Hà Tĩnh có 5.587 người đi xuất khẩu lao động

Nhóm phóng viên |

Theo Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh, dù ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng năm 2021, toàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn có 5.587 người đi XKLĐ, trong đó, chủ yếu là đi Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc. Dịch COVID-19 đã khiến thị trường xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, bằng nhiều cách khác nhau, người dân các tỉnh Bắc miền Trung vẫn nỗ lực tìm mọi cách khắc phục, vươn lên gian khó.

Huyện có số lao động xuất khẩu lớn nhất tỉnh

Tìm về xã Thạch Kim - xã biển của huyện Lộc Hà nhiều năm qua có công dân đi XKLĐ lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, thật khó để tìm được thanh niên trai tráng mà chủ yếu thấy trẻ con, phụ nữ và người già. Qua tìm hiểu, nhiều người dân cho biết, lâu nay phần lớn lớp trẻ đã đi XKLĐ, chỉ một số ít ở nhà kinh doanh, buôn bán hoặc theo nghề đi biển.

Ông Nguyễn Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho hay, dù năm 2021 dịch COVID-19 phức tạp nhưng toàn xã vẫn có 30 người đi XKLĐ. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, toàn xã đã có hơn 10 người đi XKLĐ. Trong đó, chủ yếu đi sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Theo ông Hưng, so với các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19 thì con số đó là rất nhỏ. Hiện nay, tổng số công dân của xã đang XKLĐ, làm việc ở nước ngoài khoảng từ 1.000 - 1.200 người.

“Ở đây mấy năm nay thanh niên, trai trẻ ít đi biển mà chủ yếu đi xuất khẩu lao động. Lực lượng đi biển giờ ít, chủ yếu là trung niên và người già thôi” - ông Hưng chia sẻ.

Ông Đinh Văn Nam - Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh thông tin, dù ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng nhờ linh hoạt nên trong năm 2021, toàn huyện Nghi Xuân vẫn có gần 700 người đi XKLĐ, đạt gần 70% kế hoạch.

Theo Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh, dù ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng năm 2021, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 5.587 người đi XKLĐ. Trong đó, chủ yếu là đi Đài Loan (TQ), Nhật Bản, Hàn Quốc. Số liệu đó thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2016 - 2020. Chẳng hạn, năm 2019 có đến 11.169 người đi XKLĐ; năm 2020 đã xuất hiện dịch COVID-19 nhưng vẫn có gần 7.000 người đi XKLĐ. Còn từ đầu năm 2022 đến ngày 10.3, toàn tỉnh có 196 người đi XKLĐ.

Còn tại Nghệ An, Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An cho hay, trong năm 2021, toàn tỉnh có 11.210 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ đạt 89,69% kế hoạch, mặc dù là địa phương dẫn đầu cả nước.

Nguyên nhân, theo ông Trần Phi Hùng - Trưởng Phòng Việc làm và An toàn lao động - Sở LĐTBXH vẫn là do tác động của dịch bệnh.

“Dịch bệnh ảnh hưởng mọi mặt tới các hoạt động đào tạo, làm thủ tục, đi lại, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cũng như các thị trường khác trên thế giới. Đây là khó khăn chung của các địa phương khác trong cả nước” - ông Trần Phi Hùng nói. Dù vậy, theo ông Hùng, con số đó cũng thể hiện sự nỗ lực cao của người lao động và chính quyền địa phương.

Trong tổng số người đi xuất khẩu lao động năm 2021 tại Nghệ An, số người đi xuất khẩu lao động chủ yếu rơi vào các huyện Nghi Lộc (1.200 người), Diễn Châu (1.075 người), Yên Thành (1.163 người). Đây là các địa phương liên tục nhiều năm dẫn đầu về số lượng người xuất khẩu lao động, do đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, do một số địa phương có người lao động hết thời hạn không chịu về nước dẫn tới bị “thẻ đỏ” của Hàn Quốc.

Trong những người xuất khẩu lao động năm 2021, số lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu tăng hơn so với các năm trước. Cụ thể: 3.657 người đang làm việc tại Nhật Bản, 647 người làm việc tại Hàn Quốc, một số nước thuộc thị trường Châu Âu cũng có số lao động xuất khẩu tăng. Đài Loan  (TQ) vẫn là thị trường lao động dẫn đầu về số lao động Nghệ An đang làm việc, với 4.847 người.

Hỗ trợ, hướng dẫn người lao động

Ông Trần Phi Hùng - Trưởng Phòng Việc làm và An toàn lao động, Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An cho biết, để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An đã phối hợp tổ chức phiên giao dịch, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động năm 2022 tại nhiều địa phương. Từ đó, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tìm đến các trung tâm, cơ sở môi giới xuất khẩu lao động được cấp phép, tránh trường hợp làm việc qua “cò” không đảm bảo uy tín, tiền mất tật mang.

Theo ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân (Thanh Hóa), trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các xã trên địa bàn tiếp tục rà soát lại toàn bộ số lượng người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, từ đó có những hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Riêng đối với những lao động đã học và thi tốt nghiệp nhưng chưa thể bay, các ngành chức năng của huyện sẽ tiếp tục đấu mối với các đơn vị có liên quan, để hỗ trợ tối đa cho các trường hợp này được xuất cảnh, ngay khi thị trường lao động quốc tế mở cửa trở lại.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

FLC Hà Tĩnh xin trả gần 2/3 diện tích đất dự án nông nghiệp công nghệ cao

TRẦN TUẤN |

Thực hiện dự án kém hiệu quả, bỏ hoang phần lớn đất đai nên tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo xem xét thu hồi dự án thì doanh nghiệp xin điều chỉnh với phương án trả lại gần 2/3 diện tích đất cho địa phương.

Hà Tĩnh: Trạm BTS bị phản đối xây dù đã có chủ trương của tỉnh

TRẦN TUẤN |

Khi Viễn thông Hà Tĩnh triển khai đào móng để dựng trạm BTS loại cột đa năng thân thiện với môi trường nhằm phát sóng cho mạng di dộng Vinaphone tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà thì bị người dân phản đối vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Tĩnh: Bắt giữ trâu rồi đánh gãy 5 xương sườn chủ trâu

TRẦN TUẤN |

Thấy một con trâu ăn cỏ ở ruộng của gia đình, người đàn ông ở Hà Tĩnh bắt giữ lại rồi sau đó còn đánh chủ trâu bị thương phải nhập viện.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

Trấn Thành thu 450 tỉ và nghịch lý trong việc nhà nước đổ tiền vào phim

Hào Hoa - Huyền Chi |

Câu chuyện nhà nước đổ tiền đầu tư cho các dự án phim từng được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài. Trước chiến lược công nghiệp hóa văn hóa, công nghiệp hóa điện ảnh, chuyện nhà nước nên đầu tư thế nào cho phim nội lại được mang ra bàn lại.

Luồn lách đi qua đoạn đường rộng chưa đầy 1 mét ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Hàng loạt phương tiện phải luồn lách, đi lên vỉa hè do lòng đường Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chiếm trọn bởi một công trình.

Xử phạt thanh niên chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an

Quang Việt |

Liên quan đến vụ việc chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an sai quy định, Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ra Quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với Phạm Quốc T (29 tuổi, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Những món ngon Cao Bằng du khách có thể mua về làm quà

Mộc Anh |

Cao Bằng không chỉ sở hữu thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn có nhiều món ăn ngon, ẩm thực đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

FLC Hà Tĩnh xin trả gần 2/3 diện tích đất dự án nông nghiệp công nghệ cao

TRẦN TUẤN |

Thực hiện dự án kém hiệu quả, bỏ hoang phần lớn đất đai nên tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo xem xét thu hồi dự án thì doanh nghiệp xin điều chỉnh với phương án trả lại gần 2/3 diện tích đất cho địa phương.

Hà Tĩnh: Trạm BTS bị phản đối xây dù đã có chủ trương của tỉnh

TRẦN TUẤN |

Khi Viễn thông Hà Tĩnh triển khai đào móng để dựng trạm BTS loại cột đa năng thân thiện với môi trường nhằm phát sóng cho mạng di dộng Vinaphone tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà thì bị người dân phản đối vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Tĩnh: Bắt giữ trâu rồi đánh gãy 5 xương sườn chủ trâu

TRẦN TUẤN |

Thấy một con trâu ăn cỏ ở ruộng của gia đình, người đàn ông ở Hà Tĩnh bắt giữ lại rồi sau đó còn đánh chủ trâu bị thương phải nhập viện.