Phát hiện vi khuẩn có thể tiêu hóa nhựa ở nhiệt độ mát

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã phát hiện ra loại vi khuẩn có khả năng "tiêu hóa" nhựa ở nhiệt độ mát thay vì nhiệt độ cao như các loại vi khuẩn thông thường.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra loại vi khuẩn có khả năng tiêu hóa rác thải nhựa ở nhiệt độ mát, một dấu hiệu khả quan trong nỗ lực giảm lượng chất thải môi trường. Các vi sinh vật ăn nhựa trước đây được biết đến đều cần nhiệt độ khoảng 30 độ C, mức nhiệt độ khó thực hiện trong ngành công nghiệp.

Nhà nghiên cứu từ Viện Liên bang Thụy Sĩ WSL đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí Frontiers in Microbiology, chỉ ra rằng vi khuẩn và nấm từ dãy núi Alps và Bắc Cực có thể tiêu hóa hầu hết các loại nhựa đã thử nghiệm, chỉ cần được hoạt động trong nhiệt độ từ thấp đến trung bình. Điều này rất quan trọng vì các vi sinh vật ăn nhựa thông thường cần nhiệt độ cao để hoạt động hiệu quả.

Rất đáng tiếc, không có vi sinh vật nào thành công trong việc phá vỡ polyetylen (PE), một loại nhựa khó phân hủy thường thấy trong các sản phẩm tiêu dùng và bao bì.

Nhưng 56% các chủng được thử nghiệm đã phân hủy được nhựa polyester-polyurethane (PUR) bằng cách phân hủy sinh học ở 15 độ C. Hai chủng thành công nhất trong thí nghiệm là nấm thuộc chi Neodevriesia và Lachnellula, chúng phá vỡ mọi loại nhựa được thử nghiệm trừ PE.

Nhựa là một phát minh quá mới so với vi sinh vật đã tiến hóa đặc biệt để phân hủy chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng vi khuẩn đã tiến hóa để phá vỡ lớp cutin, một lớp bảo vệ ở thực vật có nhiều điểm chung với nhựa, đóng một vai trò quan trọng.

Vi khuẩn đã được chứng minh là tạo ra nhiều loại enzyme phân hủy polymer tham gia vào quá trình phá vỡ thành tế bào thực vật. Đặc biệt, nấm gây bệnh thực vật thường được báo cáo là có khả năng phân hủy sinh học polyeste, vì khả năng tạo ra cutinase nhắm vào các polyme nhựa do [to] chúng giống với cutin polyme thực vật”, đồng tác giả Tiến sĩ Beat Frey cho biết.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Google có thể tạo đột phá điều trị điếc bằng trí tuệ nhân tạo

Hải Nguyễn |

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện có khoảng 1,5 tỉ dân số toàn cầu mất thính lực theo nhiều mức độ khác nhau. Con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 2,5 tỉ người vào năm 2050. Các nhà khoa học tại Mỹ và Australia đang thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều trị điếc.

Vi khuẩn có khả năng biến CO2 thành nhựa sinh học

Thùy Trang |

Mới đây, một hệ thống đã được phát triển hoạt động nhờ loại vi khuẩn có thể biến CO2 từ không khí thành nhựa sinh học hữu ích.

Công nghệ mới: Dùng vi khuẩn họ hàng với khuẩn lao để lấy điện từ không khí

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã tìm ra cách sử dụng vi khuẩn để lấy điện từ không khí, mở ra tiềm năng phát triển một nguồn năng lượng sạch cho các thiết bị di động.

Rơi máy bay Nga liên tiếp ở vùng gần biên giới Ukraina

Thanh Hà |

Một máy bay chiến đấu Su-34 rơi ở Vùng Bryansk, Nga gần biên giới Ukraina, chỉ ít lâu sau khi có báo cáo rằng một chiếc trực thăng cũng bị rơi trong vùng, hãng tin TASS ngày 13.5 đưa tin.

Dự báo chứng khoán tuần 15-19.5: Mở cơ hội lướt sóng, ít khả năng gãy trend

Đức Mạnh |

Chuyên gia đánh giá thị trường chứng khoán trong ngắn hạn đã hình thành sóng tăng và mở ra các cơ hội lướt sóng. Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tỉ trọng cổ phiếu.

Đề xuất tuổi nghỉ hưu 60 với nam, 55 với nữ: Tạo cơ hội cho lao động trẻ

LƯƠNG HẠNH |

Trước đề xuất tuổi nghỉ hưu ở nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi của 8 hiệp hội, ngành hàng, nhiều bạn đọc cho rằng việc này sẽ tạo cơ hội để lao động trẻ cống hiến, làm việc cho cơ quan, doanh nghiệp.

Nửa triệu đồng 1kg măng cụt xanh đã gọt vỏ vẫn cháy hàng

NHƯ QUỲNH |

TP Hồ Chí Minh - Thời gian gần đây, loại trái cây đặc sản miền Nam – măng cụt trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với loại măng cụt còn xanh. Mặc dù giá cao nhưng nhiều người vẫn không ngần ngại săn lùng để thưởng thức loại đặc sản này.

Tin 20h: Nguyên nhân người có thu nhập thấp khó tiếp cận nhà ở xã hội

|

Tin 20h: Vụ cháy khiến 4 người tử vong: Người dân đã cố dập lửa nhưng bất thành; Người thu nhập thấp buông xuôi vì quá khó mua nhà ở xã hội; Hồ Trị An ở Đồng Nai cạn nước trơ đáy, nhìn như hoang mạc...

Google có thể tạo đột phá điều trị điếc bằng trí tuệ nhân tạo

Hải Nguyễn |

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện có khoảng 1,5 tỉ dân số toàn cầu mất thính lực theo nhiều mức độ khác nhau. Con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 2,5 tỉ người vào năm 2050. Các nhà khoa học tại Mỹ và Australia đang thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều trị điếc.

Vi khuẩn có khả năng biến CO2 thành nhựa sinh học

Thùy Trang |

Mới đây, một hệ thống đã được phát triển hoạt động nhờ loại vi khuẩn có thể biến CO2 từ không khí thành nhựa sinh học hữu ích.

Công nghệ mới: Dùng vi khuẩn họ hàng với khuẩn lao để lấy điện từ không khí

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã tìm ra cách sử dụng vi khuẩn để lấy điện từ không khí, mở ra tiềm năng phát triển một nguồn năng lượng sạch cho các thiết bị di động.