Ngành sư phạm tới lúc chuyển mình (Kỳ cuối):

Bỏ công chức, viên chức - tránh làm nửa vời!

QUANG ĐẠI - HUYÊN NGUYỄN |

Việc chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng đối với giáo viên (ngoại trừ hiệu trưởng, các nhà quản lý) không phải chuyện mới, tuy nhiên, hiện nay lại chưa được thực hiện một cách triệt để, đúng luật. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề căn bản là cần đổi mới nhận thức, nếp suy nghĩ công chức, viên chức là định biên và đã làm là phải cần quyết tâm và đồng thuận cao độ.

Đã đến lúc làm đúng luật!

Trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra về việc sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên (GV) đã tạo nên nhiều luồng dư luận khác nhau, phân tích, đánh giá ở nhiều góc độ, “xới xáo” những vấn đề liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, một thực tế là từ năm 2012 đến nay, theo Luật Viên chức, có hiệu lực từ ngày 1.1.2012, thì không còn biên chế đối với đội ngũ GV (ngoại trừ hiệu trưởng, các nhà quản lý là công chức) tại các trường công lập. Viên chức không còn được hưởng chế độ như công chức, sau khi được xét tuyển đủ điều kiện vào viên chức thì sẽ thực hiện ký hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng không thời hạn và GV sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ theo như cam kết có trong hợp đồng. Nếu 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo Luật Viên chức và các quy định của pháp luật.

Tiến sĩ - luật sư Nguyễn Trọng Hải - Trưởng VP Luật sư Trọng Hải và Cộng sự (Nghệ An) - cho biết: “Với sự ra đời của Luật Viên chức năm 2010, có hiệu lực từ năm 2012, không còn chế độ biên chế đối với viên chức, trong đó có GV. Khác với công chức vẫn hưởng chế độ định biên, viên chức phải đóng bảo hiểm 
thất nghiệp”.

Thực hiện quy định của Luật Viên chức và Nghị định 29, nhiều địa phương đã tổ chức ký hợp đồng làm việc đối với GV. Tại Hà Tĩnh, việc ký kết này đã tiến hành cách đây nhiều năm. “Khác với trước đây, sau khi có quyết định tuyển dụng, GV yên tâm làm việc đến khi nghỉ hưu. Nay với hợp đồng làm việc, GV có thể bị chấm dứt hợp đồng” - một hiệu trưởng THPT tại Hà Tĩnh giải thích.

Ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - cho hay: Quy định bỏ biên chế đối với GV không phải mới chỉ là lâu nay, các đơn vị chưa thực hiện triệt để Luật Viên chức, chưa có chấm dứt hợp đồng khiến tâm lý của giáo viên vẫn là “định biên” chắc chắn rồi và thiếu đi sự phấn đấu về nghiệp vụ và chuyên môn.

“Đây là lúc mà chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc theo đúng Luật Viên chức hiện hành” - ông Phúc nói.

Bỏ biên chế giáo viên, hợp đồng luôn với cả hiệu trưởng

Bàn về điều này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - cho hay, cuộc đổi mới này trọng tâm cần chú ý là xem lại quan niệm của chúng ta xưa nay về công chức, viên chức. Quan niệm này đã không còn phù hợp trong kinh tế, thị trường hiện nay, chỉ phù hợp với thời bao cấp. Những gì chúng ta đang làm khiến công chức, viên chức nghĩ rằng đã vào được rồi là không có ra, từ đó không có sự phấn đấu là hoàn toàn sai.

Theo quan điểm của TS Tùng Lâm, không chỉ Bộ GDĐT mà cả những bộ, ngành khác cũng nên tiến tới bỏ công chức, viên chức, thay vào đó là chế độ hợp đồng để chọn lọc cán bộ có chất lượng. Bởi lẽ, chỉ có cạnh tranh mới nâng cao được chất lượng và thiết lập được chế độ đãi ngộ tương xứng. Trong đó, vấn đề đầu tiên là phải giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về tuyển dụng nhân sự cho các trường. Nghĩa là không chỉ giáo viên mà ngay cả các hiệu trưởng cũng phải chuyển đổi sang chế độ hợp đồng. Thậm chí, cán bộ của các phòng, sở, Bộ GDĐT cũng cần chuyển đổi, không thể để “người đứng trên bờ chọc gậy cho người dưới nước”. Quan trọng nhất phải là chọn lựa hiệu trưởng với các quy định cụ thể về quyền của hiệu trưởng, quyền của giáo viên một cách rõ ràng, sòng phẳng. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số phận của trường mình thì mới khách quan, công tâm thực sự trong tuyển dụng, bởi nếu trường không phát triển thì hiệu trưởng cũng sẽ bị mất hợp đồng vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Với cách tự chủ như vậy, hoạt động của nhà trường lúc này sẽ giống với một doanh nghiệp, gắn số phận của giáo viên với chất lượng học sinh, sự phát triển của nhà trường. TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, đã đổi mới thì phải dám mạnh dạn, để thực hiện, cần có đề án cụ thể với hàng loạt điều kiện đảm bảo đi kèm. Không nên đưa ra những ý tưởng chung chung, vừa khó khả thi, vừa khiến GV thêm bất an, lo lắng khi bị đưa ra làm thí nghiệm. Đồng quan điểm, TS Nguyễn Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - cho hay để thực hiện được triệt để nội dung này, đòi hỏi phải có một quyết tâm rất cao trong thay đổi nhận thức và nếp nghĩ “đã vào là khó ra”.

Sự thay đổi này cần đồng bộ từ các cấp cao nhất tới các cấp dưới và toàn thể xã hội, nếu không vẫn sẽ như lần đề xuất chuyển biên chế sang hợp đồng giảng dạy những năm 1990, không thể thực hiện được. Để làm được điều này, Bộ GDĐT phải có quyết tâm cao, tránh kiểu thực hiện nửa vời, phải có lộ trình đi hợp lý để nhận được sự đồng thuận. Ông Khuyến cũng có lời khuyên rằng: “Các nhà quản lý ở tầm vĩ mô có thể nghiên cứu những giải pháp mà 30 năm trước đã đề ra, giải pháp nào còn phù hợp thì áp dụng luôn, không phải mất thời gian nghiên cứu lại, còn giải pháp nào chưa phù hợp thì điều chỉnh”. 

 

QUANG ĐẠI - HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.

Xuất hiện thêm không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục mưa rét

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, từ đêm 26.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Phải gọi đúng tên Thổ Châu là Thổ Châu

Hữu Nhân |

Kiên Giang – Chí ít cũng gần 200 năm chữ Chu được quy định trong “quốc huý” thành Châu nên phải viết, nói danh xưng Thổ Châu là Thổ Châu.

Một số cây xăng ở TPHCM nghỉ bán dịp Tết, không phải thiếu do nguồn cung

TÚ LY |

TPHCM – Sau khi báo chí phản ánh một số cây xăng trên địa bàn thành phố nghỉ bán trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết, những cây xăng nghỉ là trường hợp cá biệt, không phải thiếu do nguồn cung.

Người dân ngán ngẩm với món ăn nhiều đạm ngày Tết, rau xanh đắt hàng

MINH HÀ |

Với thời gian nghỉ lễ dài ngày, nhiều gia đình cũng đã "ngán ngẩm" với những món ăn nhiều đạm đặc thù của ngày Tết. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ rau xanh tăng cao, các sạp hàng rau được bày bán chiếm số lượng nhiều hơn và đắt khách hơn so với các hàng gà, thịt, cá...

Sự nghiệp, cuộc sống của Trấn Thành và loạt nghệ sĩ nam tuổi Mão

ĐÔNG DU |

Trong năm qua, nhiều sao nam tuổi Mão như Trấn Thành, Hieuthuhai, Khắc Việt đều thành công trong sự nghiệp, sở hữu lượng fan hâm mộ lớn.

11 cầu thủ trẻ Châu Á đáng xem nhất năm 2023: Có sao trẻ Man United

NGUYỄN ĐĂNG |

Tương lai của bóng đá Châu Á rất sáng sủa, nhất là sau kỳ World Cup 2023 thành công, với việc có 3 đội tuyển lọt vào vòng 1/8. Dưới đây là 11 gương mặt trẻ triển vọng, trong đó có cả sao trẻ của Man United Zidane Iqbal, được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong năm 2023, theo bầu chọn của Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC).

Triển vọng bật tăng mạnh mẽ của ngành bán lẻ năm 2023

Thu Giang |

Sau dịch COVID-19, ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn dịp Tết Quý Mão 2023 vừa qua.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.