Đẩy mạnh đối thoại và ký kết thỏa ước lao động tập thể để bảo vệ người lao động

Đặng Tiến |

Chiều 30.11, diễn đàn “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc” đã ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu, trong đó tập trung vào các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ) trong quan hệ lao động. Đây là 1 trong 10 diễn đàn chuyên đề tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Tăng cường đối thoại tại nơi làm việc

Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) - cho biết, trong nhiệm kỳ 2018-2023, hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước được chú trọng, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng.

Việc phối hợp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc có nhiều chuyển biến tích cực với 98,8% doanh nghiệp Nhà nước và 64,93% doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật.

Đã có 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được ký kết, mang lại lợi ích cao hơn luật cho hơn 7 triệu lao động, góp phần quan trọng trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, giữ ổn định việc làm, tiền lương, thu nhập, đảm bảo điều kiện làm việc; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác, xã hội, đoàn viên, NLĐ đánh giá cao.

Tuy nhiên, công tác đối thoại, thương lượng tập thể vẫn còn những tồn tại, hạn chế như hoạt động tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại tỉ lệ còn thấp, nhiều nơi còn hình thức, chất lượng thỏa ước lao động tập thể còn thấp…

Một số ý kiến cho rằng, nhiều vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể diễn ra ở một số doanh nghiệp khởi nguồn từ việc doanh nghiệp không đối thoại, không thương lượng hoặc nếu có đối thoại, thương lượng cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó. Hệ lụy của việc này là rất lớn, đó là ngừng trệ sản xuất kinh doanh, mất trật tự an toàn xã hội.

Về lâu dài sẽ dẫn đến xói mòn lòng tin, sự gắn kết giữa NLĐ và người sử dụng lao động, gây mất ổn định trong quan hệ lao động.

Nền tảng để bảo vệ Người lao động

Nhiệm kỳ tới, dự báo toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển với nhiều khó khăn và thách thức sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới, thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Diễn đàn đã tập trung thảo luận về những thuận lợi, khó khăn đối với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các cấp công đoàn trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể. Đánh giá đúng vai trò, khả năng, năng lực của từng cấp công đoàn đặt ra nhiệm vụ phù hợp, trao trách nhiệm ngang tầm nhiệm vụ, bố trí nguồn lực thích đáng đối với từng cấp, đặc biệt là CĐCS...

Theo ông Trần Thanh Hải - Trưởng ban Chính sách Pháp luật - Quan hệ lao động - LĐLĐ tỉnh Tuyên Quang, đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể là nền tảng quan trọng nhất trong quan hệ lao động. Thông qua đối thoại sẽ giúp cho người sử dụng lao động và NLĐ hiểu nhau hơn; cảm thông và chia sẻ để cùng nhau hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thực hiện hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm lo tốt nhất về tiền lương, thu nhập và các chế độ phúc lợi đối với NLĐ.

Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam - ông Uông Quang Huy - cho rằng, việc đối thoại, thương lượng đã cải thiện môi trường làm việc, nâng cao quyền lợi cho NLĐ. Do đó, các cấp công đoàn thường xuyên phối hợp với chuyên môn triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ cho NLĐ đối với những chế độ, chính sách, môi trường làm việc theo quy định pháp luật.

Từ thực tiễn hoạt động CĐCS, bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương) - đề nghị Tổng LĐLĐVN xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn hoạt động công đoàn, trong đó có hoạt động đối thoại, thương lượng theo dạng tài liệu gấp (bỏ túi) để các cán bộ CĐCS có điều kiện học tập, nghiên cứu và áp dụng tại cơ sở thuận lợi, nhanh chóng.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Nhiều sáng kiến tăng lương và ký thỏa ước lao động tập thể

Minh Hạnh |

Chiều 30.11, trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra diễn đàn “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc”. Tại diễn đàn, phần lớn các ý kiến tập trung vào công tác đại diện, bảo vệ, đặc biệt là công tác tham gia đối thoại, thương lượng tập thể của tổ chức Công đoàn.

Bữa ăn ca của người lao động chất lượng hơn nhờ Thỏa ước lao động tập thể

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tập trung thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Một hiệu quả có thể đo lường được đó là các bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được ký kết ở các doanh nghiệp với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

Người lao động hưởng nhiều quyền lợi từ thỏa ước lao động tập thể

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang có 155 CĐCS doanh nghiệp có ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo NLĐ đã góp phần cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho đoàn viên, NLĐ giúp họ yên tâm lao động, sản xuất.

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

240 tỉ đồng chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động

Thành An |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí khoảng 240 tỉ đồng. Với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, người lao động mong có những quyết sách, kiến nghị để hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội.

Phát triển đoàn viên gắn với thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp

Mai Dung |

Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - cho biết: Những ngày này, tôi cũng như cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ cả nước đang hướng về Đại hội với mong mỏi, kỳ vọng một nhiệm kỳ mới với nhiều chính sách mới, mang lại lợi ích cho hàng triệu đoàn viên, CNVCLĐ.

Nhiều sáng kiến tăng lương và ký thỏa ước lao động tập thể

Minh Hạnh |

Chiều 30.11, trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra diễn đàn “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc”. Tại diễn đàn, phần lớn các ý kiến tập trung vào công tác đại diện, bảo vệ, đặc biệt là công tác tham gia đối thoại, thương lượng tập thể của tổ chức Công đoàn.

Bữa ăn ca của người lao động chất lượng hơn nhờ Thỏa ước lao động tập thể

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tập trung thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Một hiệu quả có thể đo lường được đó là các bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được ký kết ở các doanh nghiệp với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

Người lao động hưởng nhiều quyền lợi từ thỏa ước lao động tập thể

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang có 155 CĐCS doanh nghiệp có ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo NLĐ đã góp phần cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho đoàn viên, NLĐ giúp họ yên tâm lao động, sản xuất.