Điều chỉnh tăng lương: Để không còn tình trạng chảy máu chất xám trong khu vực công

Phạm Đông |

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV là việc Quốc hội quyết định xem xét tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo các đại biểu, việc cải cách tiền lương là vấn đề mấu chốt để giữ chân người lao động, nhân tài và không bị chảy máu chất xám trong khu vực công.

Để cán bộ, công chức yên tâm sống bằng lương

Tại kỳ họp thứ 4 này, dự kiến Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương ứng với tăng khoảng 20,8% lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, việc đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được đưa ra để áp dụng cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%; hỗ trợ thêm với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ ngày 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Trao đổi với Lao Động, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, vấn đề tăng lương cơ sở đã được đặt ra từ những năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Trung ương và địa phương phải tập trung trong công tác phòng, chống dịch bệnh và tăng cường phát triển kinh tế, do đó chưa thực hiện được công tác này. Đối với thời điểm này, đại biểu cho rằng, việc đề xuất tăng lương cơ sở vào năm 2023 là hợp lý.

Bà Nga lấy dẫn chứng sau đại dịch COVID-19, cuộc sống của đại đa số nhân dân chịu ảnh hưởng rất nhiều theo hướng tiêu cực.

Đối với tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức cũng bị ảnh hưởng, tuy không rõ rệt như các doanh nghiệp hay người dân khác nhưng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng.

Theo đại biểu, có nhiều cán bộ, công chức khi đại dịch xảy ra đã chịu ảnh hưởng rất nhiều về kinh tế, vừa áp lực công việc.

Nhấn mạnh việc cải cách tiền lương trong thời điểm này rất ý nghĩa, tuy nhiên theo bà Nga mức tăng 20,8% chỉ mang tính chất động viên tinh thần là chính.

Đối với cán bộ công chức, khi tính theo thang bảng lương hiện hành cộng với 20,8% tăng thêm thì số tiền được tăng thêm với mỗi cán bộ, công chức trong một tháng vẫn rất thấp so với nhu cầu đời sống hiện tại. Do đó, đại biểu hy vọng sẽ có cải cách dần dần bởi còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách quốc gia.

Đối với giải pháp lâu dài để cán bộ, công chức có thể yên tâm sống bằng lương hưởng ngân sách nhà nước, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu rõ, để cải cách tiền lương phải có nguồn lực đủ mạnh, muốn có nguồn lực đủ mạnh phải song hành với rất nhiều giải pháp phát triển kinh tế.

Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực cải cách tiền lương đi đôi với việc sắp xếp lại các đơn vị và tinh giản biên chế bởi phần tiền lương bỏ ra để duy trì một bộ máy cồng kềnh cũng rất tốn kém.

Song song với các biện pháp tổ chức bộ máy, đại biểu cho rằng, phải có những biện pháp đủ mạnh để phát triển kinh tế trong thời gian tới. Chỉ khi phát triển được kinh tế thì mới có nguồn để cải cách tiền lương.

Đồng thời cho hay, việc cải cách tiền lương trong tương lai, trả lương theo vị trí việc làm cũng giúp giải quyết phần nào rào cản đối với cán bộ, công chức có năng lực nhưng nhận được lương thấp. Cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các địa phương cũng đang nỗ lực có những chính sách ưu đãi đối với những người có tài năng, cống hiến cho địa phương.

Đảm bảo ổn định đời sống, giữ chân người tài

Theo bà Nga, hiện nay có hiện tượng rất đáng buồn đang xảy ra đó là “chảy máu chất xám” ở các cơ quan nhà nước.

Đã và đang có hiện tượng người có năng lực di chuyển từ khu vực công sang khu vực tư, nguyên nhân là do tiền lương họ nhận được từ khu vực công quá ít so với khu vực tư. Bên cạnh đó, có hiện tượng bỏ luôn nghề để làm những nghề khác kiếm được thu nhập cao hơn và đỡ vất vả hơn.

Đại biểu cho hay, hai hiện tượng này cần suy nghĩ thận trọng bởi đều liên quan đến tiền lương, tiền công người lao động được nhận.

Với điều kiện tiền lương thấp, đội ngũ cán bộ, công chức không đủ điều kiện nuôi gia đình. Do đó, việc cải cách tiền lương là mấu chốt vấn đề để giữ chân nhân tài, không bị chảy máu chất xám trong khu vực công.

Còn đại biểu Nguyễn Công Hoàng (Đoàn Thái Nguyên) nêu quan điểm, thực trạng nhiều cán bộ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện công lập xin thôi việc để chuyển sang các bệnh viện tư nhân có nguyên nhân. Trong đó mức lương và môi trường làm việc, cống hiến chưa tương xứng với mong muốn của họ.

Còn với đa số người lao động là công chức, viên chức, mức lương hiện tại vẫn chưa đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là chúng ta vừa trải qua những đợt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và giá cả một số mặt hàng có sự biến động

Theo đại biểu, về lâu dài, để “giữ chân” được những người giỏi làm việc trong các lĩnh vực nói chung cũng như lĩnh vực y tế nói riêng thì cần có lộ trình tăng lương với những sự bứt phá hơn, hướng tới đạt được mục tiêu là không chỉ đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân mà còn để họ yên tâm và phát triển với ngành nghề mà mình lựa chọn, cống hiến.

Tương tự, đại biểu Hoàng Anh Công (Đoàn Thái Nguyên), khẳng định, việc tăng lương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc củng cố thêm lòng tin của người dân, bù đắp công sức cho người lao động để họ có thêm nguồn kinh phí trang trải cuộc sống.

Việc tăng lương là vấn đề rất quan trọng, nối tiếp chương trình cải cách tiền lương chúng ta sẽ phải thực hiện.

Đại biểu cũng phân tích, mức tăng lương như trên đạt tỉ lệ chưa cao; chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách của nước ta hiện nay còn khó khăn nên việc tăng lương ở mức độ đó cũng là sự cố gắng để góp phần đáp ứng được những yêu cầu của người dân.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Mong mỏi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1.1.2023

Trang Hà |

Người lao động đề xuất tăng lương cơ sở nhằm cải thiện đời sống trong tương lai gần. Và họ mong mỏi thời điểm tăng lương được đẩy lên sớm hơn, cụ thể là từ 1.1.2023.

Ngoài tăng lương cơ sở, nhân viên y tế mong mỏi được tăng phụ cấp nghề

Phùng Nhung |

Bên cạnh mong mỏi được tăng lương cơ sở từ ngày 1.1.2023, nguyện vọng của nhiều nhân viên y tế là được nâng hệ số lương, tăng phụ cấp ưu đãi nghề vì hiện tại áp lực công việc như vòng kim cô.

Tăng lương cơ sở: Lương hưu của công chức viên chức nghỉ hưu có tăng?

Bảo Hân (T/H) |

Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Khi có Luật Nhà giáo, ngoài tăng lương, người làm nhiều sẽ được đãi ngộ cao

Bích Hà |

Luật Nhà giáo sẽ giải quyết các bất cập liên quan đến chính sách tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thiếp lập cơ chế phân loại bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng với nhà giáo, người làm nhiều thì được đãi ngộ cao.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Mong mỏi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1.1.2023

Trang Hà |

Người lao động đề xuất tăng lương cơ sở nhằm cải thiện đời sống trong tương lai gần. Và họ mong mỏi thời điểm tăng lương được đẩy lên sớm hơn, cụ thể là từ 1.1.2023.

Ngoài tăng lương cơ sở, nhân viên y tế mong mỏi được tăng phụ cấp nghề

Phùng Nhung |

Bên cạnh mong mỏi được tăng lương cơ sở từ ngày 1.1.2023, nguyện vọng của nhiều nhân viên y tế là được nâng hệ số lương, tăng phụ cấp ưu đãi nghề vì hiện tại áp lực công việc như vòng kim cô.

Tăng lương cơ sở: Lương hưu của công chức viên chức nghỉ hưu có tăng?

Bảo Hân (T/H) |

Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Khi có Luật Nhà giáo, ngoài tăng lương, người làm nhiều sẽ được đãi ngộ cao

Bích Hà |

Luật Nhà giáo sẽ giải quyết các bất cập liên quan đến chính sách tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thiếp lập cơ chế phân loại bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng với nhà giáo, người làm nhiều thì được đãi ngộ cao.