Khi có Luật Nhà giáo, ngoài tăng lương, người làm nhiều sẽ được đãi ngộ cao

Bích Hà |

Luật Nhà giáo sẽ giải quyết các bất cập liên quan đến chính sách tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thiếp lập cơ chế phân loại bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng với nhà giáo, người làm nhiều thì được đãi ngộ cao.

Giáo viên vui mừng, mong sớm có Luật Nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo; tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo; tạo cơ hội cho thầy cô yên tâm hoạt động nghề nghiệp, cống hiến.

Trước thông tin này, đội ngũ nhà giáo bày tỏ vui mừng và mong đề xuất sớm được chấp thuận và triển khai.

Thực tế, nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội ban hành luật Nhà giáo đã được đặt ra từ năm 2004, trong Chỉ thị 40/CT-TW. Đến năm 2008, Quốc hội dự kiến đưa Luật Nhà giáo vào chương trình dự án luật năm 2009 và giao Bộ GDĐT chủ trì tham mưu cho Chính phủ.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Quốc hội chuẩn bị thông qua luật Viên chức, nên luật Nhà giáo bị hoãn. Vì thế suốt gần 20 năm qua, nhiệm vụ xây dựng Luật Nhà giáo vẫn chưa hoàn thành.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng, quan tâm đến những chính sách đãi ngộ nhà giáo nhưng thực tế thầy cô vẫn đang gặp những khó khăn trong cuộc sống.

Các vấn đề bất cập trong biên chế việc làm, thu nhập, đời sống khó khăn nên một bộ phận thầy cô phải dạy thêm, làm thêm, ảnh hưởng đến nhiệm vụ dạy học. Vì thế, thầy cô đều mong sớm có Luật Nhà giáo để được nhìn nhận đúng vai trò, vị trí và đặc biệt luật hóa các quy định liên quan đến chính sách đãi ngộ, giúp giáo viên yên tâm bám trụ với nghề.

Tăng lương cơ sở là giải pháp tạm thời, cải cách tiền lương là vấn đề cấp bách.
Ngoài mong muốn sớm tăng lương cơ sở, giáo viên kỳ vọng Luật Nhà giáo sẽ sớm được triển khai và ban hành, nhằm tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo. Ảnh: Hải Nguyễn

Cô Đỗ Thanh Nga - giáo viên THCS tại Khoái Châu (Hưng Yên) - chia sẻ, thầy giáo, cô giáo hiện mang trên mình nhiệm vụ nặng nề và kỳ vọng rất lớn của xã hội khi thực hiện đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc liên quan đến cách hành xử của một bộ phận phụ huynh, học sinh đối với giáo viên khiến thầy cô băn khoăn, chạnh lòng.

Trước những đòi hỏi ngày càng cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, trong khi chưa được nhìn nhận đúng vai trò, mức thu nhập chưa giúp nhà giáo sống được bằng lương, chưa nói đến việc trở thành “động lực” hay giúp “nâng cao chất lượng cuộc sống” của nhà giáo… đã khiến nhiều thầy cô chán nản, bỏ nghề. Riêng 2 năm vừa rồi, đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc.

Vì thế, cô Nga cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết để giúp giải quyết các vấn đề này.

Theo ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ VIGEF, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam đều xác định rõ tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo trong việc đào tạo, dẫn dắt thế hệ trẻ và góp phần quyết định đối với tương lai đất nước, dân tộc. Chính vì vậy, về mặt quản lý Nhà nước, nhiều quốc gia đã có những bộ luật riêng dành cho nhà giáo với những quy định hết sức cụ thể nhằm quản lý một cách hiệu quả cũng như đảm bảo các quyền lợi cho đội ngũ giáo viên.

Ông cũng đề xuất Việt Nam cần có Luật Nhà giáo để tạo chính sách đặc thù cho đối tượng nhà giáo (công lập - tư thục); tạo khung pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục; hiệu lực pháp lý mạnh để thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo.

Tăng lương và đãi ngộ với những người có thành tích xuất sắc

Liên quan đến những mong muốn của giáo viên, đặc biệt là chính sách đãi ngộ, Bộ GDĐT cho biết, trong dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, bộ đã nêu rõ quan điểm xây dựng luật, trong đó có việc lấy chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhà giáo làm động lực để thu hút người giỏi tham gia trở thành giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo đã vào ngành cống hiến, tận tâm với nghề.

Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ thiếp lập cơ chế phân loại bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng, người làm nhiều thì được đãi ngộ cao, xây dựng chế độ phân phối tiền lương và cơ hội thăng tiến, tăng lương và đãi ngộ với những người có thành tích xuất sắc.

Đặc biệt sẽ nghiên cứu giảm gánh nặng cho nhà giáo, bảo đảm nhà giáo được yên tâm cống hiến hết mình cho việc giảng dạy và giáo dục con người.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo để nâng cao vị thế, tiền lương cho giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo nhằm nâng cao vị thế, vai trò của đội ngũ giáo viên. Đồng thời sẽ luật hóa những ưu tiên nhất định trong việc xây dựng chế độ đãi ngộ về tiền lương, tôn vinh nhà giáo tương xứng với vị thế của ngành, nghề.

Giáo viên mong được tăng lương để nghỉ làm ruộng, dừng may rèm cửa

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên phải tìm đủ việc để kiếm kế sinh nhai. Vì vậy, họ đang mong mỏi được tăng lương cơ sở từng ngày và xa hơn là cải cách tiền lương, giảm gánh nặng về sổ sách, hội họp.

Giáo viên mong cải cách tiền lương thay vì chỉ đề xuất tăng lương cơ sở

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% và dự kiến áp dụng từ 1.7.2023. Theo nhiều giáo viên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vấn đề căn bản là cần thực hiện cải cách tiền lương, giảm bớt gánh nặng về hồ sơ sổ sách, dự giờ, hội họp.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo để nâng cao vị thế, tiền lương cho giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo nhằm nâng cao vị thế, vai trò của đội ngũ giáo viên. Đồng thời sẽ luật hóa những ưu tiên nhất định trong việc xây dựng chế độ đãi ngộ về tiền lương, tôn vinh nhà giáo tương xứng với vị thế của ngành, nghề.

Giáo viên mong được tăng lương để nghỉ làm ruộng, dừng may rèm cửa

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên phải tìm đủ việc để kiếm kế sinh nhai. Vì vậy, họ đang mong mỏi được tăng lương cơ sở từng ngày và xa hơn là cải cách tiền lương, giảm gánh nặng về sổ sách, hội họp.

Giáo viên mong cải cách tiền lương thay vì chỉ đề xuất tăng lương cơ sở

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% và dự kiến áp dụng từ 1.7.2023. Theo nhiều giáo viên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vấn đề căn bản là cần thực hiện cải cách tiền lương, giảm bớt gánh nặng về hồ sơ sổ sách, dự giờ, hội họp.