Giải pháp căn cơ để giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Lê Đình Quảng (Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐVN) |

Để hạn chế tình trạng nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, chấp nhận từ bỏ lương hưu, cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó căn cơ nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động; đồng thời tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí; giảm điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí…

Người lao động “ráo mồ hôi là hết tiền” 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trước tiên, phải kể đến điều kiện thu nhập, đời sống của người lao động hiện nay còn quá khó khăn.

Qua điều tra, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiền lương, thu nhập của người lao động hàng năm cho thấy, hầu hết người lao động có thu nhập vừa đủ hoặc phải hết sức tằn tiện, phải làm thêm giờ mới có thể đủ trang trải cuộc sống, “ráo mồ hôi là hết tiền” (chỉ có khoảng trên 15% người lao động làm việc có tích lũy).

Cuộc sống quá khó khăn, nên khi phải nghỉ việc, hầu hết người lao động buộc phải lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần để có một khoản tiền lo cho sinh hoạt trước mắt.

Đây là sự lựa chọn mà không phải người lao động nào cũng mong muốn. Trong lúc đó, tình trạng nhiều doanh nghiệp tìm cách “thải loại” công nhân nhiều tuổi (trên 35 tuổi) để giảm thiểu chi phí, khiến nhiều người lao động trong hoàn cảnh này khó tìm việc ở khu vực có quan hệ lao động.

Một dãy nhà trọ công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Bảo Hân
Một dãy nhà trọ công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Bảo Hân

Bên cạnh đó, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay của nước ta chưa thực sự hấp dẫn, chưa linh hoạt nên chưa thu hút được đông đảo người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động muốn hưởng chế độ hưu trí phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đảm bảo tuổi đời theo quy định; trong khi tuổi đời của số đông người lao động khi nghỉ việc còn trẻ. Họ không thể chờ đợi đóng đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do người lao động không nắm rõ quy định và lợi ích của các chế độ bảo hiểm xã hội mà họ được hưởng, trong lúc đó công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế.

Thời gian qua, không ít cơ quan truyền thông, với mục đích vận động cho chính sách nâng tuổi nghỉ hưu nên đã thông tin không chính xác về khả năng “mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội” làm cho người lao động không yên tâm nên khi có cơ hội là muốn “hưởng trước cho chắc”.

Ngoài ra, phải kể đến các quy định của pháp luật về hưởng bảo hiểm xã hội một lần khá dễ dàng cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng.

Cần tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

Để đảm bảo an sinh xã hội lâu dài theo quy định tại Hiến pháp, khắc phục những tồn tại của chính sách về hưởng bảo hiểm xã hội một lần, đồng thời tạo tính hấp dẫn để người lao động chủ động tham gia và gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm xã hội, trước hết, cần phải hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện, “trọn gói”, bởi vì chế độ bảo hiểm xã hội một lần có liên quan chặt chẽ đến các chính sách khác của bảo hiểm xã hội, nhất  là chế độ hưu trí.

Vì vậy, hệ thống bảo hiểm xã hội phải được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”; tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí; giảm điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí; điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác; hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, cần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

Về tổng thể, việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động là giải pháp căn cơ và mang tính bền vững nhất. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã xác định: “Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Cùng với đó, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng chú trọng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động và doanh nghiệp duy trì việc làm, tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội cũng như tính linh hoạt của các chính sách.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp lật về bảo hiểm xã hội; cải cách thủ tục hành chính.

Lê Đình Quảng (Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐVN)
TIN LIÊN QUAN

Nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động mất cơ hội hưởng lương hưu

Lê Đình Quảng |

Liên quan đến tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có chiều hướng gia tăng, chấp nhận từ bỏ lương hưu, Báo Lao Động vừa nhận được bài viết của ông Lê Đình Quảng – Phó Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) về vấn đề này. Báo Lao Động xin trích đăng. 

Người lao động cần tỉnh táo với việc rút Bảo hiểm xã hội một lần

Tường Minh - Hữu Long |

Người lao động rút Bảo hiểm xã hội một lần ngày càng nhiều, nhất là các địa phương vùng dịch miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Nam... Và việc này có lợi trước mắt cho người lao động nhưng sẽ thiệt thòi về lâu dài.

Thời hạn giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Nhận hồ sơ bao lâu sẽ nhận được tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần và giải quyết lương hưu?

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động mất cơ hội hưởng lương hưu

Lê Đình Quảng |

Liên quan đến tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có chiều hướng gia tăng, chấp nhận từ bỏ lương hưu, Báo Lao Động vừa nhận được bài viết của ông Lê Đình Quảng – Phó Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) về vấn đề này. Báo Lao Động xin trích đăng. 

Người lao động cần tỉnh táo với việc rút Bảo hiểm xã hội một lần

Tường Minh - Hữu Long |

Người lao động rút Bảo hiểm xã hội một lần ngày càng nhiều, nhất là các địa phương vùng dịch miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Nam... Và việc này có lợi trước mắt cho người lao động nhưng sẽ thiệt thòi về lâu dài.

Thời hạn giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Nhận hồ sơ bao lâu sẽ nhận được tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần và giải quyết lương hưu?