Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, phấn đấu GDP đạt 6,5%

Phạm Đông - Trần Vương |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không khí lao động sản xuất, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp trên cả nước đang rất tốt. Ông tin tưởng năm 2022 nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, đạt đến con số 6,5% GDP.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới

Sáng 21.10, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tất cả những sự việc diễn ra ở nước ta từ dịch bệnh, thiên tai, kể cả chỉ đạo điều hành đất nước với 100 triệu dân là một vấn đề rất khó khăn. Ngoài những thành quả chung cần được phát huy thì cần rút kinh nghiệm sâu sắc để việc điều hành sắp tới thích ứng với công việc của một thời kỳ nhiều vấn đề.

"Nhân dân trao cho chúng ta một quyền rất lớn, đồng thời cũng yêu cầu cao. Chúng ta phải biết rút kinh nghiệm tất cả những việc đã làm để thời gian tới làm tốt hơn nữa", Chủ tịch nước nói.

Về dịch bệnh, Chủ tịch nước cho biết phương thức hiện nay đã không còn "không COVID”, chuyển sang thích ứng với COVID-19 bằng những phương thức như 5K, vaccine, thuốc. Chúng ta không thể bỏ toàn bộ Chỉ thị 15, 16, 19. Nói như vậy để không được chủ quan, không đơn giản hoá, thích ứng nhưng có kiểm soát tốt, phải đề cao cảnh giác.

Toàn cảnh buổi thảo luận.
Các đại biểu Quốc hội tham gia buổi thảo luận.

Chủ tịch nước cũng nêu ra những ổ dịch mới vừa diễn ra ở Cà Mau, Nam Định, Phú Thọ… để nhấn mạnh việc không thể chủ quan, mà phải đề cao cảnh giác. Chủ tịch nước nhắc đến việc không thể đóng cửa mãi đất nước, các nước đều mở cửa. Nước ta cũng phải mở cửa để giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập, hoạt động kinh tế xã hội. Đây mặc dù là yêu cầu rất lớn hiện nay nhưng vẫn phải có tinh thần đề cao cảnh giác.

Về kinh tế xã hội, Chủ tịch nước cho biết, nước ta đã xuất một số quỹ để phục vụ cho công tác phòng chống dịch, an sinh xã hội. Nhân đây, Chủ tịch nước cũng nhắc đến tấm lòng của doanh nghiệp, công trạng của nhân dân là vô cùng lớn. Do đó chúng ta phải biểu dương, trân trọng, dựa vào sức dân, dựa vào xã hội hoá để hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh.

Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội có những khó khăn nhất định nhưng khi dần mở cửa một bước thì không khí làm ăn của các doanh nghiệp cả nước hết sức tốt. Bên cạnh nhiều tấm gương tốt như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… thì có một số địa phương vươn lên mạnh mẽ như các tỉnh Đông Nam Bộ, TPHCM.

Trong đó, riêng TPHCM đã có có chương trình tái thiết kinh tế thành phố, bước đầu nhiều người lao động quay lại làm việc. Đây là cơ sở để có niềm tin vào một đất nước phát triển sau đại dịch, sống chung với dịch có điều kiện cụ thể (vaccine +5K). Niềm tin vào một nền kinh tế Việt Nam đang phát triển có cơ sở.

Chủ tịch nước cho biết, chúng ta có hàng ngàn nhà máy với công nghệ cao, kể cả công nghiệp chế biến nên không khí trở lại làm ăn rất tốt. Chủ tịch nước tin tưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, sẽ đạt được mục tiêu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội; đặc biệt năm 2022 chúng ta có thể phấn đấu đến con số 6,5% GDP.

Chủ tịch nước một lần nữa nhấn mạnh đến không khí lao động sản xuất, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp đang rất tốt. Bên cạnh đó, nguồn vốn đổ vào Việt Nam cả trực tiếp và gián tiếp cũng rất tốt. Đồng thời người Việt Nam có "cái khó ló cái khôn", đã xuất hiện nhiều tấm gương. Chủ tịch nước bày tỏ sự tin tưởng vào sự điều hành của Chính phủ, các bộ, của cả nước thì kế hoạch năm 2022 sẽ đạt tốt.

Vừa qua là đỉnh điểm của sự khó khăn cho Việt Nam nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm, đoàn kết thống nhất của hệ thống chính trị, các bộ, địa phương đã chủ động kiểm soát dịch bệnh, phổ cập tiêm vaccine, thuốc uống trực tiếp, chỉ đạo sản xuất kinh doanh linh hoạt thì kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ tốt, đời sống người dân sẽ trở lại bình thường.

Lý do chưa cải cách tiền lương

Về vấn đề cải cách tiền lương, Chủ tịch nước cho biết, theo Nghị quyết 27 thì đã đến thời điểm tăng lương từ năm ngoái nhưng chúng ta đã chậm lại. Dự kiến năm nay sẽ tăng lương, cải cách tiền lương một bước. Từ thời kỳ trước, chúng ta đã vượt thu ngân sách lớn, từ đó đưa ra chủ trương nếu vượt thu của địa phương nào thì để lại 50% để đầu tư, còn 50% để lại cho tăng lương năm nay.

Con số để lại là 600-700.000 tỉ là lớn, gần đủ khả năng có thể cải cách một bước tiền lương. Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra tại TPHCM và một số tỉnh đã hết nguồn thu, phải sử dụng một số quỹ, trong đó có quỹ vượt thu để dành cho tiền lương để chi cho khám chữa bệnh, điều trị, vật tư y tế.

Bên cạnh đó, đây là thời điểm người dân đang khó khăn, nhất là công nhân, nông dân thiếu việc làm. Lúc này nếu công chức, viên chức mà tăng lương thì không có ý nghĩa về chính trị. Do đó, Chủ tịch nước đã đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chưa nâng lương đợt này để phù hợp lòng dân.

Tuy nhiên, việc này không thể kéo dài mãi. Nếu đợt này chưa nâng lương được cho toàn bộ cán bộ công chức thì phải có chính sách hỗ trợ, tăng lương cho người về hưu trước năm 1995. Đây là những người đang hưởng lương quá thấp, đời sống khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, chuẩn bị nguồn lực tốt hơn để tính toán năm sau sẽ báo cáo Trung ương, Quốc hội về việc cải cách tiền lương cho cán bộ công chức.

“Chúng ta phải có nguồn thu, không thể đi vay để tăng lương được. Việc giảm biên chế, nhất là các đơn vị sự nghiệp cũng đồng bộ với cải cách tiền lương là vấn đề đang đặt ra. Nhưng cũng có yêu cầu Chính phủ tiếp tục suy nghĩ, lập phương án sớm trình để tăng lương, cải cách tiền lương. Trước mắt thống nhất chưa nâng lương đợt này” – Chủ tịch nước nói.

Phạm Đông - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Cần gói kích cầu đủ mạnh gắn với chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thảo luận về phát triển kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có các gói kích cầu kinh tế đủ mạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.

Hôm nay, đại biểu Quốc hội thảo luận về lùi thời điểm cải cách tiền lương

Vương Trần |

Một trong những nội dung các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ hôm nay (21.10) là: Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có nội dung lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021 do dịch COVID-19

Phạm Đông |

Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 đồng ý giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.

Khu phố Khang Thị không phép: Lãnh đạo Vĩnh Long thừa nhận quản lý lỏng lẻo

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Ông Nguyễn Văn Liệt - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, việc các doanh nghiệp xây dựng nhà ở, khu phố Khang Thị không phép trên đất nông nghiệp có hai nguyên nhân lớn: Thứ nhất do nhà đầu tư không cung cấp thật cho nhà nước về vấn đề nhà ở thương mại; Thứ hai là cán bộ địa phương, các cơ quan chức năng quản lý lỏng lẻo.

Vụ xe khách diễu phố tại Điện Biên: Phản đối thuế do chưa hiểu luật

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 25.2, tại TP Điện Biên Phủ, gần 30 xe khách dàn hàng, diễu phố để phản đối chính sách thuế. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là do phương pháp tính thuế đã được chính các doanh nghiệp chọn.

Đăng kiểm viên bị khởi tố được tại ngoại vừa làm, vừa bất an

KHÁNH AN - CƯỜNG NGÔ |

Nhiều đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng đang được tại ngoại đã trở lại làm việc để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng tại các trung tâm đăng kiểm.

Tiết lộ của chủ tranh điêu khắc gỗ "Vinh quy bái tổ" với 2 kỷ lục Việt Nam

Vương Trần |

Tác phẩm điêu khắc gỗ thủ công “Vinh quy bái tổ” khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, kinh ngạc về sự kỳ công, khéo léo của những người thợ yêu nghề. Qua tác phẩm này, họ mong muốn lan toả những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc qua các điển tích xưa.

Lao động lớn tuổi chật vật tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Thời điểm đầu năm, không khó để bắt gặp cảnh lao động với tập hồ sơ xin việc trên tay, đứng trước bảng tuyển dụng tại các khu công nghiệp. Công nhân càng lớn tuổi càng khó để tìm được một công việc có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/tháng, thường xuyên “được” tăng ca.

Cần gói kích cầu đủ mạnh gắn với chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thảo luận về phát triển kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có các gói kích cầu kinh tế đủ mạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.

Hôm nay, đại biểu Quốc hội thảo luận về lùi thời điểm cải cách tiền lương

Vương Trần |

Một trong những nội dung các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ hôm nay (21.10) là: Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có nội dung lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021 do dịch COVID-19

Phạm Đông |

Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 đồng ý giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.