Giá cả chạy trước đồng lương

Thành Nhân |

Năm 2022, lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% nhưng với tình hình vật giá tăng cao, thu nhập thực tế của người lao động hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống tối thiểu. Việc giá cả chạy trước đồng lương khiến họ phải chật vật chi tiêu...

Thu nhập chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu

Chị Đoàn Thị Tư (55 tuổi, quê ở tỉnh Hậu Giang) đang làm việc tại một doanh nghiệp ở cụm Công nghiệp Trung An (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết, hàng tháng, chị phải trả tiền nhà trọ khoảng 1,2 triệu đồng và nhiều khoản chi cố định khác như tiền điện, tiền nước,... Trong khi đó, giá thực phẩm tăng cao khiến thu nhập chỉ đủ chi phí hằng ngày, cuộc sống rất khó khăn, không biết bao giờ mới ổn định được.

Theo chị Tư, mặc dù từ ngày 1.7.2022, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%, nhưng thu nhập của công nhân lao động hiện nay nếu tiết kiệm chi tiêu chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Làm tháng nào chi tiêu tháng đó. Nếu không tăng ca thì đời sống còn chật vật hơn nhiều. Trong khi đó, hiện nay các doanh nghiệp đa số đều không có tăng ca, do đó thu nhập của công nhân lao động cũng giảm sút.

Tương tự như chị Tư, chị Nguyễn Thị Thu Hồng (ngụ ở xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết, mức thu nhập hiện tại so với vật giá khiến cuộc sống của người lao động rất chật vật. “Đời sống đã khó khăn, thu nhập chỉ trang trải cuộc sống mỗi tháng, có khi còn túng thiếu, không biết bao giờ mới ổn định được” - chị Hồng nói.

Sớm tăng lương tối thiểu vùng để cải thiện đời sống người lao động

Anh Nguyễn Hữu Đức (quê Bến Tre, làm việc tại một doanh nghiệp tại cụm Công nghiệp Trung An, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết, lương của anh hơn 6,5 triệu đồng/tháng. Với đồng lương này, khi vật giá tăng thì người lao động, đặc biệt là người lao động có con nhỏ như anh sẽ rất khó khăn.

Bên cạnh đó, tiền thuê nhà trọ, có con nhỏ còn trong thời gian đi học, cùng với chi phí sinh hoạt tăng cao... đã ảnh hưởng đến đời sống người lao động. Anh Đức cho rằng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả hàng hóa để đảm bảo đời sống người lao động; đồng thời, cần xem xét tăng lương tối thiểu vùng để đời sống của công nhân lao động bớt khó khăn.

“Tôi và vợ đi làm, tổng thu nhập của 2 vợ chồng mỗi tháng khoảng 12 triệu đồng. Chưa kể tiền thuê nhà trọ, điện nước, tôi phải trích 4-5 triệu đồng gửi về cho bố mẹ để chăm con đi học nữa, thu nhập còn lại để xoay xở cuộc sống của 2 vợ chồng, liên tục thiếu trước hụt sau” - anh Đức chia sẻ.

Còn theo anh Nguyễn Văn Tâm (đang làm việc tại một công ty ở cụm công nghiệp Trung An), cơ quan chức năng cần kiểm soát giá cả, so sánh với mức thu nhập của người lao động để sớm tăng lương tối thiểu vùng càng sớm càng tốt. Vì khi lương tối thiểu vùng tăng, doanh nghiệp cũng sẽ điều chỉnh tăng lương cho người lao động, giúp cải thiện đời sống của người lao động.

Theo báo cáo số 1820 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, trong tháng 11.2023 cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận 2.716 hồ sơ đề nghị nhận chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Tính từ đầu năm đến hết tháng 11.2023, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tiếp nhận 19.679 hồ sơ.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả dịp Tết

Vương Trần |

Chính phủ yêu cầu triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Giá cả "nhảy múa" theo giá xăng, một bó rau công nhân chia ra ăn 2 ngày

MỸ LY |

Để không chịu gánh nặng tiền thuê trọ, nhiều người chọn chạy xe vượt hàng chục km để đi làm. Tuy nhiên, chưa hết lo vì giá gạo, giá gas thì nay xăng cũng tăng giá khiến họ không khỏi ngán ngẩm vì mọi thứ đều "nhảy múa" theo.

Đà Nẵng có siêu thị phúc lợi đoàn viên bình ổn giá cả cho người lao động

Văn Trực |

Ngày 26.8, Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và các doanh nghiệp, đối tác phúc lợi đã cho ra mắt Siêu thị “Phúc lợi đoàn viên - Union Mart” tại khu vực đường Mê Linh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Lương hưu tăng lên 20,8%, người già lo giá cả tăng theo

BẢO HÂN - LƯƠNG HẠNH |

Tại kỳ chi trả tháng 8.2023, hơn 2,1 triệu người hưởng lương hưu lĩnh trực tiếp bằng tiền mặt tiếp tục được chi trả từ 14.8 đến những ngày tới. Bên cạnh niềm vui được tăng lương hưu theo Nghị định 42, người già lo giá cả sẽ tăng theo đồng lương.

Quyết tâm đẩy mạnh phát triển đoàn viên

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 – 2028, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cấp cơ sở năm 2024 và Nghị quyết đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước giai đoạn 2023 – 2028, tầm nhìn đến năm 2033.

Bộ Tài chính sẽ gỡ khó cho cơ quan báo chí về vấn đề tự chủ tài chính

Minh Ánh |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đang tiếp thu, giải trình các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 60/2021 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong vấn đề tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các cơ quan báo chí.

Xe trọng tải lớn hoành hành bất chấp chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Nhóm PV |

Dù ông Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - đã có văn bản chỉ đạo tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt với các xe quá khổ, quá tải, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra từ đường làng đến quốc lộ, khiến người dân bất an.

Khu công nghiệp “lo ngay ngáy” thiếu điện, Chủ tịch EVN nói gì?

Cường Ngô |

Theo Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An, việc cung ứng điện năm 2024 là nhiệm vụ chính trị và trọng tâm của EVN. Tập đoàn đang chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng cao với GDP tăng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng điện là 9,4-9,8%.

Triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả dịp Tết

Vương Trần |

Chính phủ yêu cầu triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Giá cả "nhảy múa" theo giá xăng, một bó rau công nhân chia ra ăn 2 ngày

MỸ LY |

Để không chịu gánh nặng tiền thuê trọ, nhiều người chọn chạy xe vượt hàng chục km để đi làm. Tuy nhiên, chưa hết lo vì giá gạo, giá gas thì nay xăng cũng tăng giá khiến họ không khỏi ngán ngẩm vì mọi thứ đều "nhảy múa" theo.

Đà Nẵng có siêu thị phúc lợi đoàn viên bình ổn giá cả cho người lao động

Văn Trực |

Ngày 26.8, Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và các doanh nghiệp, đối tác phúc lợi đã cho ra mắt Siêu thị “Phúc lợi đoàn viên - Union Mart” tại khu vực đường Mê Linh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Lương hưu tăng lên 20,8%, người già lo giá cả tăng theo

BẢO HÂN - LƯƠNG HẠNH |

Tại kỳ chi trả tháng 8.2023, hơn 2,1 triệu người hưởng lương hưu lĩnh trực tiếp bằng tiền mặt tiếp tục được chi trả từ 14.8 đến những ngày tới. Bên cạnh niềm vui được tăng lương hưu theo Nghị định 42, người già lo giá cả sẽ tăng theo đồng lương.