên trẻ vừa ra trường có quyền lựa chọn môi trường, cơ quan công tác, theo điều kiện khả năng của mình.

Ngoài ra, phương án này sẽ “triệt tiêu” thói quen, nhận thức “ỉ lại” vào biên chế là đã an toàn, từ đó tạo động lực cho các giáo viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu không sẽ bị cắt hợp đồng.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra mà không dễ có câu trả lời thỏa đáng: Bộ GDĐT sẽ nghĩ gì và hành xử như thế nào khi những cán bộ quản lý, giáo viên đã cống hiến nhiều năm trong ngành, đã được biên chế và hưởng lương từ ngân sách sẽ không còn là viên chức, công chức? Chế độ, chính sách về lương bổng, các danh hiệu, thành tích trong cơ quan trường học, cơ sở giáo dục của họ sẽ như thế nào?

Còn những cán bộ quản lý, giáo viên kém cỏi về mặt trình độ quản lý, chuyên môn, tệ hại về nhân cách đạo đức liệu có bị ra khỏi guồng “biên chế” không, khi họ là những “con ông này, cháu bà kia”? Ai là người có quyền tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên và ai là người ký quyết định hủy bỏ hợp đồng?

Hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” hiện có rất nhiều ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đâu chỉ có trong ngành giáo dục? Tại sao nhiều ngành khác, cơ quan hành chính sự nghiệp cùng hưởng lương ngân sách nhà nước khác lại không đề cập đến chủ trương xóa bỏ công chức, viên chức như ngành giáo dục?

Th.s Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: NVCC

Tránh tạo sự xáo trộn

Th.s Hiếu cho hay: Đổi mới để phát triển là sự phù hợp của xu thế chung, quy luật chung nhưng cần sự ổn định chứ không nên tạo ra sự xáo trộn và bất ổn. Thoạt nghe thì phương án này tưởng chừng sẽ giảm thiểu được những tiêu cực trong ngành giáo dục nhưng không phải, nó thậm chí sẽ để lại những hậu quả không lường được mà trước tiên là tạo nên sự xáo trộn về tâm can của nhiều giáo viên đang đứng lớp.

Cùng với những phân tích này, Th.s Trần Trung Hiếu đề xuất Bộ GDĐT nếu muốn hiện thực hóa chủ trương này thì cần làm, nên làm và phải làm được những việc như: Thực hiện từ trên xuống dưới, tức là từ Trung ương đến địa phương, từ bậc học đại học đến mầm non mà cơ quan bỏ biên chế đầu tiên là cơ quan Bộ GDĐT.

Trong quá trình triển khai, không nên phân biệt giữa cán bộ quản lý với giáo viên, trường công lập hay tư thục và tất cả quy trình này đều phải có sự giám sát của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là Quốc hội.

Đặc biệt, thầy Hiếu nhấn mạnh, Bộ trưởng Bộ GDĐT hãy lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chính những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bỏ công chức, viên chức - tránh làm nửa vời!

QUANG ĐẠI - HUYÊN NGUYỄN |

Việc chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng đối với giáo viên (ngoại trừ hiệu trưởng, các nhà quản lý) không phải chuyện mới, tuy nhiên, hiện nay lại chưa được thực hiện một cách triệt để, đúng luật. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề căn bản là cần đổi mới nhận thức, nếp suy nghĩ công chức, viên chức là định biên và đã làm là phải cần quyết tâm và đồng thuận cao độ.

Xóa biên chế là ý tưởng mạnh dạn nhưng đừng làm tổn thương giáo viên

Huyên Nguyễn |

Theo GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - người đã phát hiện sự hạn chế của chế độ biên chế nhà nước trong ngành giáo dục và đề xuất hướng khắc phục từ những năm 1991 – 1992, song chưa thể thực hiện. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT về vấn đề này.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Bỏ công chức, viên chức - tránh làm nửa vời!

QUANG ĐẠI - HUYÊN NGUYỄN |

Việc chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng đối với giáo viên (ngoại trừ hiệu trưởng, các nhà quản lý) không phải chuyện mới, tuy nhiên, hiện nay lại chưa được thực hiện một cách triệt để, đúng luật. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề căn bản là cần đổi mới nhận thức, nếp suy nghĩ công chức, viên chức là định biên và đã làm là phải cần quyết tâm và đồng thuận cao độ.

Xóa biên chế là ý tưởng mạnh dạn nhưng đừng làm tổn thương giáo viên

Huyên Nguyễn |

Theo GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - người đã phát hiện sự hạn chế của chế độ biên chế nhà nước trong ngành giáo dục và đề xuất hướng khắc phục từ những năm 1991 – 1992, song chưa thể thực hiện. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT về vấn đề này.