Nghịch lí cử nhân làm công nhân, học sinh trường nghề được săn đón

Lương Hạnh |

Tốt nghiệp đại học, không ít cử nhân rơi vào cảnh thất nghiệp, có người chọn “cất bằng” để đi làm công nhân. Điều này cũng phần nào lý giải nguyên nhân tại sao số học sinh đủ điều kiện đỗ đại học, nhưng lại lựa chọn học nghề tăng liên tục trong những năm gần đây.

Cất bằng đại học đi làm công nhân

Chị N.T.T (27 tuổi, Bắc Ninh) tốt nghiệp Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội nhưng đã chọn làm công nhân may. Lý do dẫn đến quyết định này của chị là muốn đảm bảo có công việc với mức lương ổn định.

“Chuyên ngành của tôi sau khi ra trường sẽ làm may mẫu, kỹ thuật may. Nhưng vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên không công ty nào muốn nhận. Vì thế, tôi đã quyết định “giấu bằng” đại học để xin vào làm công nhân” - chị T nói.

Làm công nhân may, chị T không cần phải có bất kỳ bằng cấp gì. Khi nhận vào làm việc, chị được đào tạo, chỉ dạy tận tình. Theo chị T, có thể sau này nếu nghỉ làm công nhân, chị sẽ tự tin khi đi xin việc với tấm bằng đại học và có khả năng tìm được việc hơn. Không những thế, mức thu nhập của công nhân hiện nay cũng khá ổn định.

Nếu tăng ca đầy đủ, cộng thêm các khoản phụ cấp mỗi tháng, chị cũng nhận được từ 9 đến 12 triệu đồng. Đây là mức thu nhập khá hấp dẫn mà không phải nhân viên văn phòng nào cũng đạt được.

Chị T tâm sự, khi quyết định giấu bằng đại học xin đi làm công nhân, chị cũng tiếc cho số năm học tập tại trường đại học. Thế nhưng, vì cuộc sống mưu sinh, chị đành gác việc đi xin việc tại các công ty, miễn có thu nhập tốt. Hiện tại, chị T khá hài lòng với công việc của một công nhân đang làm và sẽ cố gắng thật nhiều trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thu Hương - chuyên viên tuyển dụng Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi - cho biết, hiện nay công ty bà không tuyển thêm nhân sự. Với lao động phổ thông, công ty này không yêu cầu khắt khe bằng cấp, chỉ cần tốt nghiệp THPT là sẽ được nhận. Sau khi vào làm việc, công ty sẽ tiến hành đạo tạo trong thời gian nhất định.

Với nhân sự khối chuyên môn kỹ thuật và văn phòng, công ty này yêu cầu có ít nhất bằng cao đẳng trở lên. Theo bà Hương, công ty bà không gặp khó trong việc tuyển dụng nhân sự khối  kỹ thuật và văn phòng.

“Ngoài tham dự các phiên giao dịch việc làm, chúng tôi cũng thường đến các trường đại học, cao đẳng để tuyển nhân sự. Tuy nhiên, sinh viên chưa có nhiều kĩ năng mềm như giao tiếp, ứng xử. Các bạn chỉ đáp ứng được về yêu cầu bằng cấp” - bà Hương nhận định.

Săn đón lao động ngay từ trường nghề

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022, hơn 386.000 em bỏ xét tuyển đại học, chiếm khoảng 35%. Con số này tăng so với năm 2021 và 2020 (số học sinh bỏ xét tuyển đại học các năm lần lượt là 227.000 và 237.000 em, chiếm hơn 20% số thí sinh thi tốt nghiệp).

Các tỉnh thành có nhiều học sinh không xét tuyển đại học năm 2022, gồm: Hà Nội - 22.100 em, Thanh Hóa -15.700 em và Nghệ An - 14.100 em.

Khi đại học không trở thành con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhiều học sinh dù có kết quả đỗ đại học vẫn quyết định chọn học nghề.

Ông Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội - cho biết, số lượng sinh viên có điểm đỗ đại học nhưng lại nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chiếm khoảng 30% tổng số sinh viên năm học 2022-2023.

Tại trường nghề, sinh viên sẽ được đẩy mạnh thực hành nghề nghiệp, giới thiệu việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Theo ông Khải, nhu cầu về nhân lực ngành du lịch - dịch vụ trong những năm sau dịch COVID-19 tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đến trường nghề để có thể tuyển được nhân sự.

“Với các nhân sự tốt nghiệp đại học, sau khi làm việc tại các doanh nghiệp, họ thường có xu hướng nhảy việc, không muốn gắn bó, trong khi những học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường nghề lại gắn bó lâu dài. Những nhân sự gắn bó, cống hiến cho doanh nghiệp, công ty sẽ cất nhắc lên các vị trí cao hơn, với mức thu nhập không thấp” - ông Khải cho hay.

Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều ngành “hot” tại trường nghề: Doanh nghiệp đặt hàng sinh viên ngay từ đầu vào

Trang Nhung |

Hiện nay, nhiều thí sinh từ chối cơ hội vào đại học và lựa chọn học nghề bởi các ngành “hot” đang được doanh nghiệp đặt hàng, sinh viên ra trường đi làm ngay, có thu nhập tốt.

Xu hướng chọn học trường nghề: Chi phí thấp, cơ hội việc làm cao

Chân Phúc - Phương Ngân |

Lao động có đào tạo, lao động chất lượng cao đang là xu hướng tuyển dụng tại các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ở thời điểm được cho là "thừa thầy thiếu thợ" như hiện nay thì quan điểm học đại học là con đường dễ dàng để "vào đời" trong tư duy của nhiều phụ huynh, học sinh đang dần thay đổi, và chuyển hướng chọn học nghề.

Kỳ vọng việc làm thu nhập cao, nhiều sinh viên chọn trường nghề

Phan Liên |

Nhiều sinh viên không chọn đại học mà vào học các trường nghề với hy vọng sau khi tốt nghiệp có việc làm thu nhập cao.

Đạt điểm 10 môn thi đại học, nam sinh vẫn chọn trường nghề

LƯƠNG HẠNH |

Đạt 10 điểm thi môn Lịch sử và với số điểm xét tuyển đại học khối C00 là 26,25 điểm, Vũ Đức Mạnh vẫn chọn học ngành công nghệ ôtô của một trường cao đẳng nghề.

Hải Phòng: Sau 2 tháng bị cháy, chợ Tam Bạc ngày càng ô nhiễm

Hà Vi |

Hải Phòng - Sau gần 2 tháng bị cháy, chợ Tam Bạc cần giữ nguyên hiện trường nên những sản phẩm, đồ dùng đã cháy để lâu ngày có tình trạng bốc mùi và gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Đạo diễn Lương Đình Dũng: 578 ra thế giới là niềm tự hào và danh dự của tôi

Thanh Hương (thực hiện) |

Đạo diễn Lương Đình Dũng gây chú ý khi bộ phim “578: Phát đạn của kẻ điên” của anh được lựa chọn tham dự tại nhiều kì Liên hoan phim (LHP) cũng như tranh giải thưởng quốc tế trong thời gian tới.

Tin sáng: Sức ép tăng giá điện lớn khi EVN báo lỗ kỷ lục

KHÁNH LINH - DUY HƯNG |

TIN SÁNG ngày 10.4: EVN lỗ kỷ lục, sức ép tăng giá điện ngày càng lớn; Hội An sẽ bỏ vé tham quan phân biệt du khách trong và ngoài nước; Công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào cuối tháng 6...

Sẽ có hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp từ giữa tháng 6

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, đã chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán khẩn trương xây dựng và đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ vào hoạt động từ 16.6 tới đây để phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, tăng tính thanh khoản cho TPDN riêng lẻ.

Nhiều ngành “hot” tại trường nghề: Doanh nghiệp đặt hàng sinh viên ngay từ đầu vào

Trang Nhung |

Hiện nay, nhiều thí sinh từ chối cơ hội vào đại học và lựa chọn học nghề bởi các ngành “hot” đang được doanh nghiệp đặt hàng, sinh viên ra trường đi làm ngay, có thu nhập tốt.

Xu hướng chọn học trường nghề: Chi phí thấp, cơ hội việc làm cao

Chân Phúc - Phương Ngân |

Lao động có đào tạo, lao động chất lượng cao đang là xu hướng tuyển dụng tại các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ở thời điểm được cho là "thừa thầy thiếu thợ" như hiện nay thì quan điểm học đại học là con đường dễ dàng để "vào đời" trong tư duy của nhiều phụ huynh, học sinh đang dần thay đổi, và chuyển hướng chọn học nghề.

Kỳ vọng việc làm thu nhập cao, nhiều sinh viên chọn trường nghề

Phan Liên |

Nhiều sinh viên không chọn đại học mà vào học các trường nghề với hy vọng sau khi tốt nghiệp có việc làm thu nhập cao.

Đạt điểm 10 môn thi đại học, nam sinh vẫn chọn trường nghề

LƯƠNG HẠNH |

Đạt 10 điểm thi môn Lịch sử và với số điểm xét tuyển đại học khối C00 là 26,25 điểm, Vũ Đức Mạnh vẫn chọn học ngành công nghệ ôtô của một trường cao đẳng nghề.