Làm việc từ 6 giờ sáng mỗi ngày suốt 15 năm, thu nhập của nhân viên cấp dưỡng ở Huế 2,8 triệu đồng/tháng

NHƯ PHƯƠNG |

HUẾ - Vật giá ngày càng leo thang, công việc có những vất vả đặc thù riêng, nhân viên cấp dưỡng tại các trường học mong muốn có thu nhập tốt hơn từ lương để đảm bảo cuộc sống.

Công việc không nhàn rỗi nhưng lương không cao

Chị A Viết Thị Canh, nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non Hồng Thượng (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã gắn bó với công việc được 8 năm. Chị cho biết, lương của chị sau khi trừ các khoản đóng góp theo quy định chị nhận được 2,8 triệu đồng/tháng, chồng chị là nhân viên bảo vệ rừng, thu nhập mỗi tháng từ lương cũng chỉ được 1,5 triệu đồng. Với thu nhập như vậy cuộc sống đã vô cùng khó khăn, nay chị mang trong mình căn bệnh ung thư tuyến giáp, chi phí điều trị cao, khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Chị Viên Thị Ôn, nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non A Đớt là mẹ đơn thân, nuôi con bị bại liệt. Chị là nhân viên cấp dưỡng, đến nay cũng được 15 năm.

Chị cho biết: “Công việc ở trường cũng chiếm nhiều thời gian, từ khâu tiếp phẩm đến chế biến món ăn, lau dọn bếp, rửa chén bát…nên dù nắng hay mưa thì 6 giờ sáng tôi đã có mặt ở trường và sau 12 giờ trưa, chị mới được nghỉ ngơi, buổi chiều lại chuẩn bị các bữa ăn nhẹ cho các cháu, cũng đến 5 giờ mới về đến nhà.

Với những khó khăn, vất vả nhất định, nhưng lương thấp kèm theo đó lương của cấp dưỡng được chi trả từ nguồn xã hội hoá, trong khi cuộc sống của người dân cũng khó khăn. Nên việc đóng tiền ăn, tiền cấp dưỡng cũng không được đầy đủ, đúng hạn như những đơn vị ở vùng đồng bằng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng tôi”.

“Nhiều người vẫn nói công việc cấp dưỡng có gì nặng nhọc đâu, chẳng vất vả tí nào. Nhưng để có bữa cơm đầy đủ sinh dưỡng, nấu cơm khô, nhão phù hợp cho các cháu, chúng tôi cũng phải cân đo, đong đếm, suy nghĩ.... Tuy nhiên, đồng lương mà chúng tôi hiện hưởng (chưa được 3 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản đóng góp) thì quá thấp so với công việc chúng tôi đang thực hiện” chị Trần Thị Hồng Sinh chia sẻ.

Làm thêm để có thêm thu nhập lo cho cuộc sống

“Ngoài công việc bảo vệ rừng, chồng tôi tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi lấy mật ong, bắt cá. Còn tôi, ngoài thời gian làm việc ở trường, về nhà tôi trồng thêm rau, dưa, làm thêm ruộng…, ai gọi làm gì thì đi làm thêm để mong có thêm thu nhập, lo cho con ăn học và có thêm kinh phí để điều trị bệnh” - chị A Viết Thị Canh tâm sự.

Chị Trần Thị Hồng Sinh cho biết: “Từ ngày chồng tôi bị tai nạn rồi qua đời, với mức lương hiện tại, thực sự không đảm bảo cuộc sống cho ba mẹ con. Trong khi, con cái tôi ốm đau triền miên, cần rất nhiều tiền để lo thuốc thang, điều trị. Nhưng để có thêm thu nhập, tôi cũng chỉ biết chăn nuôi, làm thêm đủ nghề chứ không dám bỏ nghề để đi làm việc khác. Bởi tôi vẫn mong rằng, một ngày gần nhất, chúng tôi sẽ được ký hợp đồng dài hạn và có những chính sách mới”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới có 99 nhân viên cấp dưỡng tại các trường mầm non. Với thu nhập hằng tháng các chị nhận được sau khi đã trừ các khoản theo quy định, mỗi chị chỉ nhận được từ 2,8-3 triệu đồng/tháng.

Đại đa số các chị đều có hoàn cảnh khó khăn, chồng không có việc làm, chưa có nhà cửa, con còn nhỏ, cũng có chị đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, hầu như chị nào cũng thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, vì vậy, khó khăn chồng chất khó khăn. Nên mong muốn của nhân viên cấp dưỡng là có chính sách việc làm ổn định, được vào biên chế Nhà nước hoặc được ký hợp đồng không xác định thời hạn, được đóng BHXH, BHYT, BHTN vào thời gian nghỉ hè… để đảm bảo cuộc sống và yên tâm công tác.

Chị Viên Thị Ôn tâm sự: “15 năm nay gắn bó với công việc, lương thấp nhưng tôi vẫn cố gắng để hoàn thành, bởi vì tôi cũng như các chị em khác luôn nuôi hy vọng sẽ có ngày được làm việc lâu dài và có mức lương phù hợp nhất giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống”.

NHƯ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Phấn đấu năm 2024 phát triển thực tăng 1 triệu đoàn viên

Hà Anh |

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Chương trình công tác năm 2024, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cấp cơ sở năm 2024 (Kế hoạch).

Khó khăn trong triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Hiện nay, việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại tỉnh Thanh Hóa đang gặp một số trở ngại, trong đó vấn đề bố trí quỹ đất, nguồn vốn và giải phóng mặt bằng có phần đang gặp khó.

Nhân viên cấp dưỡng mầm non có thể nhận lương 15 triệu đồng/tháng?

LƯU HOÀI |

Nhân viên cấp dưỡng mầm non ngoài lương còn hưởng thêm các chính sách về bảo hiểm xã hội, phụ cấp hàng tháng. Tùy theo quy mô và khả năng chi trả mà mức phụ cấp có sự khác nhau.

Chạy đua thời gian để thông hầm đường sắt Đèo Cả nối tuyến Bắc - Nam

Luân Long |

Đến sáng 14.4, hàng trăm công nhân cùng nhiều phương tiện, máy móc vẫn đang chạy đua với thời gian, khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió (đoạn qua Đèo Cả nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).

Sứa biển mất mùa rớt giá, ngư dân Nghệ An lao đao

KIM CHI |

NGHỆ AN - Thời điểm này đang là chính vụ khai thác sứa biển tại xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu. Thế nhưng, mùa sứa năm nay, ngư dân địa phương gặp cảnh mất mùa chưa từng có.

Dự báo bão năm 2024 khốc liệt hơn tới 170%

Song Minh |

Các dự báo bão mới nhất chỉ ra, mùa bão năm 2024 dự kiến sẽ khốc liệt hơn tới 170% so với các mùa trung bình.

Nan giải bài toán đặt tên xã mới sau sáp nhập tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN – Sự kiện xã Quỳnh Đôi sẽ sáp nhập xã Quỳnh Hậu, dự kiến tên xã mới là Đôi Hậu ở huyện Quỳnh Lưu đang gặp phải sự phản ứng của người dân.

Cả đêm dập lửa vụ cháy nhà xưởng công ty sản xuất bao bì ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ cháy trong nhà xưởng chứa giấy phế liệu ở khu dân cư. Lực lượng chức năng đã dập tắt đám cháy, đang điều tra làm rõ vụ hỏa hoạn.

Phấn đấu năm 2024 phát triển thực tăng 1 triệu đoàn viên

Hà Anh |

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Chương trình công tác năm 2024, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cấp cơ sở năm 2024 (Kế hoạch).

Khó khăn trong triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Hiện nay, việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại tỉnh Thanh Hóa đang gặp một số trở ngại, trong đó vấn đề bố trí quỹ đất, nguồn vốn và giải phóng mặt bằng có phần đang gặp khó.

Nhân viên cấp dưỡng mầm non có thể nhận lương 15 triệu đồng/tháng?

LƯU HOÀI |

Nhân viên cấp dưỡng mầm non ngoài lương còn hưởng thêm các chính sách về bảo hiểm xã hội, phụ cấp hàng tháng. Tùy theo quy mô và khả năng chi trả mà mức phụ cấp có sự khác nhau.