Công nhân cầm cự chờ ngày đi làm

Minh Phương |

Nơi trọ của những công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) thường xen kẽ, rải rác trong nhà dân. Mới đây, khi xuất hiện ca COVID-19 ở gần khu trọ, một số công nhân phải thực hiện "3 tại chỗ" ngay tại công ty; một số khác "cố thủ" trong phòng trọ vì không được ra ngoài.

"Đường về nhà còn xa lắm"

Trao đổi qua điện thoại, chị N.T.T, công nhân Công ty Hoya Glass Disk (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, hôm nay là ngày thứ 3 chị thực hiện "3 tại chỗ" (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) ở công ty.

Chị T. cho hay, những tuần đầu thực hiện giãn cách, công ty vẫn cho công nhân được về nhà trọ, nhưng khi địa bàn xã Kim Chung có ca mắc COVID-19, công ty ra thông báo yêu cầu tất cả công nhân thực hiện "3 tại chỗ".

Chốt kiểm soát y tế tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Hôm nhận được thông báo, chị đang nghỉ ở phòng trọ nên đã kịp chuẩn bị đồ đạc, còn nhiều công nhân khác chưa được về nhà đã phải ở lại luôn công ty. Trước khi vào công ty thực hiện "3 tại chỗ", chị T. được test nhanh COVID-19, trường hợp âm tính mới được vào trong.

Theo chị T., công nhân sản xuất trong công ty có phần yên tâm hơn khi hầu hết công nhân đều được tiêm vaccine phòng COVID-19. Chị T. được tiêm từ ngày 13.7, đang trong thời gian chờ đợi tiêm mũi 2.

"Ở trong công ty chẳng thiếu thứ gì, công nhân thiếu đồ cũng được phát sẵn, ngày 3 bữa cơm, chỗ ngủ, vệ sinh cũng sạch sẽ" - chị T. nói.

Chị T. làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long đã nhiều năm nay. Chồng chị cùng làm công nhân, nhưng đã xin nghỉ việc từ ngày 24.7 - khi TP.Hà Nội thông báo giãn cách. Chồng chưa có việc làm, thu nhập đổ dồn lên vai chị T.

Dù ở lại công ty sản xuất, không được về phòng trọ, chị T. vẫn cảm thấy may mắn vì còn có công việc, có thu nhập. Trước đây, thu nhập trung bình một tháng của hai vợ chồng chị T. khoảng 15-17 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí nuôi con ăn học và phụng dưỡng bố mẹ hai bên khiến hai vợ chồng chị phải làm ngày, làm đêm và hầu như không tích cóp được nhiều.

2 vợ chồng chị T. thuê trọ ở thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh). Anh chị có 2 con nhỏ đang gửi cho ông bà nội chăm giúp. Từ ngày 1.5 đến nay, chị chưa có cơ hội được về thăm con. Chị kể, hôm qua con gái lớn mới điện cho mẹ khóc, nói: “Con nhớ mẹ lắm rồi, bao giờ mẹ mới về. Mẹ có mặc áo mưa (đồ bảo hộ chống dịch - PV) ra đường không? Nghe con nói như vậy tôi thương và nhớ con lắm” - chị T. chia sẻ.

Trước đây, mỗi tháng vợ chồng chị T. về thăm con 2 lần. Nay dịch càng khó lường, chị ngao ngán: “Đường về nhà trọ với chồng chưa biết ngày nào, đường về với con chắc còn xa lắm”.

Chờ thông báo để được đi làm

Còn anh Ma Công Phác - công nhân Công ty TNHH TOTO Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) đã phải ở phòng trọ 2 hôm nay. Thôn Bầu, xã Kim Chung - nơi anh thuê trọ có ca mắc COVID-19 nên chính quyền xã thông báo cán bộ, công nhân làm việc trong Khu nghiệp Thăng Long đang thường trú, tạm trú trong địa bàn xã đều không được ra ngoài.

Những ngày giãn cách, anh Phác - CN Công ty TNHH TOTO Việt Nam không quên tập thể dục nâng cao sức khoẻ.
Những ngày giãn cách, anh Phác - Công nhân Công ty TNHH TOTO Việt Nam - không quên tập thể dục nâng cao sức khoẻ.

Hôm qua, anh Phác test COVID-19 theo yêu cầu của chính quyền địa phương, hôm nay đã biết kết quả âm tính. Anh Phác sống 1 mình, trong nhà không có đồ đạc nào giá trị, anh bảo đã từ rất lâu không nấu cơm. Nồi cơm, bếp nấu cũng mốc luôn rồi. Khi phải “cố thủ” trong phòng trọ, anh chỉ biết mua vài thùng mì tôm tích trữ.

Tháng vừa rồi mẹ ốm, anh Phác mới gửi về cho bà 8 triệu đồng, cộng thêm gửi về cho con 4 triệu đồng, coi như ví của anh gần cạn sạch. Vậy là tháng này phải ăn mì tôm.

“Bữa sáng và tối, tôi mua cơm, mua bún của chủ nhà. Buổi trưa tôi pha mì tôm. Bây giờ chỉ biết nằm ở nhà đợi tin tức, nhưng với tình hình thế này tôi nghĩ chưa biết bao giờ mới được đi làm lại. Công ty cũng chưa thông báo” - anh Phác nói.

Khi dịch COVID-19 đã lắng xuống, xóm trọ công nhân luôn rộn ràng tiếng hỏi han, nhưng nay phòng nào biết phòng đó, đi làm về đều đóng kín cửa.

Dãy trọ anh Phác thuê đa số đều là công nhân, trước đây đi làm về lúc nào cũng rộn ràng tiếng hỏi han nhau, nhưng nay phòng nào biết phòng đó, đi làm về là đóng kín cửa...

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Món quà đến với công nhân gặp khó khăn ngay tại hàng rào phong tỏa

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 10.8, những món quà từ chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” do Báo Lao Động vận động đã tiếp tục đến với các cảnh đời công nhân đang thực sự khó khăn ở trong các khu vực bị cách ly, phong toả tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Dù phải nhận quà ở ngay hàng rào phong toả, nhưng nhiều công nhân đã không giấu được sự xúc động vì sự chia sẻ kịp thời của báo Lao Động trong thời điểm công nhân đang khó khăn nhất vì dịch bệnh COVID-19.

“Chiến binh” áo xanh lặng lẽ làm sạch phố phường ngày giãn cách

Minh Phương |

Trong những ngày giãn cách xã hội, người dân hạn chế ra đường để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thế nhưng, những công nhân vệ sinh môi trường vẫn cần mẫn gom rác, làm sạch phố phường mùa giãn cách.

Gói 26.000 tỉ đồng: Hướng dẫn viên du lịch chưa nhận được tiền cần làm gì?

Minh Phương |

Nhiều người lao động trong đó có hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật vẫn còn băn khoăn về việc đã nộp đầy đủ hồ sơ nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Vậy, những đối tượng được thụ hưởng cần làm gì để nhận hỗ trợ?

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Món quà đến với công nhân gặp khó khăn ngay tại hàng rào phong tỏa

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 10.8, những món quà từ chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” do Báo Lao Động vận động đã tiếp tục đến với các cảnh đời công nhân đang thực sự khó khăn ở trong các khu vực bị cách ly, phong toả tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Dù phải nhận quà ở ngay hàng rào phong toả, nhưng nhiều công nhân đã không giấu được sự xúc động vì sự chia sẻ kịp thời của báo Lao Động trong thời điểm công nhân đang khó khăn nhất vì dịch bệnh COVID-19.

“Chiến binh” áo xanh lặng lẽ làm sạch phố phường ngày giãn cách

Minh Phương |

Trong những ngày giãn cách xã hội, người dân hạn chế ra đường để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thế nhưng, những công nhân vệ sinh môi trường vẫn cần mẫn gom rác, làm sạch phố phường mùa giãn cách.

Gói 26.000 tỉ đồng: Hướng dẫn viên du lịch chưa nhận được tiền cần làm gì?

Minh Phương |

Nhiều người lao động trong đó có hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật vẫn còn băn khoăn về việc đã nộp đầy đủ hồ sơ nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Vậy, những đối tượng được thụ hưởng cần làm gì để nhận hỗ trợ?