Vì mưu sinh, 30,2% trẻ là con công nhân phải sống xa cha mẹ

Minh Hương - Quế Chi |

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, có 30,2% trẻ là con công nhân từ độ tuổi 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc. Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Xoay xở để chăm lo cho con tốt hơn

Cách đây vài tháng, chị Vũ Thị Linh (28 tuổi, quê Nghệ An) phải xin nghỉ làm ở công ty để đưa con gái đi khám bệnh. Chị Linh hiện là công nhân ở Cụm công nghiệp Phú Minh (phường Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội).

Con đã 4 tuổi nhưng chậm nói, không thích tiếp xúc với người lạ, kết quả khám bệnh cho thấy, cháu có dấu hiệu tự kỷ, khiến chị Linh bàng hoàng, lo lắng.

Chị Linh bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh, phần do di truyền, phần do môi trường xung quanh tác động.

Nghĩ lại quãng thời gian mang bầu và bắt đầu đi làm trở lại sau thời gian nghỉ sinh, chị Linh lao vào công việc. Ngoài việc đi làm giờ hành chính ở công ty, chị Linh còn xin đi làm thời vụ ở nơi khác. Là trụ cột chính, nữ công nhân phải cố gắng 300% sức lực. Chồng chị từng bị tai nạn giao thông nên chỉ gánh vác công việc nhẹ.

“Tôi phải gửi con về cho bà ngoại. Nhiều chi phí phát sinh, nếu không đi làm thêm, gia đình không biết trông chờ vào đâu” - chị Linh nói.

Cũng bởi vì cuốn vào guồng quay công việc, nữ công nhân nhận ra bản thân dành khá ít thời gian cho con nhỏ.

“Những năm tháng đầu đời của con là thời gian quan trọng nhất, nhưng tôi lại quá quan tâm việc kiếm tiền, không tương tác với con nhiều” - chị Linh tâm sự.

Hiện tại, hy vọng con có tiến triển tốt hơn, chị Linh chỉ đăng ký làm giờ hành chính, không tăng ca.

“Ngoài việc giao tiếp bình thường, tôi cũng hay hát và đọc truyện cho con nghe. Chi phí cho buổi học can thiệp của trẻ tự kỷ so với với mức lương công nhân rất chênh nhau. Tôi không đủ khả năng” - nữ công nhân cho hay.

Nghỉ làm về quê vì không ai trông con

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều vợ chồng công nhân gửi con về quê để tập trung làm việc, tăng ca kiếm thu nhập. Ngược lại, có những trường hợp công nhân chấp nhận khó khăn, mang con nhỏ lên ở cùng để được gần con, chăm sóc con tốt hơn.

Cũng có những nữ công nhân sinh con xong đồng nghĩa là nghỉ làm công nhân để trở về quê bởi những khó khăn không thể khắc phục...

Cách đây 1 năm, khi sinh con, chị Lê Thị Ngọc Hà đã trở về quê ở Hà Tĩnh, chấm dứt quãng thời gian 10 năm làm công nhân của mình tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Chị Hà cho biết, dù vẫn muốn tiếp tục làm công nhân, nhưng con nhỏ không có người trông nên hai mẹ con đành ở quê, không tiếp tục ra Hà Nội.

“Bố mẹ đã già yếu, không thể ra Hà Nội để giúp vợ chồng tôi trông con. Nếu không có người giúp, vợ chồng công nhân như chúng tôi sẽ không thể xoay xở được, nhất là khi phải làm ca kíp, không cố định giờ giấc” - chị Hà chia sẻ.

Trước khi về quê, tổng thu nhập của nữ công nhân này được khoảng 7 triệu đồng/tháng nếu chỉ làm giờ hành chính; nếu làm thêm, thu nhập của chị tăng thêm được 1-2 triệu đồng/tháng. Thu nhập này khá ổn định, nhưng vì con, chị đành phải dứt bỏ.

Minh Hương - Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Công nhân ngậm ngùi gửi con về quê để đỡ gánh nặng học phí

NHÓM PV |

Cùng với nhu cầu nhà ở, việc tìm nơi gửi con của công nhân lao động là vấn đề bức thiết. Tại nhiều khu công nghiệp, thiếu trường cho con công nhân và thực trạng nhiều con công nhân phải đi học THPT dân lập vì cha mẹ không có hộ khẩu tại nơi lao động gây nhiều bất cập, thiệt thòi, ảnh hưởng đến quyền lợi học tập chính đáng của con em công nhân.

Công nhân "ngậm ngùi" gửi con về quê vì khó tìm chỗ học cho con

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, nhu cầu được gửi con ở các trường mầm non công là nhu cầu vô cùng cấp thiết. Nhiều gia đình công nhân phải gửi con về quê vì trường mầm non công lập kín chỗ, tư thục thì học phí cao.

Diễn viên Thùy Anh: Tôi đã khóc hàng giờ sau khi quay xong cảnh nóng lúc 3h sáng

NHÓM PV |

Trong chương trình "Cà phê chiều thứ 7" với Lao Động, diễn viên Thùy Anh chia sẻ, cô đã phải chịu nhiều tổn thương khi đóng vai diễn được ngợi khen ở phim điện ảnh "Đập cánh giữa không trung".

Sẽ điều động chủ tịch phường làm chậm tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tại cuộc họp về tiến độ triển khai dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 tại huyện Long Thành sáng 13.4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã đề nghị thanh tra tham mưu việc điều động chủ tịch phường đi chỗ khác, bởi phối hợp không tốt, gây chậm tiến độ dự án.

Huy động hơn 20 flycam để tìm kiếm nạn nhân bị đuối nước mất tích

Văn Trực |

Trưa 13.4, UBND phường Hoà Hải (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cho biết, hơn 20 thiết bị bay flycam đã được huy động để tìm kiếm nạn nhân trong vụ 2 anh em sinh đôi mất tích khi tắm biển.

Cận cảnh sập hầm đường tàu hỏa ở Khánh Hòa

Xuyên Đông |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết, sáng 13.4, tại khu vực hầm Bãi Gió (Khánh Hòa) xảy ra sập hầm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục.

Làm việc từ 6 giờ sáng mỗi ngày suốt 15 năm, thu nhập của nhân viên cấp dưỡng ở Huế 2,8 triệu đồng/tháng

NHƯ PHƯƠNG |

HUẾ - Vật giá ngày càng leo thang, công việc có những vất vả đặc thù riêng, nhân viên cấp dưỡng tại các trường học mong muốn có thu nhập tốt hơn từ lương để đảm bảo cuộc sống.

Mỹ không có "Phương án B" về viện trợ Ukraina

Thanh Hà |

Mỹ đã hết phương án để giúp Ukraina ngoài việc hy vọng Quốc hội cuối cùng sẽ thông qua gói viện trợ trị giá 60 tỉ USD, các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với Bloomberg.

Công nhân ngậm ngùi gửi con về quê để đỡ gánh nặng học phí

NHÓM PV |

Cùng với nhu cầu nhà ở, việc tìm nơi gửi con của công nhân lao động là vấn đề bức thiết. Tại nhiều khu công nghiệp, thiếu trường cho con công nhân và thực trạng nhiều con công nhân phải đi học THPT dân lập vì cha mẹ không có hộ khẩu tại nơi lao động gây nhiều bất cập, thiệt thòi, ảnh hưởng đến quyền lợi học tập chính đáng của con em công nhân.

Công nhân "ngậm ngùi" gửi con về quê vì khó tìm chỗ học cho con

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, nhu cầu được gửi con ở các trường mầm non công là nhu cầu vô cùng cấp thiết. Nhiều gia đình công nhân phải gửi con về quê vì trường mầm non công lập kín chỗ, tư thục thì học phí cao.