Khó tìm việc làm vì bệnh tật, công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Nhiều công nhân thất nghiệp phải đối mặt với bài toán có nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Có người vì áp lực cuộc sống nên đành phải “gặt lúa non”, nhưng cũng có người quyết tâm bảo lưu để sau này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Trước đây, anh Nguyễn Văn Hợp (quê huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội). Bị thoát vị đĩa đệm, nam công nhân này phải gắng gượng để đi làm, có thu nhập gửi về quê cho vợ và các con. Vật bất ly thân của anh Hợp là đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm để giảm những cơn đau ngày càng khó chịu.

Giữa năm 2023, nam công nhân này thấy những cơn đau ngày càng nặng thêm, mắt phải bị mờ do dây thần kinh bị chèn ép. Đi khám, các bác sĩ kết luận anh phải phẫu thuật ngay. Sau khi mổ, mắt của anh trở lại bình thường, nhưng vẫn bị đau cột sống. Sức khỏe không đảm bảo, anh Hợp quyết định nghỉ việc, về quê.

“Xa nhà làm công nhân 10 năm, khi nghỉ việc, tôi rất tiếc, nhưng với hoàn cảnh của mình, tôi không có cách nào khác” – anh Hợp nói.

Trở về quê, nam công nhân 44 tuổi ở nhà trông 4 con. Chị vợ - trước đây ở nhà – giờ bắt đầu đi làm công nhân. Thu nhập của công nhân mới vào nghề của vợ anh chỉ dừng ở mức 5,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, anh mới được nhận trợ cấp thất nghiệp hơn 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, khoản trợ cấp này anh chỉ được hưởng tối đa 10 tháng.

Anh Hợp cho biết, đang có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần. “Tôi bị ốm đau, bệnh tật, không đi làm tiếp được, rất khó để xin công việc mới. Trong khi đó, gia đình tôi có 4 người con. Hiện nay, sinh hoạt của cả gia đình trông chờ vào khoản thu nhập đi làm công nhân của vợ. Nếu không rút bảo hiểm xã hội một lần thì cuộc sống trước mắt của cả gia đình sẽ rất khó khăn” – anh Hợp chia sẻ. Ngoài ra, theo tính toán của anh, phải đến 62 tuổi, anh mới được về hưu – một khoảng thời gian rất dài.

Dù biết nếu rút bảo hiểm xã hội một lần thì sau này về già sẽ không có lương hưu, nhưng anh Hợp bảo, chuyện đó về lâu dài nên anh chưa tính đến; còn trước mắt, anh phải có tiền để đảm bảo cuộc sống gia đình. Nếu rút bảo hiểm xã hội 1 lần, anh sẽ vay mượn thêm để xây căn nhà cho gia đình. Hiện nay, vợ chồng anh và các con đang ở nhờ nhà của bố mẹ.

Khác với anh Hợp, chị Nguyễn Thị Minh Lý (trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) quyết định không rút bảo hiểm xã hội 1 lần, mà bảo lưu để chờ khi nào có việc làm mới sẽ tiếp tục đóng.

Làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) gần 18 năm, đến tháng 7.2023, chị chính thức bị mất việc. Sau khi về quê, chị đã tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng việc làm, nhưng tình hình không khả quan, khi gần như các công ty không tuyển dụng thêm, những người đã nhiều tuổi như chị (37 tuổi) lại càng ít cơ hội.

“Tuy nhiên, tôi quyết định không rút bảo hiểm xã hội 1 lần mà sẽ bảo lưu quãng thời gian 18 năm tham gia bảo hiểm xã hội để sau này tiếp tục đóng. Chồng tôi làm nghề tự do, không có cơ hội có lương hưu nên tôi muốn sau này khi về già sẽ có một khoản lương hưu để ổn định cuộc sống” – chị Lý chia sẻ.

Dự định của chị Lý là sẽ xin một công việc ở quê để được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, chị Lý cho hay, điều chị lo lắng là theo lộ trình, phải đến 60 tuổi, chị mới được nghỉ hưu.

“Như vậy phải đến 23 năm nữa, tôi mới đủ tuổi nghỉ hưu. Đó là quãng thời gian rất dài, trong khi cuộc sống có thể có nhiều rủi ro không lường trước” – chị Lý tâm sự.

Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2016- 2021, cả nước có trên 4 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, bình quân mỗi năm có gần 700 nghìn người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.

Những người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ trên 30 đến đủ 40 tuổi (chiếm khoảng 40,4%); tiếp đó, nhóm tuổi từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai (chiếm khoảng 37,1%).

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Tránh gây sốc về chính sách khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động, có thể khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần

Phạm Đông - Trần Vương |

Để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật đề xuất 2 phương án.

Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh

Phạm Đông |

UBND TP Hà Nội giao quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Loạt phim chiếu rạp đáng chú ý ra mắt tháng 2.2024

Di Py |

Phim chiếu rạp tháng 2, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2024, mang đến nhiều siêu phẩm đa thể loại.

Đề xuất cấp phép mỏ đất không qua đấu giá để giải quyết việc thiếu đất đắp

HƯNG THƠ |

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đề xuất khoanh định khu vực không đấu giá mỏ đất san lấp phục vụ các dự án có vốn đầu tư công và cho phép cải tạo mặt bằng đất ở, cải tạo đất nông nghiệp để giải quyết tình trạng thiếu đất đắp.

Hàng nghìn mặt hàng giảm giá tại các gian hàng Công đoàn Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Nhiều gian hàng với những giảm giá, ưu đãi hấp dẫn được tổ chức để phục vụ người lao động tại huyện Mai Sơn.

Thực hư việc động vật của vườn thú Hà Nội co ro trong rét đậm

Tùng Giang |

Tối ngày 27.1, mạng xã hội lan truyền hình ảnh các con thú tại vườn thú Hà Nội (hay còn gọi là Công viên Thủ Lệ) trong tình trạng đói rét, từng bầy khỉ co ro ngồi nép vào nhau. Trong khi đó, nhiều loài động vật không được sưởi ấm, gầy trơ xương. Về việc này, đại diện Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội đã lên tiếng.

Tránh gây sốc về chính sách khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động, có thể khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần

Phạm Đông - Trần Vương |

Để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật đề xuất 2 phương án.

Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.