Không đóng bảo hiểm xã hội, bị xử phạt như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Khoản 1, khoản 7 và khoản 10 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

"Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Như vậy, nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng cho hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội; nếu thời gian không đóng từ 30 ngày trở lên buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Sửa chữa hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bị xử phạt thế nào?

nhật lệ |

Bạn đọc có email Leoanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, việc tẩy xóa, khai báo thông tin sai sự thật khi làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể bị xử phạt như thế nào?

Đời sống người lao động gặp khó khăn khiến việc rút bảo hiểm xã hội tăng

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch Quốc hội, không phải người lao động không thấy được lợi ích thiết thực của việc duy trì bảo hiểm xã hội để sau này hưởng lương hưu. Tuy nhiên, giai đoạn này đời sống người dân gặp khó khăn, do đó việc rút bảo hiểm tăng lên.

Hà Nội: Lập đoàn giám sát việc thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội

Phạm Đông |

Hà Nội - Đoàn giám sát sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn cần tháo gỡ.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Vạch trần thủ đoạn tuyển dụng lao động: Thanh tra sở LĐTBXH Bắc Ninh xác nhận có vi phạm

NHÓM PV |

Ông Nguyễn Hoàng Mạnh - Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa lên tiếng xác nhận về các vi phạm tuyển dụng lao động sau quá trình tiến hành thanh tra tại các đơn vị cung ứng và tiếp nhận lao động được nêu ra trong loạt bài điều tra "Vạch trần thủ đoạn tuyển dụng lao động" đăng tải trên Báo Lao Động.

Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Hương Mai |

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 càng phải được đề cao.

Nghi phạm cướp cửa hàng Thế giới di động mua súng trên mạng xã hội

Long Nguyễn |

Vĩnh Phúc - Do đánh hơn 4.000 điểm lô và thua hết số tiền đã vay nên đối tượng đã lấy khẩu súng hơi mua trên mạng xã hội để mang đi đe dọa, cướp tài sản.

Sửa chữa hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bị xử phạt thế nào?

nhật lệ |

Bạn đọc có email Leoanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, việc tẩy xóa, khai báo thông tin sai sự thật khi làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể bị xử phạt như thế nào?

Đời sống người lao động gặp khó khăn khiến việc rút bảo hiểm xã hội tăng

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch Quốc hội, không phải người lao động không thấy được lợi ích thiết thực của việc duy trì bảo hiểm xã hội để sau này hưởng lương hưu. Tuy nhiên, giai đoạn này đời sống người dân gặp khó khăn, do đó việc rút bảo hiểm tăng lên.

Hà Nội: Lập đoàn giám sát việc thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội

Phạm Đông |

Hà Nội - Đoàn giám sát sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn cần tháo gỡ.