Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Thùy Linh |

Hiện nay, xử lý rác thải và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn diễn ra phổ biến. Có đến 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa đang gây ra những nguy cơ lớn đối với môi trường và sức khỏe.

Các hạt vi nhựa gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, PGS.TS Nguyễn Huy Nga- nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khoẻ (CHERAD) đặc biệt nhấn mạnh ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường sức khoẻ con người.

Vị chuyên gia này cho biết, rủi ro từ rác thải nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt chu trình xử lý chất thải từ thu gom đến vận chuyển, phân loại, rửa, đun nóng và nấu chảy nhựa.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người làm việc trong môi trường hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất thải nhựa sẽ bị tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và hô hấp, các ảnh hưởng về da, mắt và các cơ quan cảm giác khác, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch và thận,... và thậm chí gây đột biến gen.

"Các hạt vi nhựa rã ra từ chất thải nhựa đi theo một vòng tuần hoàn từ đất đai lên cây trồng, động vật, thủy hải sản... xâm nhập vào cơ thể con người, khiến cho hệ thống, chức năng của cơ thể, gây nên nhiều bệnh từ tim mạch, nội tiết, bệnh thận, đặc biệt là gây nhiều loại ung thư..."- PGS Nga nhấn mạnh.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, các hạt nhựa bao gồm các hạt nhựa siêu nhỏ và nano có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hoá, hít thở và hấp thụ qua da gây stress, gây độc tế bào. Thay đổi sự trao đổi chất và cân bằng năng lượng, phá vỡ chức năng miễn dịch gây ung thư. Hơn nữa, rác thải nhựa còn là vật trung gian truyền hóa chất và vi sinh vật độc hại.

PGS Nguyễn Huy Nga chia sẻ thông tin với phóng viên. Ảnh: Thùy Linh
PGS Nguyễn Huy Nga chia sẻ thông tin với phóng viên. Ảnh: Thùy Linh

Từ những ảnh hưởng nghiêm trọng trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga đưa ra một số khuyến nghị về chính sách như xây dựng hướng dẫn về tính tuần hoàn và nhựa; Phát triển mạng lưới nghiên cứu và đổi mới về nhựa; Phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm nhựa và nhựa tái chế; Cần đẩy mạnh phát triển và ứng dụng vật liệu, sản phẩm thay thế vật liệu, sản phẩm nhựa trước sự ô nhiễm từ chất thải nhựa;...

“Để giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thì từng cá nhân phải tự có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, không sử dụng các sản phẩm là đồ nhựa dùng một lần”- PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

PGS Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng để giảm thiểu tác hại từ ô nhiễm nhựa, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chủ động phân loại rác ngay tại nguồn.

Mỗi năm tiêu tốn 2,2 tỉ đô la cho hoạt động tái chế kém hiệu quả

Tại Việt Nam, khoảng 2,8 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm (xấp xỉ 7.800 tấn/ ngày). Rác thải nhựa chiếm 8-12% trong tổng số rác thải sinh hoạt. Trong số 80% nilon được dùng 1 lần, chỉ có 17% túi nhựa được tái sử dụng, chỉ khoảng 10% lượng rác thải nhựa được tái chế.

Thông tin được các chuyên gia đưa ra tại buổi “Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa- Khoảng trống chính sách cần thu hẹp” do Quỹ vì tầm vóc Việt (VSF) tổ chức ngày 28.2 tại Hà Nội.

Các giải pháp nhằm đối phó với vấn nạn rác thải nhựa trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đang tồn tại một khoảng trống rất lớn từ chính sách đến thực tế.

Các chuyên gia, nhà báo đối thoại về khoảng trống chính sách trong quản lý nhựa và rác thải nhựa. Ảnh: Thùy Linh
Các chuyên gia, nhà báo đối thoại về khoảng trống chính sách trong quản lý nhựa và rác thải nhựa. Ảnh: Thùy Linh

Bà Kim Thuý Ngọc- Trưởng phòng Kế hoạch Hợp tác Quốc tế, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên môi trường (ISPONRE) cho biết: Ở Việt Nam, mỗi năm tiêu tốn 2,2 tỉ đô la cho hoạt động tái chế kém hiệu quả. Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa.

Bà Ngọc đề xuất kiến nghị phải tăng thuế cho túi nilon và sản phẩm nhựa dùng 1 lần để giảm lượng tiêu dùng.

Theo bà Ngọc, mặc dù hiện nay đã có các chính sách hỗ trợ cho tái chế chất thải, nhưng còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có các tiếp cận đến các ưu đãi theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hơn nữa, Việt Nam cũng thiếu các hướng dẫn về lựa chọn công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn; thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm tái chế. Các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cần có hướng dẫn cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Rác thải nhựa trá hình trong những lô quần áo quyên góp đổ về Kenya

Thanh Hà |

1/3 số quần áo cũ được vận chuyển tới Kenya năm 2021 là "rác thải nhựa trá hình", tạo ra hàng loạt vấn đề môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng địa phương.

Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Khánh Minh |

Rác thải nhựa sử dụng một lần đang tăng nhiều hơn bao giờ hết, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch.

5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ

Thanh Ngọc (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky chỉ ra 5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Rác thải nhựa trá hình trong những lô quần áo quyên góp đổ về Kenya

Thanh Hà |

1/3 số quần áo cũ được vận chuyển tới Kenya năm 2021 là "rác thải nhựa trá hình", tạo ra hàng loạt vấn đề môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng địa phương.

Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Khánh Minh |

Rác thải nhựa sử dụng một lần đang tăng nhiều hơn bao giờ hết, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch.

5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ

Thanh Ngọc (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky chỉ ra 5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ.