Xuân về sau mỗi bài báo bảo vệ người lao động

Quỳnh Chi |

Những lá thư trình bày rời rạc, những tin nhắn sai chính tả, những cuộc điện thoại gấp gáp... là chuyện rất bình thường đối với chúng tôi - bộ phận Bạn đọc - khi tiếp nhận thông tin về những người đi xuất khẩu lao động. Thông tin có thể do chính lao động hoặc người nhà của họ cung cấp.

Mỗi con người, mỗi số phận đều để lại trong chúng tôi những ấn tượng sâu sắc, khó quên...

“Cuộc sống của tôi đã khá hơn rất nhiều”

Một đêm muộn tháng 12.2022, chị Trần Thị Trang (quê Phổ Yên - Thái Nguyên) nói với tôi từ Đài Loan (Trung Quốc) như vậy.

Chị Trần Thị Trang trở về từ trại tị nạn ở Saudi Arabia năm 2018, sau khi người nhà gửi đơn kêu cứu, Báo Lao Động vào cuộc. Theo lời chị Trang, khi còn ở Saudi Arabia, cứ mỗi lần chậm lương và hỏi chủ nhà, chị đều nhận được cơn thịnh nộ và đe dọa. “Có lần họ dọa giết, dọa vứt tôi ra sa mạc, trong khi ở nơi tôi sống, mỗi gia đình cách nhau rất xa”, chị Trang nói.

Bất đồng đỉnh điểm, chị Trang bị “ném” vào trại tị nạn. Trước khi được Báo Lao Động “giải cứu”, chị Trang phải sống 1,5 tháng trong trại. Mỗi ngày, những lao động từ nhiều nước bị chủ mang ra “vứt” vào trại lại nhiều thêm. Những người sống ở đây phải trả chi phí ăn, ở khoảng 600.000 đồng/ngày; mua 1 lạng xà phòng khoảng 60.000 đồng, 1 hộp mỳ tôm giá 30.000 đồng.

“Thân đi làm giúp việc, phải cùng cực vào trại tị nạn và mua mọi thứ với giá trên trời. Ở trại, có đủ người từ nhiều nước, cứ mâu thuẫn với chủ nhà hoặc quá hạn về nước hoặc bị trì hoãn trả lương là có “nguy cơ” bị bỏ vào đây. Hồi tôi ở trại có gặp mấy người quê Hải Phòng, Thanh Hóa… có người đã ở trại cả năm nhưng không thể nào liên lạc về cho gia đình” - chị Trang chua chát.

Sau khi về Việt Nam, chị Trang thăm nom gia đình một thời gian rồi lại đi xuất khẩu lao động. Hiện, chị Trang đang làm giúp việc gia đình tại Đài Loan (Trung Quốc). Thời điểm mới sang - giữa năm 2018, lương được 12 triệu đồng/tháng, nay được 20 triệu đồng/tháng. Con trai 10 tuổi của chị Trang ở quê với bố. Chị quyết tâm làm thêm một thời gian, có vốn sẽ về Việt Nam buôn bán.

Kết thúc cuộc trò chuyện giữa đêm, chị  Trang nói: “Tôi rất cảm ơn Báo Lao Động. Tôi đã được trở về từ cõi chết, làm lại cuộc đời. Cuộc sống của tôi bây giờ khá hơn rất nhiều, được mở rộng giao lưu với bạn bè, đi lại thoải mái. Đi làm việc ở một nước khu vực Châu Á cũng không bị khác biệt quá nhiều về văn hóa, ẩm thực... nên tôi thấy thoải mái hơn. Thậm chí, tôi có thể tự tìm chủ mới để làm, nếu muốn nhanh thì tìm môi giới...”.

Hạnh phúc giản đơn

Bà Đinh Thị Thành ở xã Cần Kiệm (Thạch Thất - Hà Nội) là lao động trở về từ Saudi Arabia sau bài viết: “Xuất khẩu lao động: Hết hạn vợ chưa về nước, chồng gửi đơn kêu cứu” của Báo Lao Động.

Kể lại hành trình từ người phụ nữ vốn quen bếp núc, phụ việc mộc của chồng và gần như chưa bao giờ đi khỏi “lũy tre làng” trở thành người khóc cạn nước mắt ở “trời Tây” - bà Thành không giấu được sự mệt mỏi. Quá trình từ khi môi giới tiếp cận đến khi bà Thành xuất cảnh chỉ đúng 1 tuần.

“Môi giới là người cùng xã, đến tận nhà tôi mời gọi, qua lại rất nhiều lần. Họ chỉ yêu cầu đặt cọc 3 triệu đồng, khi tôi bay thì họ mang trả số tiền đó cho chồng tôi. Cũng vì gánh nặng nuôi 3 đứa con ăn học, tôi quyết tâm đi với lời mời gọi: “Chỉ giặt giũ, lau nhà”. Ai ngờ khóc cạn nước mắt mới về được với chồng con” - bà Thành chia sẻ.

Về nước khi vẫn còn bị nợ 7 tháng lương, tương đương khoảng hơn 50 triệu đồng, bà Thành chưa hết bàng hoàng và luôn miệng nói “sợ lắm, không bao giờ đi nữa” khi được hỏi có còn ý định đi xuất khẩu lao động nữa hay không. Ở xứ thiên đường, bà Thành phải làm mặt giận dỗi hoặc khóc lóc van xin thì chủ mới nhỏ giọt gửi lương về cho chồng con bà ở quê. Dăm lần giận dỗi may ra một lần chủ gửi tiền, thế mới nên cơ sự sau hơn 2 năm làm việc xứ người, bà vẫn còn chưa đòi được hơn 50 chục triệu đồng tiền mồ hôi, nước mắt.

Cũng vì sự khác biệt quá lớn về văn hóa, ngôn ngữ, cách sống, bà Thành càng sốc hơn khi trước lúc đi, chính bà yêu cầu được học tiếng Saudi Arabia thì môi giới nói “quá già, sang đó học”. Cũng vì không thạo ngôn ngữ, có lần bị đay nghiến do hiểu nhầm đã lấy trộm đồ của chủ nhà, bà xách tư trang ra đồn cảnh sát gần đó, trình giấy tờ cho họ để xin tá túc.

Cũng vì không thông thạo ngôn ngữ, thay vì phục vụ duy nhất chủ trả lương, bà Thành còn phải “làm thêm” cho hai gia đình khác là con trai và con gái chủ nhà… “Bao nhiêu nước mắt trong những đêm nhớ chồng con, trong khi cứ cãi nhau thì chủ lại không nạp thẻ điện thoại, càng không liên lạc được với gia đình” - bà Thành chua chát.

Sau khi “giải cứu”, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với gia đình bà Thành. Người thân cho biết, hiện bà Thành làm cách nhà hơn 2km, lương 6-7 triệu đồng/tháng với công việc kiểm tra, đóng gói sản phẩm thành ray trượt của ngăn kéo.

Có lẽ, sau bao cay đắng và nước mắt, người phụ nữ này nhận ra hạnh phúc giản đơn mà cao quý nhất là được ở gần gia đình, chồng con và sống giữa quê hương bản quán. Ông An, chồng bà Thành không giấu được phấn khởi khi trò chuyện với chúng tôi: “Hôm nào tôi sẽ chở cô ấy lên báo chơi, thăm mọi người”.

Những trường hợp kêu cứu vãng lai, đâu đó trên các hội nhóm, mạng xã hội... mà chúng tôi chưa thể kết nối, chưa thể can thiệp, chưa thể giải quyết... cũng đọng lại nhiều nỗi trăn trở, nghĩ suy... Những cái tên người chạy lướt qua, kèm theo địa chỉ ở quê nhà, là một huyện xa xôi nào đó của Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Vĩnh Phúc...

Trong chặng đường sắp tới, chúng tôi chỉ mong những dòng - chữ - buồn ấy không còn xuất hiện, không có bất cứ cuộc giải cứu nào từ những lời thống thiết xa xôi...

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Sau những bài báo, người lao động đã lấy lại được quyền lợi chính đáng

HOA LÊ |

Những đơn thư viết tay, gửi qua email hay cuộc gọi gấp gáp đến đường dây nóng của Báo Lao Động chất chứa vô vàn trăn trở của người lao động. Có khi chỉ là mong muốn tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, kết nối việc làm, nhưng cũng có những bức thư kêu cứu, kiến nghị đòi lại lương, quyền lợi chính đáng của họ nhưng đang bị doanh nghiệp chiếm đoạt. Sau khi tiếp nhận phản ánh, phóng viên của Báo Lao Động đã tích cực vào cuộc thu thập thông tin. Nhiều người lao động được trả lại quyền lợi sau những bài viết đầy sức nặng.

Bài báo nhỏ góp phần cứu sống cây 350 năm tuổi

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Mùa khô hạn năm 2021 ở vùng Tây Nam bộ kéo dài và diễn ra gay gắt, nhiều cây xanh, cây ăn trái trong vùng chịu cảnh “chết khát”. Có 1 cây cổ thụ cao tuổi nhất tỉnh Long An (khoảng 350 năm tuổi) cũng chịu chung số phận, cần được giải cứu. Sau khi Lao Động phản ánh, địa phương và ngành chức năng đã vào cuộc, cứu sống cây di sản quý.

Báo Lao Động: Vững vàng vị trí số 1 trong bảo vệ quyền lợi người lao động

Quế Chi |

Sáng 20.12, Báo Lao Động tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2021 và Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động 2022. Tham dự có bà Vũ Thị Giáng Hương – Trưởng Ban Tuyên giáo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Phương Đông – Chủ tịch công đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Minh Dũng – Phó Trưởng Ban Tài chính (Tổng Liên đoàn lao động VIệt Nam).

Đà Nẵng lắp đặt 600 xe đạp công cộng cho người dân và du khách

Nguyễn Linh |

Cuối tháng 3, Đà Nẵng sẽ hoàn tất lắp đặt hơn 600 xe đạp công cộng tại 5 quận của TP Đà Nẵng. Dự kiến sẽ tổ chức khai trương dịch vụ xe đạp công cộng trước ngày 29.3.

Vụ ông Nguyễn Viết Dũng: Chi bộ kỷ luật Bí thư là đúng quy trình

Tường Minh |

Quảng Nam - Lãnh đạo Thị uỷ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói việc Chi bộ Đảng thực hiện các bước kỷ luật đối với ông Nguyễn Viết Dũng - Bí thư của Chi bộ này là bình thường và đúng quy trình.

Đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng nay 15.3, đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sau 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhìn lại một năm Việt Nam mở cửa du lịch

Thúy Ngọc |

Mở cửa trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành du lịch tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt những kết quả quan trọng.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Sau những bài báo, người lao động đã lấy lại được quyền lợi chính đáng

HOA LÊ |

Những đơn thư viết tay, gửi qua email hay cuộc gọi gấp gáp đến đường dây nóng của Báo Lao Động chất chứa vô vàn trăn trở của người lao động. Có khi chỉ là mong muốn tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, kết nối việc làm, nhưng cũng có những bức thư kêu cứu, kiến nghị đòi lại lương, quyền lợi chính đáng của họ nhưng đang bị doanh nghiệp chiếm đoạt. Sau khi tiếp nhận phản ánh, phóng viên của Báo Lao Động đã tích cực vào cuộc thu thập thông tin. Nhiều người lao động được trả lại quyền lợi sau những bài viết đầy sức nặng.

Bài báo nhỏ góp phần cứu sống cây 350 năm tuổi

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Mùa khô hạn năm 2021 ở vùng Tây Nam bộ kéo dài và diễn ra gay gắt, nhiều cây xanh, cây ăn trái trong vùng chịu cảnh “chết khát”. Có 1 cây cổ thụ cao tuổi nhất tỉnh Long An (khoảng 350 năm tuổi) cũng chịu chung số phận, cần được giải cứu. Sau khi Lao Động phản ánh, địa phương và ngành chức năng đã vào cuộc, cứu sống cây di sản quý.

Báo Lao Động: Vững vàng vị trí số 1 trong bảo vệ quyền lợi người lao động

Quế Chi |

Sáng 20.12, Báo Lao Động tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2021 và Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động 2022. Tham dự có bà Vũ Thị Giáng Hương – Trưởng Ban Tuyên giáo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Phương Đông – Chủ tịch công đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Minh Dũng – Phó Trưởng Ban Tài chính (Tổng Liên đoàn lao động VIệt Nam).