Tác động của đại dịch tới việc làm xấu hơn

Linh Nguyên |

Ngày 28.10, ILO cho biết dự báo hiện nay của ILO thời giờ làm việc toàn cầu năm 2021 sẽ thấp hơn 4,3% so với mức trước đại dịch (quý IV năm 2019), tương đương với 125 triệu việc làm toàn thời gian.

Đây là số liệu trong Báo cáo nhanh số 8 của ILO về tác động của đại dịch COVID-19 tới thị trường lao động. Theo ILO,  tổn thất về thời giờ làm việc năm 2021 do đại dịch sẽ cao hơn đáng kể so với số liệu ước tính đưa ra trước đây do công cuộc phục hồi của các nước phát triển và các nước đang phát triển ở hai tốc độ khác nhau, đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Dự báo hiện nay của ILO là thời giờ làm việc toàn cầu năm 2021 sẽ thấp hơn 4,3% so với mức trước đại dịch (quý IV năm 2019), tương đương với 125 triệu việc làm toàn thời gian. Đây là mức điều chỉnh đáng kể so với số liệu dự báo mà ILO đưa ra trong tháng 6 là 3,5%, tương đương với 100 triệu việc làm toàn thời gian.

Trong quý III năm 2021, tổng thời giờ làm việc ở các nước thu nhập cao thấp hơn quý IV năm 2019 là 3,6%. Ngược lại, con số này tại các nước thu nhập thấp ở mức 5,7% và tại các nước thu nhập trung bình thấp hơn là 7,3%. Nhìn từ góc độ khu vực, Châu Âu và Trung Á ghi nhận mức tổn thất thời giờ làm việc thấp nhất so với các mức trước đại dịch (2,5%). Tiếp đến là Châu Á và Thái Bình Dương, ở mức 4,6%. Châu Phi, Châu Mỹ và các quốc gia Ả-rập ghi nhận mức giảm lần lượt là 5,6%, 5,4% và 6,5%.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng tác động tới năng suất, người lao động và doanh nghiệp theo cách khiến sự chênh lệch lớn hơn. Khoảng cách về năng suất giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng từ 17,5:1 lên 18:1 về giá trị thực, là mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2005.

Từ góc độ vaccine và chính sách kích thích tài khoá, ILO cho rằng có sự phân hoá lớn chủ yếu là do những khác biệt lớn trong việc triển khai vaccine và các gói kích thích tài khóa. Số liệu ước tính cho thấy với mỗi 14 người được tiêm vaccine đầy đủ trong quý II năm 2021, thị trường lao động toàn cầu sẽ được bổ sung thêm tương đương một việc làm toàn thời gian. Điều này có tác dụng đáng kể thúc đẩy công cuộc phục hồi. Các gói kích thích tài khóa cũng vẫn là một yếu tố then chốt trong quỹ đạo phục hồi.

Tuy nhiên, khoảng trống về kích thích tài khóa phần lớn vẫn chưa được giải quyết, theo đó 86% các biện pháp kích thích toàn cầu tập trung ở các nước thu nhập cao. Số liệu ước tính cho thấy trung bình, với 1% GDP hằng năm được bổ sung thêm cho gói kích thích tài khóa, tổng thời giờ làm việc hằng năm tăng thêm 0,3 điểm phần trăm so với quý IV năm 2019.

Ông Guy Ryder - Tổng Giám đốc ILO - cho biết, quỹ đạo hiện tại của thị trường lao động là quỹ đạo của một công cuộc phục hồi bị đình trệ, cùng với sự xuất hiện của những nguy cơ đi xuống và sự phân hóa lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự phân bổ vaccine và năng lực tài khóa không đồng đều đang định hình những xu hướng này, và cả hai vấn đó đều cần được khẩn trương giải quyết.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến

Đức Mạnh |

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến ​​trong quý thứ III do tiêu dùng cá nhân giảm, đầu tư xây dựng và cơ sở vật chất yếu kém nhưng xuất khẩu tăng lại mạnh.

Đắk Lắk quy hoạch đồng bộ đô thị kết hợp tái cơ cấu nền kinh tế

BẢO TRUNG |

Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã và đang tập trung cho công tác quy hoạch các đô thị trọng điểm ở địa phương, kết hợp tái cơ cấu đồng bộ nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, phấn đấu GDP đạt 6,5%

Phạm Đông - Trần Vương |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không khí lao động sản xuất, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp trên cả nước đang rất tốt. Ông tin tưởng năm 2022 nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, đạt đến con số 6,5% GDP.

Khắc phục, giảm thiểu đứt gãy để nền kinh tế không lỡ nhịp phát triển

VƯƠNG TRẦN |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến

Đức Mạnh |

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến ​​trong quý thứ III do tiêu dùng cá nhân giảm, đầu tư xây dựng và cơ sở vật chất yếu kém nhưng xuất khẩu tăng lại mạnh.

Đắk Lắk quy hoạch đồng bộ đô thị kết hợp tái cơ cấu nền kinh tế

BẢO TRUNG |

Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã và đang tập trung cho công tác quy hoạch các đô thị trọng điểm ở địa phương, kết hợp tái cơ cấu đồng bộ nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, phấn đấu GDP đạt 6,5%

Phạm Đông - Trần Vương |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không khí lao động sản xuất, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp trên cả nước đang rất tốt. Ông tin tưởng năm 2022 nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, đạt đến con số 6,5% GDP.

Khắc phục, giảm thiểu đứt gãy để nền kinh tế không lỡ nhịp phát triển

VƯƠNG TRẦN |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay.