Nhà ở xã hội cho người dân, công nhân thuê – kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Hoàng Quang |

Để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại một số nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan) có quá trình phát triển văn hóa, kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, thu nhập bình quân tương đối phù hợp với Việt Nam. Dưới đây là kinh nghiệm cung ứng nhà ở xã hội tại Hàn Quốc.

Cung cấp đủ nhà ở xã hội để cho người dân, người lao động thuê

Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, hầu hết các nước trên thế giới như Singapore, Hàn quốc, Pháp... đều có chính sách nhà ở xã hội và các chương trình phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở ở mức tối thiểu cho đối tượng là người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.

Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kiến tạo “chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện”, đặc biệt là các chính sách về tạo quỹ đất, thuế và tín dụng ưu đãi để thực hiện các dự án nhà ở xã hội và hỗ trợ tín dụng ưu đãi dài hạn cho người tiêu dùng để thuê mua, thuê nhà ở xã hội phù hợp với nhiều loại đối tượng khác nhau.

Ở các nước trên thế giới, phổ biến nhất là thuê nhà ở xã hội, phần còn lại là nhà ở xã hội thuê mua (mua trả góp dài hạn từ 20 - 30 năm).

Tại Hàn Quốc, Chính phủ trung ương thành lập Tập đoàn nhà ở quốc gia Hàn Quốc (KNHC, 1962) và Tổng công ty phát triển đất đai Hàn Quốc (KLDC, 1978), hai đơn vị nhà nước này đã tiến hành phát triển đất đai và cung cấp nhà ở quy mô lớn. Sau đó, Chính phủ đã thành lập Tổng công ty nhà ở và đất đai (LH) trên cơ sở sáp nhập 2 tổng công ty này.

Hiện nay, tại Hàn Quốc, nhà ở xã hội chủ yếu do Tổng công ty nhà ở và đất đai (LH) thực hiện hoặc chỉ định nhà thầu thực hiện và tất cả các dự án đều nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ về phát triển nhà ở xã hội; cũng như được hỗ trợ đầy đủ theo quy định.

Tính đến năm 2015, LH đã sở hữu 733.263 căn hộ (chiếm khoảng 3,8% tổng số nhà ở); bao gồm xây dựng mới 633.403 căn hộ, mua để cho thuê 99.860 căn hộ và thuê để cho thuê lại 121.548 căn hộ). Tổng số nhà ở cho thuê năm 2014 là 1.708.715 căn hộ (tương ứng với 8,8% tổng số nhà ở) và trong phân khúc này thì LH đầu tư, xây dựng trung bình khoảng 100.000 căn hộ/năm, chiếm khoảng 71% tổng số nhà ở cho thuê hàng năm.

Phân loại và ưu đãi cho đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, tại Hàn Quốc, việc cung cấp nhà ở có xét đến các hạn chế tài chính của các đối tượng thụ hưởng, có tới 5 nhóm trong số 10 nhóm được xem là người thụ hưởng tiềm năng về nhà ở cho thuê của Chính phủ. Việc hỗ trợ được chia theo 3 nhóm mục tiêu chính: Nhóm cần đảm bảo nhà ở tối thiểu; nhóm cần tạo thuận lợi cho việc mua nhà ở và nhóm ổn định giá nhà đất. Trong các nhóm thuộc mục tiêu khác nhau thì có các đặc điểm và hỗ trợ khác nhau.

- Đặc điểm của các nhóm: Nhóm không đủ khả năng trả tiền thuê (nhóm 1, nhóm 2); nhóm không đủ khả năng mua nhà riêng (nhóm 3, nhóm 4); nhóm có khả năng mua nhà riêng với trợ giúp của Chính phủ (nhóm 5, nhóm 6); nhóm có khả năng tự mua nhà (nhóm 7, 8, 9, 10).

+ Hình thức hỗ trợ cho các nhóm:

- Nhà ở để bán: Các đơn vị nhà ở cỡ trung đến lớn được bán bởi các nhà phát triển tư nhân (Nhà nước nới lỏng các quy định căn cứ theo chính sách tại từng thời kỳ); bán nhà nhiều căn hộ, nhà biệt lập (1 triệu căn) cho nhóm 4, 5, 6; các căn hộ nhà ở có quy mô vừa và nhỏ được bán bởi các nhà phát triển tư nhân (400.000 căn) (đất ở, hỗ trợ bởi quỹ) cho nhóm 5, 6; bán công khai nhà ở được nhà nước trợ giá (700.000 căn hộ) cho nhóm 3, 4, 5.

- Nhà ở để cho thuê: Cho thuê công cộng (300.000 căn) (kiểu cổ phần, kiểu jeonse) cho nhóm 3, 4, 5; cho thuê tư nhân (100.000 căn) cho nhóm 6; nhà ở cho thuê Kukmin (400.000 căn) cho nhóm 2,3,4; nhà ở cho thuê Yeonggu (100.000 căn) cho nhóm 1.

+ Nguồn lực hỗ trợ: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo hỗ trợ nhà ở cho nhóm 1, 2, 3; Nhà nước phối hợp với tư nhân thực hiện hỗ trợ cho nhóm 4, 5, 6, thông qua Quỹ nhà ở, đất ở; tư nhân đóng vai trờ chủ đạo phát triển nhà ở cho nhóm 7, 8, 9, 10 thông qua việc nới lỏng các quy định theo chính sách của từng thời kỳ.

+ Quy mô nhà ở: Nhóm 1, 2, 3 được bố trí căn hộ với diện tích dưới 60 m2; nhóm 4, 5, 6 được bố trí căn hộ với diện tích từ 60 m2 đến 85 m2; nhóm 7, 8, 9, 10 được bố trí căn hộ với diện tích trên 85 m2.

Hoàng Quang
TIN LIÊN QUAN

Cần 849.500 tỉ đồng cho mục tiêu 1.062.200 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hoàng Quang |

Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” (ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ), để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỉ đồng chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Nhà ở xã hội - giấc mơ xa vời của công nhân Quảng Ngãi

Viên Nguyễn |

Quảng Ngãi có 188 công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp với hơn 44 nghìn đoàn viên công đoàn trong tổng số gần 56 nghìn công nhân lao động. Đa số là lao động trẻ và có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn.

Điều chỉnh quy định để công nhân thực sự tiếp cận được nhà ở xã hội

Thùy Trang |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được tổ chức lấy ý kiến trên cả nước, trong đó có vấn đề về nhà ở xã hội được các địa phương, chuyên gia quan tâm. Bởi, đối tượng chính cho loại hình nhà, chung cư xã hội là công nhân, người lao động. Trong khi thực tế thời gian qua, một số quy định hiện hành về nộp thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu về thời gian lưu trú đang là rào cản khiến người lao động không thể tiếp cận được với nhà ở xã hội.

Đại hội Công đoàn Viettel: Vì Viettel to đẹp hơn, con người hạnh phúc hơn

Đức Mạnh |

Đại hội Công đoàn Viettel nhiệm kỳ 2023 - 2028 bắt đầu diễn ra từ hôm nay đến ngày 24.8.2023. Đây là sự kiện quan trọng để đánh giá kết quả và định hướng hoạt động cho tổ chức công đoàn của Viettel.

Gần 300 công nhân may ngừng việc tập thể vì công ty nợ lương

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 23.8, gần 300 công nhân Công ty May Thiên Thành FiveStar (đóng ở Khu công nghiệp Đại Kim, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn) đã ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương.

10 ngày để phá đá, dọn đường vụ sạt lở núi Ba Thê ở An Giang

NHÓM PV |

Bên trong khu vực sạt lở đá tại núi Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), địa phương đang tiến hành phá đá, dọn đường để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua đây. Dự báo sẽ phải mất từ 7 - 10 ngày mới có thể di dời xong số đá này.

Phớt lờ lệnh cấm, phố cà phê đường tàu vẫn tìm cách đón khách

NHÓM PV |

Dù đã có lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra và chốt chặn ở các cửa vào, nhưng chủ các hàng quán vẫn tìm cách "móc nối" đưa người dân, du khách vào khu vực cà phê đường tàu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chụp ảnh, đi dạo bên trong, gây mất an toàn.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam tập trung cho trận bán kết với U23 Malaysia

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam cho biết, mục tiêu của U23 Việt Nam lúc này là hướng đến trận bán kết với U23 Malaysia.

Cần 849.500 tỉ đồng cho mục tiêu 1.062.200 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hoàng Quang |

Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” (ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ), để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỉ đồng chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Nhà ở xã hội - giấc mơ xa vời của công nhân Quảng Ngãi

Viên Nguyễn |

Quảng Ngãi có 188 công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp với hơn 44 nghìn đoàn viên công đoàn trong tổng số gần 56 nghìn công nhân lao động. Đa số là lao động trẻ và có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn.

Điều chỉnh quy định để công nhân thực sự tiếp cận được nhà ở xã hội

Thùy Trang |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được tổ chức lấy ý kiến trên cả nước, trong đó có vấn đề về nhà ở xã hội được các địa phương, chuyên gia quan tâm. Bởi, đối tượng chính cho loại hình nhà, chung cư xã hội là công nhân, người lao động. Trong khi thực tế thời gian qua, một số quy định hiện hành về nộp thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu về thời gian lưu trú đang là rào cản khiến người lao động không thể tiếp cận được với nhà ở xã hội.