Lương tối thiểu vùng thấp, công nhân gặp khó

HẠNH AN - THẾ ĐẠI |

Để có một bữa cơm gia đình đầy đủ rau, cá, thịt... chị Chi phải bỏ ra từ 100.000 đến 200.000 đồng đi chợ, trong khi mứclương của chị chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng đã bao gồm các khoản phụ cấp. Lương thấp, nhiều đồng nghiệp làm công nhân như chị đã bỏ nhà máy, trở về quê sinh sống.

Rau xanh tăng 3.000 đồng/mớ

Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Chi - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, TP Hà Nội) khi chị đang bồng con gái 9 tháng tuổi sang nhà hàng xóm xin rau về nấu bữa trưa. Với bữa cơm gia đình công nhân 3 người, chị Chi phải tính toán làm sao để tiết kiệm nhất có thể.

“Trước đây mớ rau tôi mua ở chợ là 5.000 đồng, bây giờ đã có giá 8.000-10.000 đồng. Một bữa cơm đầy đủ rau, thịt, cá đã phải tốn 100.000-120.000 đồng. Khó khăn nên tôi phải tranh thủ xin hàng xóm ít rau về nấu, đỡ được đồng nào hay đồng ấy” - chị Chi bộc bạch.

Chị Chi đã có 19 năm 5 tháng làm công nhân khu công nghiệp. Hiện, mức lương của chị được hơn 7 triệu đồng/tháng, đã bao gồm tất cả các khoản phụ cấp. Trong đó, riêng khoản thuê người trông con nhỏ, chị Chi tốn 3 triệu đồng/tháng; hơn 4 triệu đồng còn lại chị dành cho tiền thuê trọ, điện, nước…

Theo chị Chi, từ cuối năm 2022, công nhân Khu công nghiệp Thăng Long thường xuyên bị giảm giờ làm, có người còn bị cho nghỉ việc hưởng 70% lương cơ bản, nhiều người trong số đó đã bỏ nhà máy về quê, làm nông.

“Con còn nhỏ, giờ về không được mà ở thì cũng không xong. Chi phí sinh hoạt ở thành phố hiện nay đắt đỏ hơn trước kia rất nhiều. Mọi công nhân đều mong được tăng lương, lương tối thiểu hiện nay chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của công nhân” - chị Chi giãi bày.

“Lương tăng bao nhiêu vui bấy nhiêu”

Cũng tìm hiểu về mức lương tối thiểu vùng, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (Bắc Kạn) khẳng định, mức lương này chưa đủ bù trượt giá.

Chị Oanh phân tích, nếu ở vùng 4 mức lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/tháng, tổng thu nhập của công nhân không cao trong khi tác động từ yếu tố lạm phát trong thời gian qua khiến họ rơi vào trạng thái kiệt quệ về kinh tế.

Vợ chồng chị Oanh có 3 con nhỏ, một cháu ở với bố mẹ tại Hà Nội, còn hai cháu đang gửi ông bà ở quê chăm nom. Với mức thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng, chị Oanh không khỏi lo ngại về tương lai của 3 con nhỏ.

Mỗi năm công nhân công ty chị được tăng khoảng 100.000 - 200.000 đồng tiền lương. Với mức lương khoảng 7 triệu đồng/tháng, để chi tiêu ở mức đủ đã là may mắn với chị.

“Tôi không đủ tiền để lo chu toàn cho cả ba cháu. Nhiều khi hai vợ chồng phải giật gấu vá vai, chia lương thành các khoản cố định để chi tiêu. Nếu được tăng lương tối thiểu vùng, tôi mong được tăng càng nhiều càng tốt, tăng được bao nhiêu vui bấy nhiêu” - chị Oanh nói.

Trước đó, ông Tống Văn Lai - Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn chưa đưa ra báo cáo đánh giá, đề xuất về tiền lương tối thiểu vùng sẽ giữ như hiện hành hay tăng vào năm tới.

“Tuy vậy, việc phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm nay thì gần như chắc chắn lương tối thiểu vùng giai đoạn đầu năm 2024 sẽ chưa thay đổi” - ông Lai nói.

Theo thông lệ, mỗi kỳ họp Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra 2-3 phiên. Phương án và thời điểm tăng lương thường được chốt trong phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thông tin, tại phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia cách đây 4 tháng, Tổng LĐLĐVN đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng là 5%. “Song đến nay hoặc thời gian tới, mức tăng lương tối thiểu vùng phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất bao nhiêu thì chúng tôi chưa thống nhất, bàn bạc” - ông Hiểu nói.

Ông Ngọ Duy Hiểu lý giải, tại mỗi thời điểm, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, sức khỏe doanh nghiệp, mong muốn của người lao động, phía Tổng LĐLĐVN sẽ tính toán mức tăng lương tối thiểu khác nhau.

HẠNH AN - THẾ ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% mới đảm bảo đời sống tối thiểu

Nam Dương |

Nhiều cán bộ công đoàn cho rằng, trong bối cảnh người lao động (NLĐ) bị mất việc giảm việc, giá cả tăng thì cần phải tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% để bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động.

Lương tối thiểu vùng hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu

HẠNH AN thực hiện |

Ngày 20.12 tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia dự kiến sẽ họp phiên thứ 2 để bàn về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2024. Trước thềm phiên họp, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cựu thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia xung quanh vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu vùng.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Cải cách về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27

Quế Chi (T/H) |

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những nội dung cải cách được nêu lên tại Nghị quyết Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.

Kỳ vọng tăng lương tối thiểu vùng để bớt khó khăn

Khánh Linh |

Nhiều công nhân ở các tỉnh miền núi Tây Bắc mong muốn lương tối thiểu vùng sẽ tăng trong lần điều chỉnh sắp tới để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, bớt cảnh “thiếu trước hụt sau”.

Người lao động đặt nhiều kỳ vọng vào đề xuất tăng lương tối thiểu vùng

MỸ LY |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khép lại sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Với kết quả của Đại hội, đông đảo đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đặt nhiều niềm tin vào tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy của ĐV, NLĐ. Trong đó, đề xuất liên quan đến tăng lương tối thiểu vùng được nhiều ĐV, NLĐ mong chờ.

Công đoàn tặng thêm quà Tết cho 2.000 công nhân

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngoài phần quà đã thống nhất tặng trước đó là 450.000 đồng/suất, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH S.M (TP Thuận An, Bình Dương) bố trí thêm nguồn lực tại chỗ, tặng thêm mỗi công nhân 100.000 đồng. Nhờ đó, 2.000 công nhân trước đó không nhận quà Tết ở Công ty TNHH S.M sẽ nhận quà vào ngày 29.1.

Dự kiến phát ấn đền Trần Nam Định cho người dân vào sáng 25.2

Lương Hà |

Nam Định - Lễ hội Khai Ấn đền Trần xuân Giáp Thìn 2024 tại Nam Định sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 25.2 (tức ngày 11 - 16 tháng Giêng). Ban tổ chức dự kiến phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5h sáng ngày 25.2.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% mới đảm bảo đời sống tối thiểu

Nam Dương |

Nhiều cán bộ công đoàn cho rằng, trong bối cảnh người lao động (NLĐ) bị mất việc giảm việc, giá cả tăng thì cần phải tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% để bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động.

Lương tối thiểu vùng hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu

HẠNH AN thực hiện |

Ngày 20.12 tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia dự kiến sẽ họp phiên thứ 2 để bàn về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2024. Trước thềm phiên họp, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cựu thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia xung quanh vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu vùng.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Cải cách về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27

Quế Chi (T/H) |

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những nội dung cải cách được nêu lên tại Nghị quyết Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.

Kỳ vọng tăng lương tối thiểu vùng để bớt khó khăn

Khánh Linh |

Nhiều công nhân ở các tỉnh miền núi Tây Bắc mong muốn lương tối thiểu vùng sẽ tăng trong lần điều chỉnh sắp tới để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, bớt cảnh “thiếu trước hụt sau”.

Người lao động đặt nhiều kỳ vọng vào đề xuất tăng lương tối thiểu vùng

MỸ LY |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khép lại sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Với kết quả của Đại hội, đông đảo đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đặt nhiều niềm tin vào tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy của ĐV, NLĐ. Trong đó, đề xuất liên quan đến tăng lương tối thiểu vùng được nhiều ĐV, NLĐ mong chờ.