Công nghệ mới: Dùng vi khuẩn họ hàng với khuẩn lao để lấy điện từ không khí

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã tìm ra cách sử dụng vi khuẩn để lấy điện từ không khí, mở ra tiềm năng phát triển một nguồn năng lượng sạch cho các thiết bị di động.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Monash, Mỹ, phát hiện ra rằng vi khuẩn Mycobacterium smegmatis có thể tạo ra các enzym tiêu thụ hydro và tạo ra dòng điện từ không khí, The Independent đưa tin.

Giáo sư Chris Greening từ Viện Khám phá Y sinh của trường đại học Monash cho biết những vi khuẩn này sử dụng năng lượng để phát triển và tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt ở Nam Cực, miệng núi lửa và sâu trong đại dương.

Làm thế nào Enzyme có thể tạo ra điện từ không khí loãng?

Enzyme có tên là Huuc được vi khuẩn Mycobacterium smegmatis sử dụng để tạo ra năng lượng từ hydro trong khí quyển. Vi khuẩn này không gây bệnh và phát triển nhanh, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu cấu trúc thành tế bào của người họ hàng gây bệnh lao của nó, Mycobacterium tuberculosis.

Mặc dù khả năng lấy hydro từ không khí như một nguồn năng lượng đã được biết đến rộng rãi trong giới khoa học, nhưng chỉ đến bây giờ các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu cách thức hoạt động của nó. Live Science báo cáo rằng nhóm nghiên cứu đã lần đầu tiên phân lập enzym Huc bằng phương pháp sắc ký, một kỹ thuật phòng thí nghiệm cho phép các nhà khoa học tách các thành phần của hỗn hợp.

Sau đó, nhóm cũng đã nghiên cứu cấu trúc nguyên tử của enzyme bằng kỹ thuật đoạt giải Nobel năm 2017 có tên là kính hiển vi điện tử lạnh. Họ chiếu chùm electron lên một mẫu enzyme Huc đông lạnh được thu thập từ vi khuẩn smegmatis và sau đó vạch ra cấu trúc nguyên tử và các đường dẫn điện mà nó sử dụng để tạo ra điện.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Huc có một cấu trúc ở trung tâm, được gọi là “trung tâm hoạt động”, chứa các ion niken và sắt tích điện. Khi một nguyên tử hydro đi vào vị trí hoạt động, nó bị mắc kẹt giữa các ion niken và sắt và bị tước bỏ các electron của nó để tạo ra dòng điện.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng các electron mà Huc hấp thụ sẽ được chuyển lên bề mặt của nó và nếu enzyme này được cố định trên một điện cực, thì các electron có thể đi vào mạch điện từ bề mặt và tạo ra điện.

Các thí nghiệm sau đó cũng tiết lộ rằng enzyme Huc đã phân lập có thể được lưu trữ trong thời gian dài và tồn tại cả ở nhiệt độ nóng hoặc đông lạnh. Những thuộc tính này cùng khả năng phát triển của nó khiến enzym Huc trở thành một ứng cử viên lý tưởng cho nguồn năng lượng sạch, như pin hữu cơ.

Nguồn năng lượng sạch cho các thiết bị di động

Một báo cáo của SciTech Daily nói rằng Huc có thể hoạt động như một viên "pin tự nhiên”, tạo ra dòng điện duy trì từ không khí hoặc thêm hydro. Điều đó có nghĩa là nó có thể cung cấp năng lượng cho một loạt các thiết bị điện cầm tay nhỏ như điện thoại đi động.

Mặc dù vẫn còn quá sớm để đánh giá tiềm năng của công nghệ này, nhưng việc khám phá ra nó có thể trở thành giải pháp thay thế cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khả năng sinh sản với số lượng lớn của vi khuẩn có thể loại bỏ giới hạn của sản xuất năng lượng.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Công nghệ máy ảnh mới có thể chụp nguyên tử đang hoạt động

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã phát minh thành công một chiếc máy ảnh mới có khả năng ghi lại hoạt động của nguyên tử nhờ công nghệ tốc độ màn trập siêu cao, lên tới 1 phần nghìn tỉ giây.

Sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Thùy Trang |

Đèn thông minh, trình theo dõi giấc ngủ và chế độ ngủ trên điện thoại đều có thể giúp người dùng nâng cao chất lượng thời gian nghỉ ngơi của mình.

Công nghệ tia vũ trụ giúp dò đường hầm trong kim tự tháp Ai Cập

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ tia vũ trụ để xác định các khoảng trống bí ẩn trong các kim tự tháp Ai Cập.

Vụ án cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Việt Dũng |

Viện KSND Tối cao vừa có thông báo về việc trả hồ sơ vụ án cây xanh liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để điều tra bổ sung.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Đang kiểm tra báo cáo của MVI Life

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng 12.4, xác nhận với PV Báo Lao Động, phía Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI (MVI Life) đã gửi báo cáo về vụ việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan.

Về đất Tổ Phú Thọ nghe làn điệu hát Xoan

Vân Hoa |

Hát Xoan ra đời trên mảnh đất trung du Phú Thọ từ thời đại Hùng Vương, đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ

Trẻ sơ sinh thở oxy do virus RSV, bệnh viện quá tải do số ca tăng nhanh

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày gần đây, số bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp RSV tăng nhanh, đáng chú ý có nhiều trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản phải thở oxy, thở máy.

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người

Thùy Linh |

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”. 

Công nghệ máy ảnh mới có thể chụp nguyên tử đang hoạt động

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã phát minh thành công một chiếc máy ảnh mới có khả năng ghi lại hoạt động của nguyên tử nhờ công nghệ tốc độ màn trập siêu cao, lên tới 1 phần nghìn tỉ giây.

Sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Thùy Trang |

Đèn thông minh, trình theo dõi giấc ngủ và chế độ ngủ trên điện thoại đều có thể giúp người dùng nâng cao chất lượng thời gian nghỉ ngơi của mình.

Công nghệ tia vũ trụ giúp dò đường hầm trong kim tự tháp Ai Cập

Anh Vũ |

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ tia vũ trụ để xác định các khoảng trống bí ẩn trong các kim tự tháp Ai Cập.