Hóa chất gây thủng tầng ozone tiếp tục gia tăng

Thùy Trang |

Nghiên cứu mới chỉ ra, những hóa chất gây thủng tầng ozone vốn đã bị cấm từ năm 2010 vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, những hóa chất đã bị cấm sử dụng sau khi gây thiệt hại tới tầng ozone của Trái đất vẫn đang tích lũy một cách đáng lo ngại trong khí quyển của chúng ta.

Những hóa chất này trước đây được sử dụng rộng rãi trong máy điều hoà và tủ lạnh. Tuy nhiên, chúng đã bị loại bỏ trên quy mô toàn cầu kể từ năm 2010.

Các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện ra rằng, hàm lượng của một số loại hóa chất này vẫn tăng lên kể từ đó, đạt mức kỷ lục vào năm 2020.

Nghiên cứu mới cho thấy thủ phạm có thể là các loại chất làm lạnh thay thế những chất gây thiệt hại tới tầng ozone, khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn.

Vấn đề lớn hơn nữa là các nhà khoa học không tìm thấy nguyên nhân rò rỉ của tất cả những hóa chất này.

Tầng ozone đã phục hồi đáng kể trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, nếu khí thải gia tăng, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi và làm vấn đề biến đổi khí hậu tồi tệ hơn.

Stefan Reimann, một nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Vật liệu Liên bang Thụy Sĩ Empa, cùng các đồng nghiệp đã phát hiện ra sự gia tăng lượng khí thải của năm loại chlorofluorocarbons (CFC) khác nhau.

Bên cạnh việc được sử dụng rộng rãi trong chất làm lạnh, CFC còn có mặt khắp nơi trong bình xịt aerosol, bao bì xốp và vật liệu cách nhiệt.

Những loại khí CFC này đều được cho là đã bị loại bỏ trên toàn thế giới vào năm 2010 theo Nghị định thư Montreal.

Nghị định thư Montreal, thỏa thuận toàn cầu nhằm khôi phục tầng ozone, được cho là một thành công lớn. Nó đã được thông qua ngay sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra một lỗ hổng trong tầng ozone ở Nam Cực vào những năm 1980.

Thỏa thuận buộc các nhà sản xuất phải tìm giải pháp thay thế cho CFC và các chất làm suy giảm tầng ozone khác. Nhờ đó, tầng ozone của Trái đất đang được phục hồi, giúp giảm nguy cơ gây ung thư da và đục thủy tinh thể ở người.

Đáng lẽ, lượng khí thải phải giảm do việc sản xuất và tiêu thụ các hóa chất này đã bị cấm hoàn toàn.

Nghiên cứu mới cho thấy, một kẽ hở trong Nghị định thư Montreal đã cho phép một số loại CFC sinh sôi nảy nở.

Mặc dù CFC không còn tồn tại trong các sản phẩm trước đây, các công ty vẫn được phép sử dụng CFC trong quá trình sản xuất các sản phẩm thay thế. Nói cách khác, CFC có thể được sử dụng làm nguyên liệu hoặc thành phần được sử dụng để tạo ra một loại hóa chất mới.

Một ví dụ đó là chúng được sử dụng để tạo ra hydrofluorocarbons (HFC), thay thế trong điều hòa không khí, tủ lạnh và bình chữa cháy.

Thật không may, HFC cũng có vấn đề khi chúng rò rỉ từ các thiết bị gia dụng. Chúng là những loại khí nhà kính siêu mạnh gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần so với carbon dioxide khi nói đến khả năng làm nóng hành tinh.

Các nhà khoa học không thể tìm thấy chính xác toàn bộ nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm gia tăng từ hai trong năm loại CFC mới.

May mắn thay, hàm lượng năm loại CFC này chưa đủ để phá hủy công sức hàng thập kỷ nhằm loại bỏ phần lớn các chất làm suy giảm tầng ozone.

Tuy nhiên, nếu lượng khí thải đó ngày càng nhiều hơn, chúng có thể làm chậm một số quá trình phục hồi. Ô nhiễm cũng sẽ góp phần gây ra các mối đe dọa mới do biến đổi khí hậu.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Thời điểm tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta được cải thiện

AN AN |

Theo TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, thời điểm mùa hè, do điều kiện thời tiết gió mạnh, mưa nhiều giúp tình trạng ô nhiễm không khí phần nào được cải thiện.

Lý giải nguyên nhân mù khô kéo dài, ô nhiễm không khí ở tỉnh miền núi

AN AN - MINH HÀ |

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đã phân tích nguyên nhân tình trạng mù khô kéo dài ở Điện Biên cản trở nhiều chuyến bay.

Lỗ thủng ở tầng ozone bảo vệ Trái đất đã lành lại như thế nào?

Thanh Hà |

Báo cáo của Liên Hợp Quốc tuần này xác nhận lỗ thủng tầng ozone từng đe dọa Trái đất từ những năm 1980 đang thu nhỏ lại.

Cho phạm nhân dùng điện thoại, đội trưởng trại tạm giam ở Cần Thơ bị bắt

HÀN LÂM |

Cần Thơ - Đội trưởng trại tạm giam Long Tuyền, Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng thuộc Công an TP Cần Thơ bị bắt với cáo buộc tạo điều kiện cho phạm nhân sử dụng điện thoại gọi ra ngoài.

Nhiều khó khăn trong việc xử lý xe dừng đỗ, đón khách dọc đường

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Tình trạng xe dừng đỗ, đón trả khách trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội đã xảy ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để.

Hà Nội: Cảnh sát chặn bắt 2 xe container cắt nóc chở quá tải hàng trăm lần

Tô Thế |

Hà Nội - Chỉ trong 1 ngày, Tổ công tác đặc biệt Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) đã phát hiện 2 xe container cắt nóc chở hàng quá trọng tải hàng trăm lần.

Hiện trường vụ tai nạn lật xe tải chở gỗ làm 3 người thương vong

Tân Văn |

Bắc Kạn - Cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ lật xe tải chở gỗ làm 2 người chết, 1 nguời bị thương.

TP Hồ Chí Minh điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công Metro số 1

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh – Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được ấn định thời điểm hoàn thành thi công vào cuối quý IV/2023, thời gian kết thúc dự án từ năm 2024 đến 2028.

Thời điểm tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta được cải thiện

AN AN |

Theo TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, thời điểm mùa hè, do điều kiện thời tiết gió mạnh, mưa nhiều giúp tình trạng ô nhiễm không khí phần nào được cải thiện.

Lý giải nguyên nhân mù khô kéo dài, ô nhiễm không khí ở tỉnh miền núi

AN AN - MINH HÀ |

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đã phân tích nguyên nhân tình trạng mù khô kéo dài ở Điện Biên cản trở nhiều chuyến bay.

Lỗ thủng ở tầng ozone bảo vệ Trái đất đã lành lại như thế nào?

Thanh Hà |

Báo cáo của Liên Hợp Quốc tuần này xác nhận lỗ thủng tầng ozone từng đe dọa Trái đất từ những năm 1980 đang thu nhỏ lại.