Tiền lương không đủ sống gây ra nhiều hệ lụy cho công nhân

QUẾ CHI |

Vừa qua, Viện Công nhân và Công đoàn (CN - CĐ) và tổ chức Oxfam đã thực hiện một báo cáo chuyên sâu về cuộc sống của CN may ở Việt Nam mang tên “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy”. Báo cáo này đã chỉ ra CN may đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, để lại hệ lụy lớn đến cuộc sống của họ.

CN vật lộn để nuôi sống bản thân

Hầu hết CN được phỏng vấn cho báo cáo này đều có mức lương dưới mức lương đủ sống; và đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có những lúc bị đói. Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống trong điều kiện nghèo nàn, không đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, và không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái.

“Các CN kể những câu chuyện về việc phải ở lại nhà máy làm việc muộn cho đến khi mệt lả và gần như kiệt sức sau một ngày làm việc. Họ nói về việc phải vội vàng đi vệ sinh để quay về nơi làm việc và không sử dụng giờ nghỉ giải lao để tranh thủ làm, vậy mà họ vẫn không hoàn thành định mức mỗi ngày. Họ không có thời gian chăm sóc con cái, hay về thăm cha mẹ ở quê và không có thời gian dành cho giao lưu với bạn bè. Những thông tin chúng tôi thu được là không thể phủ nhận: CN may Việt Nam đang không đủ sống với tiền lương họ nhận được” - TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện CN-CĐ, Trưởng nhóm nghiên cứu - chia sẻ.

Mức lương tối thiểu theo quy định của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức lương một người cần để trang trải các chi phí cần thiết như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Nhưng ngay cả khi mức lương mà hầu hết CN may kiếm được cao hơn mức lương tối thiểu quốc gia, thì cũng chưa bằng mức lương được coi là lương đủ sống.

Mức lương tối thiểu trung bình quốc gia tại Việt Nam là 3,34 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 37% mức lương của Sàn lương Châu Á và 64% mức lương của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu tính cho Việt Nam.

Chính vì vậy, CN đã phải chấp nhận làm thêm để có thêm thu nhập. Theo nghiên cứu trên, CN làm thêm phổ biến ít nhất một giờ mỗi ngày. Tiền làm thêm giờ chiếm khoảng 11-16% thu nhập của họ. Đây là ước tính thấp nhất về số giờ làm thêm và tiền làm thêm của CN may.

Trong một nghiên cứu khác của Tổng LĐLĐVN năm 2018, làm thêm giờ trong ngành may mặc chiếm 18,6% tổng thu nhập của CN. Tiền lương nói trên là chưa nói tới các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên, đào tạo, công việc nặng nhọc độc hại, hỗ trợ đi lại, nhà ở, thưởng chuyên cần, năng suất và hỗ trợ kinh nguyệt. Các loại và mức phụ cấp cũng khác nhau ở các Cty khác nhau. Do đó, nếu chỉ tính công việc hoàn thành trong giờ làm việc tiêu chuẩn, không tính thêm các khoản phụ cấp khác, lương CN sẽ không đủ sống ở mức cơ bản nhất.

CN phải hy sinh mọi nhu cầu

Vẫn theo báo cáo, vì lương không đủ sống, nhiều CN bày tỏ họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống, và họ cho biết cuộc sống của họ chỉ bó hẹp trong công việc với mong đợi kiếm thêm thu nhập. Họ phải hy sinh mọi nhu cầu, mong muốn và ước mơ khác để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu hằng ngày như ăn uống, nhà ở, điện nước.

Nhiều CN có kế hoạch và ước mơ cho tương lai, nhưng không nhìn thấy công việc hiện tại có thể giúp họ đạt được ước mơ như thế nào. “Làm đâu tiêu đấy” là thực tiễn phổ biến đối với những NLĐ này. 69% số CN cho biết, họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình và 31% cho biết, họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương của họ ngoại trừ một khoản tiền từ BHXH nếu họ mất việc.

Đồng lương không đủ sống kéo theo nhiều vấn đề bủa vây. Tiền thuê nhà chưa trả hoặc trả một nửa, nợ một nửa. Ngay cả khi bị ốm, CN cũng không dám nghỉ ngơi. Họ cố gắng chi tiêu ở mức dè sẻn, tối thiểu. Khi ngã bệnh, họ chỉ có cách vay mượn để trang trải các chi phí điều trị. Họ mua và mặc loại quần áo rất rẻ và kém chất lượng. Họ không có tiền dư để phòng khi gia đình gặp khủng hoảng hoặc trong trường hợp khẩn cấp. CN cho biết, họ không mấy khi đi chơi hoặc chi tiêu cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Họ thậm chí ít về thăm gia đình hoặc về quê thăm người thân vì các chi phí liên quan đến tàu xe, đi lại. CN buộc phải vay mượn từ bạn bè trong chuyền hay những CN khác ở cùng khu nhà trọ để mua xe đi làm, chi phí khám-chữa bệnh và thuốc men, trả chi phí học hành cho con cái.

37% số CN được phỏng vấn trong nghiên cứu cho biết, họ luôn ở trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân hay hàng xóm để bù lấp thiếu hụt chi tiêu trong tháng. Để khắc phục khó khăn về tài chính, CN nghĩ ra cách để có tiền trang trải cho các chi phí đột xuất bằng cách tham gia chơi hụi. Mặc dù chơi hụi không khiến CN nợ nần, nhưng điều này cho thấy sự mong manh về khả năng tài chính của họ.

QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường giám sát việc tăng lương tối thiểu vùng

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trao đổi với phóng viên, đại diện các DN đều khẳng định sẽ thực hiện tốt việc tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019, đồng thời sẽ không cắt giảm các phúc lợi khác của NLĐ. Về phía tổ chức CĐ cũng sẽ tăng cường giám sát để việc thực hiện tăng LTTV được thực hiện theo đúng Nghị định 157 đề ra.

Đẩy mạnh công tác giám sát của công đoàn đối với tăng lương tối thiểu

Quế Chi |

Ngày 26.12, Tổng LĐLĐVN có văn bản số 2548/TLĐ do ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - ký về việc thực hiện Nghị định 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tăng cường biện pháp ổn định quan hệ lao động trong dịp Tết Kỷ Hợi – 2019.

Đảm bảo quyền lợi người lao động

Quang Hiếu |

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 đồng - 200.000 đồng so với hiện nay. Qua tổng  hợp đề xuất, có 4/63 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng theo hướng tăng lên. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ của Bộ LĐTBXH.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Tăng cường giám sát việc tăng lương tối thiểu vùng

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trao đổi với phóng viên, đại diện các DN đều khẳng định sẽ thực hiện tốt việc tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019, đồng thời sẽ không cắt giảm các phúc lợi khác của NLĐ. Về phía tổ chức CĐ cũng sẽ tăng cường giám sát để việc thực hiện tăng LTTV được thực hiện theo đúng Nghị định 157 đề ra.

Đẩy mạnh công tác giám sát của công đoàn đối với tăng lương tối thiểu

Quế Chi |

Ngày 26.12, Tổng LĐLĐVN có văn bản số 2548/TLĐ do ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - ký về việc thực hiện Nghị định 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tăng cường biện pháp ổn định quan hệ lao động trong dịp Tết Kỷ Hợi – 2019.

Đảm bảo quyền lợi người lao động

Quang Hiếu |

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 đồng - 200.000 đồng so với hiện nay. Qua tổng  hợp đề xuất, có 4/63 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng theo hướng tăng lên. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ của Bộ LĐTBXH.