Nhà ở xã hội - giấc mơ xa vời của công nhân Quảng Ngãi

Viên Nguyễn |

Quảng Ngãi có 188 công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp với hơn 44 nghìn đoàn viên công đoàn trong tổng số gần 56 nghìn công nhân lao động. Đa số là lao động trẻ và có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn.

Nhà trọ xuống cấp, giá cho thuê cao

Thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ngãi đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở, trong đó có công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở xã hội hiện rất thấp so với nhu cầu của công nhân, người lao động.

Không có nhà ở xã hội, nhiều công nhân ở Quảng Ngãi phải tá túc trong những căn phòng trọ xuống cấp, nhưng giá cho thuê lại cao. Ảnh: Ngọc Viên
Không có nhà ở xã hội, nhiều công nhân ở Quảng Ngãi phải tá túc trong những căn phòng trọ xuống cấp, nhưng giá cho thuê lại cao. Ảnh: Ngọc Viên

Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh có khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi và Khu Công nghiệp Tịnh Phong với hàng chục nghìn lao động, nhưng hiện vẫn chưa có nhà ở xã hội cho công nhân. Số lượng nhà trọ do người địa phương xây dựng để kinh doanh không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho người lao động thuê, nên một số người lao động chọn cách sáng đi, chiều về. Tuy nhiên, giải pháp này có rất nhiều rủi ro cho người lao động và gây ra nhiều hệ luỵ khác cho xã hội, như ách tắc giao thông, tại nạn xe, gây ô nhiễm môi trường…

Chị Nguyễn Thị Vân Anh, ở thôn Tây Phước 2, xã Bình An, huyện Bình Sơn, cho hay: “Quãng đường từ nhà tôi tới khu công nghiệp VSIP dài 35km, mất khoảng 1 giờ chạy xe máy mới đến được công ty. Khi trời mưa, mưa hắt vào mặt khó đi, nhất là đường giao thông có nhiều xe tải trọng lớn, tiềm ẩn nguy hiểm cho công nhân”.

Ở xã Tịnh Phong có nhiều khu nhà trọ của dân cho công nhân làm việc ở khu công nghiệp VSIP, khu công nghiệp Tịnh Phong thuê ở. Nhiều căn phòng chỉ vừa đủ để một tấm nệm, một bếp gas và một phòng vệ sinh là hết diện tích sử dụng, nhưng giá thuê từ 800 nghìn đến 1,5 triệu đồng/phòng. Vẫn biết sinh hoạt ở phòng trọ chật chội, tốn kém, nhưng công nhân lao động không có lựa chọn nào khác.

Ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Happy Furniture, ở khu công nghiệp VSIP cho biết, vì nhà xa công ty, nên hơn 60% công nhân của công ty phải ở trọ. Với diện tích phòng trọ ọp ẹp và nắng nóng nên không đảm bảo cho sức khoẻ của công nhân, ảnh hưởng đến năng suất lao động của công ty.

"Đỏ mắt" chờ nhà ở xã hội

Quảng Ngãi hiện nay chưa có nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, hầu hết các khu nhà ở cho công nhân, lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp ở Quảng Ngãi là do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và bố trí chỗ ở cho công nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê, mua.

Hiếm hoi lắm mới có Công ty Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina) là doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách phúc lợi về chỗ ở cho nhân viên, công nhân, có ký túc xá cho người độc thân và chung cư dành cho người có gia đình.

Nhà xa công ty nên nhiều công nhân ở Quảng Ngãi phải thuê trọ để ở. Vẫn biết sinh hoạt ở phòng trọ chật chội, tốn kém, nhưng công nhân lao động không có lựa chọn nào khác. Ảnh: Ngọc Viên
Nhà xa công ty nên nhiều công nhân ở Quảng Ngãi phải thuê trọ để ở. Vẫn biết sinh hoạt ở phòng trọ chật chội, tốn kém, nhưng công nhân lao động không có lựa chọn nào khác. Ảnh: Ngọc Viên

Số lượng chung cư, nhà ở, ký túc xá ở các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi có hạn nên không thể giải quyết hết nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động. Mặt khác, về lâu dài, người lao động cũng mong muốn có một nhà ở là tài sản riêng cho gia đình, sớm an cư và yên tâm làm việc tại các doanh nghiệp.

Ông Vũ Hoài Phương - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng với tổ chức công đoàn đang rà soát nhu cầu nhà ở xã hội, và nhận thấy nhu cầu rất lớn, nguồn cung không có. Các nhà trọ mà người lao động thuê ở, nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như sức khỏe của người lao động.

Viên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Khó có khả năng tích lũy để mua nhà ở xã hội

Minh Phương |

Công bố kết quả khảo sát đời sống việc làm tiền lương của lao động mới đây, Viện phó Công nhân và Công đoàn - Phạm Thu Lan cho biết, thu nhập trung bình của công nhân là 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình lao động là 11,7 triệu đồng. Giá cả, tiền điện nước tăng cao, thu nhập giảm khiến cuộc sống của công nhân thêm phần khó khăn, do vậy họ khó có khả năng tích luỹ kinh tế để mua nhà ở xã hội.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Chính sách về nhà ở xã hội sẽ có hiệu lực sớm khi được Quốc hội thông qua

PHẠM ĐÔNG |

Đối với chính sách về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục kiến nghị sẽ có hiệu lực sớm, dự kiến sau 45 ngày sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.

Bổ nhiệm lãnh đạo thuộc Văn phòng Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Chí Công - Chuyên viên chính Văn phòng Ban Cán sự Đảng Chính phủ được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ.

Mưa lớn kéo dài hơn một giờ ở Cần Thơ, nước ngập nửa bánh xe

PHONG LINH |

Cơn mưa lớn kéo dài hơn một giờ vào trưa ngày 20.8 khiến đoạn lối vào khu dân cư Metro (đường Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bị ngập nước.

Ham villa giá rẻ, khách sập bẫy lừa đảo khi đặt combo du lịch online

BẢO THOA |

Sau khi chiếm đoạt được số tiền đặt cọc combo du lịch, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn mọi liên lạc với khách hàng, sau đó tiếp tục dùng tài khoản mạng xã hội này để đi lừa những “con mồi” nhẹ dạ cả tin. Mặc dù chiêu trò này đã được cảnh báo nhiều lần, thế nhưng số lượng nạn nhân sập bẫy vẫn tăng lên mỗi ngày.

Trước khi bị bắt ở Vĩnh Phúc, nhóm golfer đã nhiều lần đánh bạc

Việt Dũng |

Trước khi bị bắt quả tang tại khách sạn DIC Star Vĩnh Phúc, bị can Trần Thanh Tú - Phó Chủ tịch Hiệp hội Golf còn tham gia 2 trong 8 lần đánh bạc khác của nhóm golfer.

Các quy định về rút, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hiện nay ra sao?

Nhóm PV |

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của thường trực Chính phủ về dự Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Bảo hiểm xã hội 1 lần liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động. Vậy, các quy định về bảo hiểm xã hội 1 lần hiện nay thế nào?

Khó có khả năng tích lũy để mua nhà ở xã hội

Minh Phương |

Công bố kết quả khảo sát đời sống việc làm tiền lương của lao động mới đây, Viện phó Công nhân và Công đoàn - Phạm Thu Lan cho biết, thu nhập trung bình của công nhân là 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình lao động là 11,7 triệu đồng. Giá cả, tiền điện nước tăng cao, thu nhập giảm khiến cuộc sống của công nhân thêm phần khó khăn, do vậy họ khó có khả năng tích luỹ kinh tế để mua nhà ở xã hội.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Chính sách về nhà ở xã hội sẽ có hiệu lực sớm khi được Quốc hội thông qua

PHẠM ĐÔNG |

Đối với chính sách về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục kiến nghị sẽ có hiệu lực sớm, dự kiến sau 45 ngày sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.