Phóng viên Báo Lao Động đạt giải Nhất cuộc thi về đời sống người lao động

NHÓM PV |

Phóng viên Báo Lao Động đạt giải Nhất tại cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2022 phản ánh về đời sống người lao động.

Sáng 26.10, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2022 tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cho các tập thể cá nhân đạt giải cuộc thi này.

Đây là cuộc thi do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức.

Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2022 được tổ chức lần thứ hai (lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức năm 2021) với đa dạng các chủ đề như đảm bảo mức lương đủ sống, tiếp cận đầy đủ chính sách an sinh xã hội; Chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động nữ; Đảm bảo quyền được có nhà ở an toàn, giá rẻ cho người lao động; Đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, hợp vệ sinh; Khuyến khích phát huy vai trò của Công đoàn; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của lao động nữ; Tấm gương nữ giới phát triển sinh kế thân thiện với môi trường…

Sau hơn 5 tháng phát động cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2022, Ban tổ chức đã nhận được 482 tác phẩm dự thi của các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương, cộng tác viên. Rất nhiều cơ quan báo chí có uy tín ở Trung ương và các tỉnh thành đã gửi bài tham gia cuộc thi.

Sau 2 vòng chung khảo và sơ khảo, Ban Giám khảo cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2022 đã lựa chọn được 28 tác phẩm chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của cuộc thi vào vòng chung khảo để trao giải cho 14 tác giả/nhóm tác giả (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 8 giải Khuyến khích).

Ngoài ra, Ban tổ chức trao giải thưởng phụ cho 1 tập thể tích cực tham gia cuộc thi và 14 giải các tác phẩm lọt vào vòng chung khảo.

Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị tặng hoa các tác giả có tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Ảnh: Ngọc Tú.
Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị tặng hoa các tác giả có tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Ảnh: Ngọc Tú.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho nhóm phóng viên Báo Lao Động là Lê Hoa, Lương Hạnh với loạt bài 5 kì "Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy": Xin làm công nhân không dễ dàng; Những ngày đầu cơ cực; Ám ảnh phòng trọ; Nghìn lẻ một lý do làm công nhân; Không làm công nhân cả đời.

Bên cạnh đó, Nhóm phóng viên Báo Lao Động cũng có hai tác phẩm lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: “Không làm công nhân cả đời"

NHÓM PV |

Có những công nhân làm việc 10-15 năm trong nhà máy. Có người đi dọc đất nước, lăn lộn qua biết bao doanh nghiệp... Xuất phát điểm của họ khác nhau, nhưng tựu chung lại muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống của mình, của gia đình. Song, trong tâm tưởng của họ chưa bao giờ xác định làm công nhân cả đời.

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Nghìn lẻ một lý do làm công nhân

NHÓM PV |

Cần tiền trang trải cuộc sống, chưa có khả năng xin việc, dù học giỏi nhưng vẫn làm công nhân để phụ giúp gia đình… - có hàng trăm lý do để làm công nhân tại đây. Trong bộ quần áo bảo hộ giống nhau, làm công việc tương tự nhau, nhưng bên trong mỗi người đều chất chứa những nỗi niềm riêng.

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Ám ảnh phòng trọ

NHÓM PV |

Sau một ngày dài làm việc quần quật, tôi trở về phòng trọ mới thuê cách công ty 2km. Tôi mất ngủ cả đêm vì sự lạnh lẽo, vì trăn trở mãi về hình ảnh nữ công nhân cùng xóm u mọc kín người đứng ẵm con gái bé nhỏ của chị…

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Những ngày đầu cơ cực

NHÓM PV |

Dù biết làm công nhân sẽ vất vả, nhưng khi chính bản thân mình trải nghiệm, tôi mới thấu được những cực nhọc mà công nhân phải đối mặt khi căng mình làm các thao tác liên tục như máy, ăn uống vô cùng gấp gáp, đến đi vệ sinh còn e ngại… Chỉ sau ngày làm việc đầu tiên, hai bàn chân của tôi cứng đờ không còn cảm giác vì phải đứng liên tục 8 tiếng…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: “Không làm công nhân cả đời"

NHÓM PV |

Có những công nhân làm việc 10-15 năm trong nhà máy. Có người đi dọc đất nước, lăn lộn qua biết bao doanh nghiệp... Xuất phát điểm của họ khác nhau, nhưng tựu chung lại muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống của mình, của gia đình. Song, trong tâm tưởng của họ chưa bao giờ xác định làm công nhân cả đời.

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Nghìn lẻ một lý do làm công nhân

NHÓM PV |

Cần tiền trang trải cuộc sống, chưa có khả năng xin việc, dù học giỏi nhưng vẫn làm công nhân để phụ giúp gia đình… - có hàng trăm lý do để làm công nhân tại đây. Trong bộ quần áo bảo hộ giống nhau, làm công việc tương tự nhau, nhưng bên trong mỗi người đều chất chứa những nỗi niềm riêng.

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Ám ảnh phòng trọ

NHÓM PV |

Sau một ngày dài làm việc quần quật, tôi trở về phòng trọ mới thuê cách công ty 2km. Tôi mất ngủ cả đêm vì sự lạnh lẽo, vì trăn trở mãi về hình ảnh nữ công nhân cùng xóm u mọc kín người đứng ẵm con gái bé nhỏ của chị…

Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Những ngày đầu cơ cực

NHÓM PV |

Dù biết làm công nhân sẽ vất vả, nhưng khi chính bản thân mình trải nghiệm, tôi mới thấu được những cực nhọc mà công nhân phải đối mặt khi căng mình làm các thao tác liên tục như máy, ăn uống vô cùng gấp gáp, đến đi vệ sinh còn e ngại… Chỉ sau ngày làm việc đầu tiên, hai bàn chân của tôi cứng đờ không còn cảm giác vì phải đứng liên tục 8 tiếng…