Công nhân mong muốn tiền lương sau cải cách phù hợp với thực tế

Mạnh Cường |

Nếu thực hiện cải cách tiền lương năm 2024, nhiều công nhân mong có mức lương cố định phù hợp với 8 tiếng làm việc. Đồng thời, trả lương theo năng lực làm việc và thay đổi tiền lương linh hoạt theo từng năm cũng như tình hình thực tế.

Trao đổi với Lao Động, anh Nguyễn Văn Tiến (34 tuổi) - công nhân bộ phận là hơi tại Nam Định cho biết, những tháng ít việc, thu nhập của anh rất thấp vì chỉ tính theo giờ hành chính. Với 8 tiếng làm việc, tiền lương chỉ gồm lương cơ bản và một số khoản phụ cấp kèm theo. Cứ nghĩ đến lương cơ bản, anh Tiến lại chạnh lòng.

“Trước đây, tôi làm công nhân tại Đông Anh, Hà Nội, lương cơ bản 4,5 triệu đồng/tháng, bây giờ về quê làm việc, lương cơ bản có 3,8 triệu đồng. Cộng thêm phụ cấp xăng xe, chuyên cần và độc hại cũng chỉ được 4,7 triệu đồng” - anh Tiến chia sẻ.

Ngoài ra, dù đã có 9 năm kinh nghiệm trong nghề nhưng khi vào nơi làm việc mới, anh Tiến phải chấp nhận lương cơ bản theo mức thấp nhất. Công ty cho rằng lương thực nhận tính theo sản phẩm nên khuyên công nhân đừng quá quan trọng lương cơ bản. Tuy nhiên, theo anh Tiến chỉ khi làm giờ hành chính hoặc hưởng các chế độ bảo hiểm mới thấy lương cơ bản thấp rất thiệt thòi.

Chia sẻ về mong muốn khi cải cách tiền lương, anh Tiến hy vọng có một mức lương cố định cho 8 tiếng làm việc, không nên phụ thuộc vào giờ hành chính, thấp nhất là 5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, công ty nên xem xét năng lực của công nhân để xây dựng mức lương cố định khởi điểm phù hợp. Theo nam công nhân, đây là một chính sách thiết thực để thu hút những người có tay nghề giỏi.

Cùng hoàn cảnh với anh Tiến, chị Phạm Thị Lý (37 tuổi) - công nhân may tại Đồng Nai cũng mong muốn xây dựng bảng lương cố định khởi điểm theo năng lực làm việc. Đồng thời, chị Lý cho rằng lương công nhân cần thay đổi bắt buộc theo năm và tình hình thực tế, không đợi lương tối thiểu vùng tăng mới tăng.

“Để đạt được mức lương cao, công nhân chúng tôi không có cách nào khác ngoài việc phải cố gắng làm hết sức để ra năng suất tốt nhất. Ở công ty tôi không có tiền thâm niên, thấy các công ty khác hỗ trợ khoản này, đồng thời tăng lương cơ bản định kỳ lại chạnh lòng” - chị Lý cho hay.

Chia sẻ kỹ hơn, nữ công nhân cho biết, hiện công ty đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân ở mức chỉ cao hơn một chút so với lương tối thiểu vùng. Chỉ khi nào Nhà nước tăng lương tối thiểu vùng, công ty mới tăng theo để tiết kiệm chi phí.

Những lúc giá cả các mặt hàng leo thang, chị Lý lại thấy đồng lương của bản thân thật ít ỏi. “Bình thường cầm 500.000 đồng ra chợ, tôi mua được đồ ăn cả tuần cho hai vợ chồng. Nhưng lúc giá cả leo thang, chỉ mua được nhiều lắm 4 ngày” - chị Lý tâm sự.

Do đó, chị Lý mong muốn Nhà nước xây dựng chính sách tăng lương tối thiểu vùng ít nhất 1 năm 1 lần.

Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập theo Nghị quyết 27 đối với các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động); trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.

Theo đó, cơ cấu tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi về phụ cấp, thu nhập của giáo viên khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Căn cứ Tiểu mục d Mục 3 Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018, sau cải cách tiền lương sẽ thay đổi quy định đối với các loại phụ cấp, trong đó đáng lưu ý là giáo viên sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề.

Khó tìm việc làm vì bệnh tật, công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Nhiều công nhân thất nghiệp phải đối mặt với bài toán có nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Có người vì áp lực cuộc sống nên đành phải “gặt lúa non”, nhưng cũng có người quyết tâm bảo lưu để sau này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Lo lắng tuổi già không tích luỹ

Cam Ly |

Nhiều gia đình trẻ lo lắng khi đứng trước áp lực kinh tế, nghĩ về tài chính hiện tại và tương lai tuổi già. Tích luỹ cho tuổi già là trăn trở của nhiều gia đình hiện nay.

Một người nói đùa mang súng lên máy bay là trung tá Công an tỉnh Thái Bình

Hà Vi - Trung Du |

Thái Bình - Liên quan đến sự việc hành khách nói chuyện với nhau về việc cất súng trong hành lý, khiến chuyến bay mang số hiệu VN186 khởi hành từ Đà Nẵng - Hà Nội phải dừng khẩn cấp, có một người là trung tá công an, đang công tác tại Công an tỉnh Thái Bình.

Lương của cán bộ ngành giao thông vận tải sẽ tăng vào năm 2024

Xuyên Đông |

Chính phủ đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1.7.2024).

Chi nhánh công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam chiếm gần một nửa tổng nợ BHXH ở Cao Bằng

Tân Văn |

Tính đến tháng 10.2023, tỉnh Cao Bằng có khoảng 166 đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) với số tiền khoảng 13,2 tỉ đồng.

Tòa án thu thập chứng cứ rồi xét xử có thể không khách quan

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Tòa án thu thập chứng cứ rồi sau đó xét xử theo chứng cứ tự mình thu thập có thể sẽ không khách quan, không đánh giá đầy đủ các nguồn chứng cứ khác do các bên thu thập.

Bệnh viện cũ nghẹt thở vì quá tải, bệnh viện mới xây mãi không xong

Tạ Quang |

Cần Thơ - Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ cũ hiện tại đang quá tải, xuống cấp nặng nề. Trong khi đó, dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ mới vẫn đang dang dở và chưa có ngày về đích.

Thay đổi về phụ cấp, thu nhập của giáo viên khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Căn cứ Tiểu mục d Mục 3 Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018, sau cải cách tiền lương sẽ thay đổi quy định đối với các loại phụ cấp, trong đó đáng lưu ý là giáo viên sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề.

Khó tìm việc làm vì bệnh tật, công nhân muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Nhiều công nhân thất nghiệp phải đối mặt với bài toán có nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Có người vì áp lực cuộc sống nên đành phải “gặt lúa non”, nhưng cũng có người quyết tâm bảo lưu để sau này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Lo lắng tuổi già không tích luỹ

Cam Ly |

Nhiều gia đình trẻ lo lắng khi đứng trước áp lực kinh tế, nghĩ về tài chính hiện tại và tương lai tuổi già. Tích luỹ cho tuổi già là trăn trở của nhiều gia đình hiện nay.