Giáo viên mầm non tư thục vui mừng khi sắp được hỗ trợ

LƯƠNG HẠNH |

Trước thông tin Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nhiều giáo viên mầm non rất vui mừng. Thời gian vừa qua, họ đã phải chật vật để có thể xoay xở, trang trải cuộc sống.

Mất việc, gấp quần áo thuê

Hơn 10 năm làm giáo viên mầm non tư thục, chị Nguyễn Thị Thức (SN 1986, trú tại Thanh Trì) chưa bao giờ rơi vào cảnh khó khăn đến vậy. Trường mầm non nơi chị làm việc buộc phải đóng cửa vì không đủ kinh phí trả lương cho giáo viên, chị Thức mất việc làm, không có lương.

Tôi nhận thông báo nghỉ việc, không nhận lương từ tháng 5.2021 đến tháng 4.2022 mới đi làm trở lại. Thời gian đó thực sự khủng hoảng với cả gia đình tôi”, chị Thức nhớ lại.

Chồng chị Thức làm nghề sơn ôtô, công việc bấp bênh. Khi chị Thức nghỉ việc, chồng chị cũng không có việc làm. Hai vợ chồng chị còn 3 con nhỏ: Một cháu 17 tuổi, một cháu 15 tuổi và một cháu út mới được 5 tuổi.

Đột ngột phải nghỉ việc, chị Thức đã tìm mọi cách xoay xở trang trải cuộc sống. Ngoài số tiền tích lũy từ trước, chị Thức đã đi vay số tiền hơn 20 triệu đồng để chi tiêu, sinh hoạt trong thời gian đó.

Được người chị chồng giới thiệu công việc gấp quần áo thuê tại nhà, chị Thức cũng có thêm đồng ra đồng vào. “Gấp một chiếc quần/áo được 1.000 đồng, gấp 100 cái quần/áo được 100.000 đồng. Không phải ngày nào cũng có hàng để làm, hôm nào nhiều mới có 100 cái quần/áo”, chị Thức tâm sự.

Tháng 4.2022, khi trường mầm non mở cửa trở lại, chị Thức cũng quay về với lớp học và các học sinh. Sau khi hay tin sẽ được nhận hỗ trợ, nữ giáo viên không giấu được vui mừng: “Mừng quá! Thời gian vừa qua, giáo viên mầm non tư thục như chúng tôi đã quá khổ”.

Cố bám nghề dù vô vàn gian khó

Cùng hoàn cảnh, chị Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1998, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) ra trường, đi làm được 2 năm đã liên tục phải nghỉ việc. Tuy nhiên, chị Ngân không được may mắn như chị Thức, không có việc làm thêm để tăng thu nhập. Ban đầu, chị cũng học các cô giáo khác bán các mặt hàng gia dụng trên mạng xã hội, nhưng không có “duyên” bán hàng, chị đành bỏ cuộc.

Chồng chị Ngân làm việc tại một nhà hàng gần nhà. Mỗi lần Hà Nội yêu cầu thực hiện các Chỉ thị phòng, chống dịch COVID-19, nhà hàng chồng chị làm việc phải đóng cửa, anh lại rơi tình trạng thất nghiệp.

Chủ các trường mầm non tư thục phải chi trả rất nhiều khoản như tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước… Lo cho cuộc sống cá nhân còn chật vật nên giáo viên mầm non tư thục không thể san sẻ gánh nặng với chủ trường. Vì vậy, chị Ngân không muốn đòi hỏi hay mong mỏi được nhận hỗ trợ từ phía nhà trường.

Bao nhiêu tiền bạc tích lũy để lo lúc ốm đau, vợ chồng chị Ngân phải mang ra để chi trả cho cuộc sống. Khi được quay trở lại nghề, chị Ngân cảm thấy rất hạnh phúc bởi trước đó, dù có muôn vàn khó khăn, chị cũng vẫn cố bám trụ nghề này.

“Sau đại dịch COVID-19, nhiều đồng nghiệp của tôi giờ đã bỏ nghề, số còn bám nghề thực sự phải rất yêu nghề, yêu con trẻ. Nếu có khoản hỗ trợ cho giáo viên mầm non thì không còn gì vui bằng. Khoản hỗ trợ sẽ tiếp thêm động lực để chúng tôi tiếp tục bám nghề”, chị Ngân bày tỏ.

Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 11.8.2022 quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Mục tiêu của Nghị quyết số 103/NQ-CP là hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; giúp ổn định đội ngũ, tránh đứt gãy nguồn cung ứng nhân lực có kinh nghiệm cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, bảo đảm an toàn cho trẻ em và học sinh; giúp phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non, tiểu học yên tâm tham gia lao động; góp phần để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống và an sinh xã hội.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Phú Yên lý giải vì sao ít lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

Phương Linh |

Phú Yên - Hỗ trợ tiền thuê nhà đã được tỉnh giải ngân cho người lao động, nhưng số lượng không đáng kể. Dù đã ra nhiều văn bản đôn đốc nhưng số hồ sơ đề nghị của Phú Yên nhận được rất ít.

Hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tiền xây nhà ở thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email baochuongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói sắp tới đây hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ tiền xây nhà. Xin hỏi có đúng không và nếu có mức hỗ trợ thế nào?

Vì sao số lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà quá ít?

NHẬT HỒ |

Hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động theo Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ có tỉnh chỉ có 8 lao động, tỉnh vài trăm người. Chẳng lẽ lao động không có nhu cầu hỗ trợ tiền thuê nhà?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phú Yên lý giải vì sao ít lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

Phương Linh |

Phú Yên - Hỗ trợ tiền thuê nhà đã được tỉnh giải ngân cho người lao động, nhưng số lượng không đáng kể. Dù đã ra nhiều văn bản đôn đốc nhưng số hồ sơ đề nghị của Phú Yên nhận được rất ít.

Hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tiền xây nhà ở thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email baochuongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói sắp tới đây hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ tiền xây nhà. Xin hỏi có đúng không và nếu có mức hỗ trợ thế nào?

Vì sao số lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà quá ít?

NHẬT HỒ |

Hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động theo Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ có tỉnh chỉ có 8 lao động, tỉnh vài trăm người. Chẳng lẽ lao động không có nhu cầu hỗ trợ tiền thuê nhà?