Đề xuất người lao động được thương lượng mức lương tương xứng với công sức

Minh Hạnh |

Chiều 30.11, tại Diễn đàn "Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc", các tham luận đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi đối với vai trò của các cấp công đoàn và đề xuất cần để người lao động được quyền thương lượng mức lương xứng đáng với công sức của họ.

Các tham luận đã đánh giá chính xác bối cảnh quan hệ lao động trong thời kỳ mới. Những vấn đề đặt ra đối với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các cấp công đoàn trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể. Đánh giá đúng vai trò, khả năng và năng lực của từng cấp công đoàn trong hoạt động đối thoại, đặc biệt là công đoàn cơ sở.

​​​​Cụ thể, đề cập đến 5 vấn đề cốt lõi đó là vai trò của các cấp công đoàn trong bối cảnh quan hệ lao động mới; mong muốn kỳ vọng của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn; vai trò quan trọng của Chủ tịch CĐCS và xây dựng đội ngũ Chủ tịch CĐCS đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; vai trò và trách nhiệm tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kinh nghiệm, mô hình hiệu quả trong đối thoại, an toàn lao động, đối thoại thương lượng tại doanh nghiệp…

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) phát biểu tham luận. Ảnh: Minh Hạnh
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) phát biểu tham luận. Ảnh: Minh Hạnh

Bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS (LĐLĐ tỉnh Bình Dương) - cho biết, đơn vị có trên 13.500 lao động, trong đó có trên 85% là nữ, hiện 100% lao động của công ty đã gia nhập công đoàn. Tuy nhiên, cán bộ CĐCS lại là kiêm nhiệm.

Theo bà Nhung, để việc đối thoại, thương lượng ngày càng thiết thực, hiệu quả, Chính phủ cần có giải pháp để các tập đoàn, nhà đầu tư, đối tác, các nhãn hàng nước ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, quyền của người lao động tại nơi làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là vấn đề trả mức lương đủ sống cho người lao động.

Bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS. Ảnh: Minh Hạnh
Bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS. Ảnh: Minh Hạnh

Cùng đó, một số ý kiến đề xuất xây dựng tài liệu hướng dẫn và các biểu mẫu công đoàn tham gia đối thoại, thương lượng tập thể. Trong đó, tập trung nội dung về các phương án cơ bản để công đoàn thương lượng bảo vệ các đề xuất về cải thiện tiền lương, thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động...

Nhấn mạnh vai trò của CĐCS trong việc chủ động đề xuất các nội dung đối thoại, nội dung thương lượng, ông Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam - cho rằng công đoàn cần thường xuyên lấy ý kiến của người lao động để nắm bắt được những yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động mới phát sinh hoặc mới phát hiện, phân tích nguyên nhân gây, từ đó chủ động kiến nghị, đề xuất đối thoại.

Đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) - bà Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, hoạt động thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể đã có sự gia tăng về số lượng. Tính đến hết năm 2022, tổng số thỏa ước được ký kết là trên 42.000 bản, bao phủ hơn 6,19 triệu lao động.

"Tổ chức CĐ đã khẳng định được vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; chủ động tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước...", bà Hằng cho hay.

Tiếp thu những ý kiến tham luận, TS Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Ban Quan hệ lao động - Tổng LĐLĐVN cho rằng, đây là những kiến nghị hết sức sâu sắc, mang tính thực tiễn cao và thể hiện trách nhiệm lớn đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam với mong muốn đối thoại, thương lượng ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Mong muốn sớm triển khai các thiết chế công đoàn và hỗ trợ người lao động mua nhà ở xã hội

ĐÌNH TRỌNG-HOÀNG TRUNG |

Ngày 30.11, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, 36 đại biểu đại diện cho hơn 820.000 đoàn viên công đoàn tỉnh Bình Dương đã ra Hà Nội để dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.

Đổi mới công tác vận động, tập hợp người lao động vào tổ chức công đoàn

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại Diễn đàn số 1, chiều 30.11, với sự chỉ đạo của ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cán bộ Công đoàn đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm “Đổi mới công tác vận động, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch”. Đây là những vấn đề cấp thiết khi công đoàn cơ sở không còn là lựa chọn duy nhất của người lao động.

Người lao động được thụ hưởng giá trị 1.200 tỉ đồng nhờ thoả ước lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tại Công ty TKG Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP Biên Hoà), tổng giá trị có lợi hàng năm tăng thêm từ thoả ước lao động tập thể, mà người lao động được thụ hưởng khoảng 1.200 tỉ đồng.

Trào lưu trà chanh giã tay sớm nở tối tàn

Tuyết Lan - Đền Phú |

Có chung "số phận" như bánh đồng xu, sau khi phủ sóng khắp các trang mạng xã hội và nhiều quán nước, trà tranh giã tay đã dần mất sức hút. Cộng thêm việc trời bắt đầu trở lạnh khiến nhiều quán bán trà chanh giã tay ế ẩm, không có khách.

Rút BHXH một lần tăng cao, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai thấy đau lòng

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai bày tỏ rằng, cảm thấy rất đau lòng khi tình trạng người lao động rút BHXH một lần tăng cao. Ngành đã truyền thông rất mạnh nhưng thực tế là ăn chưa no làm sao lo đến ngày mai.

Cần quy định rõ về chế độ lương đối với nhà giáo, người lao động

Minh Hạnh |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo TS Lương Thị Việt Hà - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đoàn viên, cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) ngành Giáo dục mong muốn Ban chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ có thêm nhiều cơ chế chính sách để chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Công đoàn Việt Nam là điểm tựa của người lao động trong khó khăn

Quế Chi - Tô Thế |

Chiều 1.12, trong khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã tiếp ông Ruben Torres - Tổng Thư ký Hội đồng Công đoàn Asean (ATUC).

Mong có chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động người dân tộc

Thị Liễu - đoàn viên Công ty TNHH An Giang Samho |

Chúng tôi tha thiết mong Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp ngành hữu quan xây dựng chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Mong muốn sớm triển khai các thiết chế công đoàn và hỗ trợ người lao động mua nhà ở xã hội

ĐÌNH TRỌNG-HOÀNG TRUNG |

Ngày 30.11, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, 36 đại biểu đại diện cho hơn 820.000 đoàn viên công đoàn tỉnh Bình Dương đã ra Hà Nội để dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.

Đổi mới công tác vận động, tập hợp người lao động vào tổ chức công đoàn

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại Diễn đàn số 1, chiều 30.11, với sự chỉ đạo của ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cán bộ Công đoàn đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm “Đổi mới công tác vận động, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch”. Đây là những vấn đề cấp thiết khi công đoàn cơ sở không còn là lựa chọn duy nhất của người lao động.

Người lao động được thụ hưởng giá trị 1.200 tỉ đồng nhờ thoả ước lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tại Công ty TKG Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP Biên Hoà), tổng giá trị có lợi hàng năm tăng thêm từ thoả ước lao động tập thể, mà người lao động được thụ hưởng khoảng 1.200 tỉ đồng.