Khắc phục, giảm thiểu đứt gãy để nền kinh tế không lỡ nhịp phát triển

VƯƠNG TRẦN |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay.

Khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết

Chiều nay (13.10), Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương”.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) và được truyền trực tuyến tới 63 điểm cầu tại văn phòng Tỉnh/Thành ủy các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì Hội thảo có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội thảo. Ảnh Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội thảo.

Cùng dự có đại diện Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Tổ chức Y tế thế giới, đại diện các Đại sứ quán Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, hội thảo là dịp để các địa phương chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khắc phục các đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái “bình thường mới”.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo.

GS. TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Đối với Việt Nam, đặc trưng nổi bật của cú sốc kinh tế do đại dịch lần này là sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị do đột ngột ngưng cung lao động; đứt gãy trong khâu vận chuyển, vận tải và hệ thống logistics; đứt gãy trong khu vực dịch vụ cần tiếp xúc trực tiếp.

“Do vậy, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay. Mấu chốt quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này là cần đưa người lao động trở lại nhà máy, đưa hàng xuất khẩu đến thị trường quốc tế, đưa hàng hoá và nông sản đến tay người tiêu dùng trong nước, phục hồi các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng. Trong khi lại đòi hỏi tất cả đều phải bảo đảm diễn ra an toàn nhất, với chi phí giao dịch thấp nhất có thể, trong một lộ trình phù hợp. Đó cũng chính là chìa khoá để thực hiện sự chuyển hướng từ chiến lược “không COVID-19” sang chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” – GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, các giải pháp đề ra cần bảo đảm thống nhất một số nguyên tắc xuyên suốt như: Bảo đảm tính toàn diện cả về y tế, kinh tế và xã hội; bảo đảm tính đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành ở Trung ương, giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương; giữa doanh nghiệp, người lao động, người dân và chính quyền các cấp.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, đối với các địa phương có thể phải làm hai việc: ưu tiên cân đối ngân sách địa phương đối ứng với ngân sách trung ương dành cho các gói hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đơn giản hóa các thủ tục, tăng cường áp dụng công nghệ số để nâng cao tính minh bạch, tránh hỗ trợ trùng lặp, cắt giảm chi phí giao dịch, dễ dàng thực hiện hậu kiểm, v.v…

Sẵn sàng các kịch bản, phương án và nguồn lực để ứng phó với diễn biến dịch bệnh

Ngay sau phát biểu đề dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trình bày về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022 - 2023.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, quan điểm, định hướng mục tiêu của chương trình đó là phục hồi kinh tế-xã hội trên cơ sở thực hiện hiệu quả với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19-19 để thích ứng “an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh COVID-19”; góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%/năm.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Về đối tượng, phạm vi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc tập trung vào các chính sách có thể được triển khai thực hiện ngay từ năm 2022; gắn kết chặt chẽ với Chiến lược phát triển KTXH 10 năm, các kế hoạch 5 năm về phát triển KTXH, tài chính công, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực...

Chương trình tiếp cận cả về phía cung, phía cầu và các khâu kết nối; bao gồm các giải pháp về y tế, kinh tế, xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động sớm vượt qua khó khăn và phục hồi sau đại dịch.

Thời gian thực hiện trong hai năm 2022-2023, đủ dài để tạo cơ sở phục hồi mạnh mẽ, vững chắc cho nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ KHĐT cho biết, Chương trình dự kiến bao gồm 6 chương trình thành phần và 2 nhóm giải pháp về quản trị rủi ro, thông tin và truyền thông.

Cụ thể, Chương trình tổng thể về phòng, chống COVID-19 và thúc đẩy mở cửa nền kinh tế: Trọng tâm là “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19”, mở cửa nền kinh tế chắc chắn, ổn định và an toàn; sẵn sàng các kịch bản, phương án và nguồn lực để ứng phó với diễn biến dịch bệnh. Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp trong phòng, chống và thích ứng với dịch bệnh nhằm duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp với doanh nghiệp.

Tìm kiếm, mua, kêu gọi tài trợ trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, sản xuất vaccine trong nước và tiêm chủng; đến hết quý I/2022, khoảng 80% dân số tiêm đủ 2 mũi vaccine; triển khai tiêm cho trẻ em và nghiên cứu phương án tiêm nhắc lại mũi thứ 3 trong trường hợp cần thiết.

Ban hành hướng dẫn và thực hiện thống nhất việc di chuyển, lao động, sản xuất, cung ứng, tiêu dùng... cho người dân, người lao động đã tiêm vaccine; quy định phòng, chống dịch khi có thuốc đặc trị COVID-19. Tập trung đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng phòng chống dịch, khám chữa bệnh của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế tự phòng.

Các chương trình tiếp theo là Chương trình phục hồi du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu bền vững; Chương trình phục hồi doanh nghiệp; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực đầu tư xã hội; Chương trình hỗ trợ an sinh xã hội và phát triển thị trường lao động; Chương trình cải cách thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Kinh tế số đặt mục tiêu chiếm 20% tỷ trọng GDP vào năm 2025

Trần Tuấn |

Thủ tướng cho biết, với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam, kinh tế số có thể phấn đấu chiếm 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Cần có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, đón khách du lịch và thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine.

Đổi mới cách nghĩ, cách làm khi cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Phạm Đông |

Cho ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đưa các nội dung đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Cần sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Thủ tướng: Kinh tế số đặt mục tiêu chiếm 20% tỷ trọng GDP vào năm 2025

Trần Tuấn |

Thủ tướng cho biết, với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam, kinh tế số có thể phấn đấu chiếm 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Cần có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, đón khách du lịch và thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine.

Đổi mới cách nghĩ, cách làm khi cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Phạm Đông |

Cho ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đưa các nội dung đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Cần sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.