Sau những bài báo, người lao động đã lấy lại được quyền lợi chính đáng

HOA LÊ |

Những đơn thư viết tay, gửi qua email hay cuộc gọi gấp gáp đến đường dây nóng của Báo Lao Động chất chứa vô vàn trăn trở của người lao động. Có khi chỉ là mong muốn tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, kết nối việc làm, nhưng cũng có những bức thư kêu cứu, kiến nghị đòi lại lương, quyền lợi chính đáng của họ nhưng đang bị doanh nghiệp chiếm đoạt. Sau khi tiếp nhận phản ánh, phóng viên của Báo Lao Động đã tích cực vào cuộc thu thập thông tin. Nhiều người lao động được trả lại quyền lợi sau những bài viết đầy sức nặng.

Rất may có Báo Lao Động lên tiếng!

Đã 1 năm trôi qua kể từ ngày chị Khương Thị Thu Hà (trú tổ 9, phường Tiền Phong, TP.Thái Bình) cùng hơn 100 người khác đồng lòng đi đòi lại quyền lợi khi nghỉ việc tại Công ty TNHH Poong Shin Vina (TP. Thái Bình). Thời điểm đó, dù đã nghỉ việc từ lâu, song họ vẫn chưa được công ty chi trả tiền trợ cấp thôi việc.

Chị Hà từng làm việc tại bộ phận kho vật tư của công ty từ tháng 6.2004. Đến năm 2014, chị và công ty chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận. Trước khi nghỉ việc, chị Hà đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Song, đơn vị này chưa làm hết trách nhiệm với người lao động, trong đó có khoản chi trả trợ cấp thôi việc.

Thời điểm nghỉ việc, chị Hà chưa nắm được các quy định của Luật Lao động, cùng với đó phía bộ phận phụ trách tiền lương của công ty cũng không có thông báo, hướng dẫn cụ thể. 7 năm sau, chị Hà mới biết đến quyền lợi sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc. Bên cạnh gửi đến kiến nghị đến Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, doanh nghiệp, chị Hà cũng gửi đơn mong Báo Lao Động vào cuộc giúp đỡ, lấy lại quyền lợi chính đáng.

Đại diện tập thể nguyên là công nhân, người lao động của Công ty TNHH Poong Shin Vina tại Thái Bình đã được chi trả trợ cấp thôi việc (hình chụp thời điểm giữa tháng 4.2021). Ảnh: Trung Du  - NVCC
Đại diện tập thể nguyên là công nhân, người lao động của Công ty TNHH Poong Shin Vina tại Thái Bình đã được chi trả trợ cấp thôi việc (hình chụp thời điểm giữa tháng 4.2021). Ảnh: Trung Du - NVCC

Trong khi phía doanh nghiệp chỉ gửi tin nhắn đến người lao động với nội dung vỏn vẹn “Công ty đã nhận được đơn của anh/chị, công ty đang giải quyết và sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất!” và không có phản hồi gì thêm, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp liên hệ, trao đổi với người lao động và các cơ quan liên quan về sự việc này.

Chị Hà chia sẻ: “Lúc bấy giờ, chúng tôi rất xót ruột khi gửi ý kiến phản ánh mà doanh nghiệp vẫn chưa có hồi đáp. Duy chỉ có Báo Lao Động tiếp nhận thông tin và vào cuộc rất nhanh chóng. Điều này giúp những người lao động như chúng tôi có tia hy họng, niềm tin sẽ được giải quyết quyền lợi của mình”.

Quả thật, sau khi những bài viết được đăng tải, các cơ quan liên quan vào cuộc quyết liệt hơn. Trong thời gian rất ngắn, khoảng 120 người từng là công nhân, người lao động của Công ty TNHH Poong Shin Vina đã được doanh nghiệp kịp thời xem xét, chi trả tiền trợ cấp thôi việc.

Sau khi mang giấy tờ đến, công ty đã trả cho chị Hà tiền trợ cấp là hơn 5 triệu đồng. Chồng chị từng là công nhân của công ty cũng nhận được số tiền trợ cấp tương tự. Chị Hà kể: “Khoảng tháng 7.2021, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp. Hai vợ chồng tôi đều là công nhân, con cái còn đang tuổi ăn học nên rất khó khăn. Hơn 10 triệu đồng đó cũng là khoản lớn giúp gia đình tôi trang trải được cuộc sống lúc bấy giờ”.

Sau khi sự việc khép lại, chị Hà thay mặt người lao động đã gửi thư cảm ơn đến Báo Lao Động. “Tôi không biết nói gì ngoài cảm ơn báo rất nhiều. Nếu không có sự vào cuộc kịp thời thì không biết đến khi nào hơn 100 người lao động như chúng tôi mới được giải quyết chế độ” - chị Hà xúc động nói.

Nhận lại 100 triệu đồng - thật sự may mắn

Đang là nhân viên bán hàng, chị Vũ Như Ngọc (TP.Nam Định, Nam Định) tranh thủ thời gian nghỉ trưa ít ỏi trao đổi với phóng viên. Nhắc lại sự việc xảy ra cuối năm 2021, chị Ngọc vẫn nhớ như in những ngày tháng thấp thỏm, ngóng trông kết quả giải quyết khi còn là nhân viên Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Thuận Phát (địa chỉ tại Hà Nội).

Chị Ngọc kể lại, đầu năm 2020, chị được tuyển vào làm việc cho công ty - đơn vị liên kết với Công ty CP Giải pháp Thanh toán Điện lực và Viễn thông (viết tắt là ECPay). ECPay là doanh nghiệp trung gian thực hiện thu hộ tiền điện. Sau khi được nhận làm nhân viên kinh doanh cho công ty, chị Ngọc đã phải chuyển tiền đặt cọc qua ngân hàng với số tiền 100 triệu đồng (đây được gọi là tiền bảo lãnh). Bên cạnh đó, công ty có ký nhận sẽ hoàn trả tiền cọc sau 30-45 ngày tính từ ngày nhân viên nghỉ việc.

Đơn thư phản ánh của người lao động đã gửi đi. Ảnh: Trung Du  - NVCC
Đơn thư phản ánh của người lao động đã gửi đi. Ảnh: Trung Du - NVCC

Khoảng đầu năm 2021, người lao động lao đao vì không có việc làm. 3 tháng sau chị Ngọc mới chính thức nghỉ việc. Song chờ đợi đến cuối năm 2021, công ty vẫn chậm trễ hoàn trả lại tiền đặt cọc bảo lãnh làm việc cho chị.

Để có 100 triệu đóng tiền kí quỹ, chị Ngọc cũng phải vay mượn nhiều nơi. Lúc bấy giờ còn không có việc làm, chị càng áp lực. Trong khi rối như tơ vò, chị Ngọc nghĩ cần phải có truyền thông vào cuộc. Ngồi một hồi lâu, chị liệt kê toàn bộ số điện thoại đường dây nóng của các báo. Chị kiên nhẫn liên hệ, trao đổi về những vướng mắc mình đang gặp phải, trong đó có Báo Lao Động.

Sau đó khoảng 2-3 ngày, phóng viên Trung Du được sự phân công của Báo Lao Động đã trực tiếp xuống tiếp nhận và trao đổi thông tin với chị Ngọc và hàng chục người lao động khác. “Thật sự sau khi nhận cuộc gọi từ phóng viên của báo, tôi cũng rất bất ngờ vì thông tin của mình được tiếp nhận nhanh đến vậy. Dù liên hệ rất nhiều báo, song chỉ có Báo Lao Động phản hồi thông tin của tôi nhanh nhất” - chị Ngọc kể.

Với chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, Báo Lao Động vào cuộc nhanh chóng tiếp nhận thông tin, vướng mắc mà họ đang gặp phải. Đây cũng là lần đầu tiên chị phản ánh sự việc của mình lên báo chí và thấy rõ sự tận tâm của phóng viên cũng như toà soạn Báo Lao Động trước sự việc liên quan đến công nhân, người lao động.

Thư cảm ơn đến Báo Lao Động.
Thư cảm ơn đến Báo Lao Động.

Vào dịp cận Tết năm 2021, chị Ngọc nhận lại được 100 triệu đồng tiền cọc trong niềm vui vỡ oà. “Khi cầm được tiền trong tay, tôi mới thấy mình thật sự may mắn khi được công ty giải quyết cho. Dù bấy giờ công ty cũng gặp khó khăn do dịch COVID-19, song những người lao động như chúng tôi cũng vô cùng vất vả” - chị Ngọc chia sẻ.

Chị Hà, chị Ngọc là hai trong số hàng nghìn người lao động đã tin tưởng, thông tin những vấn đề khúc mắc trong quá trình làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp đến Báo Lao Động. Với sự nhiệt huyết của những nhà báo, phóng viên, biết bao người lao động đã được giải quyết chế độ sau khi bài viết đăng tải. Báo Lao Động đã trở thành địa chỉ tin cậy, chỗ dựa của biết bao người lao động lúc gặp khó khăn.

HOA LÊ
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động cùng công nhân vượt khó

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương là một trong những tỉnh đông người lao động nhập cư ở Đông Nam Bộ. Đa số người lao động xa quê còn đi ở trọ có cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Hằng năm, Báo Lao Động cùng với các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn tổ chức hoạt động hỗ trợ công nhân lao động khó khăn, trong đó có chương trình Vé xe 0 đồng đưa người lao động về quê đón Tết.

Báo Lao Động thực sự là tờ báo số 1 của đoàn viên, người lao động

TRUNG DU |

Thái Bình - Theo đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Liên đoàn Lao động huyện Tiền Hải, thời gian qua, Báo Lao Động đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò là tờ báo số 1 trong việc tuyên truyền, định hướng về công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động của tổ chức công đoàn tại địa phương.

Báo Lao Động luôn ở “điểm nóng” bảo vệ quyền lợi cho công nhân

BẢO TRUNG |

Phóng viên Báo Lao Động luôn có mặt ở những điểm nóng, đồng hành cùng tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, bất chấp những khó khăn vất vả.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Báo Lao Động cùng công nhân vượt khó

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương là một trong những tỉnh đông người lao động nhập cư ở Đông Nam Bộ. Đa số người lao động xa quê còn đi ở trọ có cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Hằng năm, Báo Lao Động cùng với các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn tổ chức hoạt động hỗ trợ công nhân lao động khó khăn, trong đó có chương trình Vé xe 0 đồng đưa người lao động về quê đón Tết.

Báo Lao Động thực sự là tờ báo số 1 của đoàn viên, người lao động

TRUNG DU |

Thái Bình - Theo đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Liên đoàn Lao động huyện Tiền Hải, thời gian qua, Báo Lao Động đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò là tờ báo số 1 trong việc tuyên truyền, định hướng về công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động của tổ chức công đoàn tại địa phương.

Báo Lao Động luôn ở “điểm nóng” bảo vệ quyền lợi cho công nhân

BẢO TRUNG |

Phóng viên Báo Lao Động luôn có mặt ở những điểm nóng, đồng hành cùng tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, bất chấp những khó khăn vất vả.