Nhiều lao động trẻ rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Mạnh Cường |

Phần lớn lao động trẻ rút bảo hiểm xã hội 1 lần vì đang cần tiền thực hiện các dự định ấp ủ. Đồng thời, không ít lao động trẻ khẳng định có khả năng tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội lại từ đầu đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016 - 2022, tỉ lệ lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong độ tuổi từ 20 - 40 là trên 77%. Trong đó, độ tuổi 20 - 30 chiếm hơn 37%, độ tuổi 30 - 40 chiếm hơn 40%.

Sau hơn 3 năm đi làm, đóng bảo hiểm xã hội, anh Nguyễn Cường (28 tuổi, quận Nam Từ Niêm) quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Lý do bởi anh Cường cần vốn để khởi nghiệp, mặt khác anh nghĩ sau này dù có đi làm lại vẫn đóng đủ 20 năm để nhận lương hưu.

“Khi quyết định khởi nghiệp, tôi cần một số vốn đủ lớn để mua các trang thiết bị máy móc. Trong thời gian làm lại từ đầu, tôi sẽ tạm dừng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội nữa nên quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần" - anh Cường nói.

Theo anh Cường, số tiền rút từ bảo hiểm xã hội 1 lần tuy không quá nhiều nhưng cần thiết lúc thiếu vốn. Nam thanh niên đã vay người thân trước, sau khi đủ 12 tháng nghỉ việc, không tham gia bảo hiểm, anh liền rút ra để trả khoản nợ trước đó.

Anh Cường cho biết, khi cần tiền, bản thân anh và nhiều lao động sẽ tận dụng hết các nguồn có sẵn, trong đó có bảo hiểm xã hội 1 lần.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Cường cho hay, sang năm 2024, anh sẽ xin vào công ty làm việc, quay trở lại hệ thống an sinh xã hội. Với anh Cường, để đóng tiếp 20 năm bảo hiểm xã hội ở tuổi 29 là điều không quá khó.

30 tuổi, rút bảo hiểm xã hội 2 lần chính là trường hợp của anh Trần Văn Thắng (Nam Định). Với anh Thắng, nhu cầu cần tiền phục vụ các kế hoạch của bản thân vẫn quan trọng hơn lương hưu khi về già.

Anh Thắng đi làm từ năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì bắt đầu được đóng bảo hiểm xã hội. Năm 23 tuổi, anh xin nghỉ rút bảo hiểm xã hội 1 lần để trang trải cuộc sống và mua một chiếc xe máy mới.

Năm 25 tuổi, anh Thắng về quê vào công ty làm công nhân. Tháng 9.2023, nam công nhân xin nghỉ, học nghề và làm việc tự do, chờ 12 tháng sau rồi tiếp tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Lần này, lý do rút bảo hiểm xã hội của anh Thắng là cần tiền để mở cửa hàng sửa chữa, lắp đặt điện nước. Theo anh Thắng, số tiền 52 triệu sau gần 5 năm đi làm hỗ trợ rất nhiều cho việc nhập nguyên vật liệu. Cộng với số vốn 50 triệu sẵn có, anh Thắng không cần phải vay mượn thêm.

Một lý do khác được anh Thắng tiết lộ là lo ngại trước đề xuất chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1.7.2025. Lúc đó, số vốn rút về sẽ bị hao hụt rất nhiều, ảnh hưởng đến ước mơ mở cửa hàng trong tương lai.

Khi được hỏi dự định có tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa hay không, anh Thắng cho biết nếu công việc thuận lợi sẽ không đi làm nhưng vẫn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Còn nếu công việc kinh doanh không như ý muốn, anh sẽ quay trở lại công ty. Giới hạn thời gian anh Thắng đặt ra cho kết quả việc kinh doanh là năm 35 tuổi, sau thời gian này sẽ quyết định.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mong muốn tiền lương sau cải cách phù hợp với thực tế

Mạnh Cường |

Nếu thực hiện cải cách tiền lương năm 2024, nhiều công nhân mong có mức lương cố định phù hợp với 8 tiếng làm việc. Đồng thời, trả lương theo năng lực làm việc và thay đổi tiền lương linh hoạt theo từng năm cũng như tình hình thực tế.

Mức trợ cấp hằng tháng cao nhất của quân nhân, người làm công tác cơ yếu

Phương Minh |

Thông tư 82/2023/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19.12.2023. Vậy mức trợ cấp của đối tượng này hiện nay bao nhiêu?

Khó tìm việc làm vì bệnh tật, công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Nhiều công nhân thất nghiệp phải đối mặt với bài toán có nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Có người vì áp lực cuộc sống nên đành phải “gặt lúa non”, nhưng cũng có người quyết tâm bảo lưu để sau này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Tuấn Hải nói về khả năng đá chính ở đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Phạm Tuấn Hải cho biết, tất cả cầu thủ đều phải nỗ lực thể hiện bản thân để cạnh tranh vị trí trong đội hình thi đấu của tuyển Việt Nam.

Giờ thứ 9: Chị là mẹ của tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, có một con gần đi được nửa cuộc đời mới nhận ra được mẹ đẻ của mình. Người mà cậu ta đã từng gọi với một danh xưng khác.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa được phân công làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Công nhân mong muốn tiền lương sau cải cách phù hợp với thực tế

Mạnh Cường |

Nếu thực hiện cải cách tiền lương năm 2024, nhiều công nhân mong có mức lương cố định phù hợp với 8 tiếng làm việc. Đồng thời, trả lương theo năng lực làm việc và thay đổi tiền lương linh hoạt theo từng năm cũng như tình hình thực tế.

Mức trợ cấp hằng tháng cao nhất của quân nhân, người làm công tác cơ yếu

Phương Minh |

Thông tư 82/2023/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19.12.2023. Vậy mức trợ cấp của đối tượng này hiện nay bao nhiêu?

Khó tìm việc làm vì bệnh tật, công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Nhiều công nhân thất nghiệp phải đối mặt với bài toán có nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Có người vì áp lực cuộc sống nên đành phải “gặt lúa non”, nhưng cũng có người quyết tâm bảo lưu để sau này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.