Mắc COVID-19, công nhân xa quê gặp khó

Minh Hương - Lương Hạnh |

Gia đình công nhân sống trong phòng trọ chật chội, những ngày chưa có việc, họ không dám nghĩ đến bữa ăn ngon hay đủ chất dinh dưỡng ngay cả khi bị ốm. Những món ăn “sang” là thịt và cá, họ nhường cho con trước, còn mình thì “sao cũng được”.

Lao đao vì cả gia đình là F0

Vừa trở về nhà sau ca đêm 12 tiếng, chị Nguyễn Thị Hoà (quê Nghệ An) vội vàng mang con hơn 3 tuổi đi gửi trẻ rồi ra chợ mua thức ăn. 50.000 đồng cho cả bữa trưa và tối, chị Hoà mua được 4 bìa đậu, 2 lạng thịt, 4 quả trứng và bó rau muống. Chị Hoà nói, 2 vợ chồng chị ăn sao cũng được, còn đồ của con đã chuẩn bị sẵn từ hôm qua.

Vợ chồng chị Hoà làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). 5 năm gắn bó với nơi này, chị Hoà cho biết, mọi sự vất vả đều đã trải qua, nhưng khó khăn nhất có lẽ là gần đây nhất, cả gia đình nhiễm COVID-19.

“Hết tôi, đến chồng rồi con là F0. Tôi chuẩn bị đi làm thì chồng tôi lại mắc COVID-19. Mất gần 1 tháng chúng tôi không được đi làm” - chị Hoà nói.

Năm 2021, vợ chồng chị Hòa tiết kiệm được 15 triệu đồng, số tiền đủ để sắm sửa Tết, biếu nội ngoại 2 bên, xe cộ là hết sạch. Sau Tết đi làm lại, chị Hoà tiêu hết khoản tiền dành dụm được nên khi gia đình mắc COVID-19, nữ công nhân như “rơi xuống vực thẳm”.

Chị Hoà kể, gia đình 3 người đều có triệu chứng ho, sốt. Chị không dám mua sả, gừng, chanh về xông vì giá cả đắt đỏ; thức ăn cũng dè dặt, mua được ít cá, thịt thì nhường con ăn trước.

“Trái cây hay các thực phẩm bồi bổ khác tôi cũng dám mua. Bao giờ con nói thèm ăn quả cam tôi mới mua một ít về. Nếu tôi không tiết kiệm như vậy, tiền trọ, tiền điện nước sẽ không có để chi trả” - chị Hoà rầu rĩ nói.

Lương công nhân gánh cả gia đình

Chị Vương Thị Nguyệt (sinh năm 1997, quê Tuyên Quang) - công nhân thời vụ tại KCN Thăng Long hiện đang thất nghiệp vì trường mầm non đóng cửa, chị phải ở trông con. Cả gia đình ba người đều trông chờ vào đồng lương công nhân của chồng.

Trước đây, chị Nguyệt xin đi làm công nhân thời vụ, lương tính theo giờ khoảng 4-5 triệu đồng/tháng; chồng chị làm công nhân lương cơ bản 5 triệu đồng/tháng, tháng nào tăng ca đầy đủ thì được thêm 2-3 triệu đồng.

Căn phòng trọ nhỏ, chật chội mà gia đình đang sinh sống được thuê với giá 500.000 đồng/tháng, tiền nước 60.000 đồng/người. Hằng tháng, tổng tiền sinh hoạt chưa tính tiền ăn vào khoảng hơn 1 triệu đồng.

Với tổng thu nhập và tất cả những thứ phải chi tiêu, chị Nguyệt nói: “Gọi là tạm đủ thôi. Chúng tôi phải thắt lưng buộc bụng lắm mới sống được”. Nhắc về chồng, ánh mắt người phụ nữ này không khỏi thương xót. Chồng chị mắc căn bệnh sỏi thận, lâu nay anh vẫn gắng gượng chịu đựng để lo cho vợ con. Song, khi cơn đau ập đến, nhiều lần anh phải nhập viện cấp cứu.

27 Tết Âm lịch, chị Nguyệt đưa chồng nhập viện và điều trị. Hằng ngày chị đều đi lại giữa nhà và bệnh viện để chăm chồng. Để tiết kiệm chi phí, chị và chồng quyết định ở lại quê để chữa trị. “Nhập viện dưới này mọi chi phí đều đắt. Chúng tôi đều biết điều kiện chữa bệnh ở đây sẽ tốt hơn nhưng hai vợ chồng vẫn về quê, như vậy mới đỡ tốn tiền ăn và tiền thuốc…” - chị Nguyệt bày tỏ.

Được biết, chi phí chữa bệnh cho chồng trong khoảng thời gian đó hết gần 9 triệu đồng. Sau Tết, sức khỏe của chồng chị chưa ổn định, cần ở nhà theo dõi, chị Nguyệt xuống Hà Nội để tìm việc trước. Sau đó, chồng và con trai chị mới xuống sau.

Trong lúc đang thiếu thốn, gánh nặng càng đổ lên vai chồng. Để có thể bám trụ được ở thành phố, gia đình nữ công nhân phải hết sức dè sẻn. Có món ăn ngon cũng ưu tiên cho con trước, hai vợ chồng “ăn thế nào cũng được”.

“Quần áo tôi không hay mua, hoa quả lâu lâu làm bữa. Tôi không dám đưa con ra ngoài chơi nhiều vì sợ con đòi mua đồ ăn, đồ chơi… trong khi tôi không có nổi vài trăm ngàn đồng trong túi” - chị Nguyệt chia sẻ.

Ngồi cạnh mẹ, cậu con trai hai tuổi của vợ chồng chị Nguyệt “ê a” tập nói. Chị Nguyệt nhìn con trìu mến, có lẽ đây là niềm hy vọng và động lực cố gắng của đôi vợ chồng công nhân này.

Trưa hôm nay, chị Nguyệt cắm nồi cơm, để sẵn ít rau xanh bên cạnh.

“Con trai phải đủ chất, đủ thức ăn rau và thịt. Còn tôi chỉ cần cơm với ít rau, đôi khi chỉ cần gói mì tôm là xong bữa” - chị Nguyệt cười buồn.

Minh Hương - Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng, số ca tử vong giảm

Thùy Linh |

Bản tin phòng chống dịch ngày 16.3 của Bộ Y tế cho biết có 180.558 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận tại 63 tỉnh, thành phố; tăng hơn 5.084 ca so với hôm qua; Trong ngày có 62 bệnh nhân tử vong, giảm hơn so với hôm qua.

BTS, Blackpink và loạt ca sĩ mắc COVID-19, Kpop tiếp tục điêu đứng

THU HƯƠNG |

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc 4 ngày liên tiếp vượt mức 300.000 ca một ngày, ngành công nghiệp âm nhạc cũng tiếp tục chứng kiến nhiều nghệ sĩ xác nhận dương tính. Gần đây nhất có Kai (EXO), 3 thành viên Red Velvet, Sullyoon (NMIXX), Huening Kai và Soobin của TXT…

Nhiều trường học tạm thiếu giáo viên do thầy cô mắc COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Từ khi thành phố tổ chức dạy học trực tiếp trở lại sau Tết, số ca F0 ghi nhận trong trường học tăng cao. Trong đó, hơn 4.000 giáo viên đã mắc và nghi mắc COVID-19, thực tế này đã khiến nhiều trường học đối mặt với bài toán thiếu giáo viên tạm thời, kể cả việc dạy học song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến cũng khiến các thầy cô giáo thêm nhiều áp lực.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng, số ca tử vong giảm

Thùy Linh |

Bản tin phòng chống dịch ngày 16.3 của Bộ Y tế cho biết có 180.558 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận tại 63 tỉnh, thành phố; tăng hơn 5.084 ca so với hôm qua; Trong ngày có 62 bệnh nhân tử vong, giảm hơn so với hôm qua.

BTS, Blackpink và loạt ca sĩ mắc COVID-19, Kpop tiếp tục điêu đứng

THU HƯƠNG |

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc 4 ngày liên tiếp vượt mức 300.000 ca một ngày, ngành công nghiệp âm nhạc cũng tiếp tục chứng kiến nhiều nghệ sĩ xác nhận dương tính. Gần đây nhất có Kai (EXO), 3 thành viên Red Velvet, Sullyoon (NMIXX), Huening Kai và Soobin của TXT…

Nhiều trường học tạm thiếu giáo viên do thầy cô mắc COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Từ khi thành phố tổ chức dạy học trực tiếp trở lại sau Tết, số ca F0 ghi nhận trong trường học tăng cao. Trong đó, hơn 4.000 giáo viên đã mắc và nghi mắc COVID-19, thực tế này đã khiến nhiều trường học đối mặt với bài toán thiếu giáo viên tạm thời, kể cả việc dạy học song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến cũng khiến các thầy cô giáo thêm nhiều áp lực.