Gửi trọn niềm tin và đặt kỳ vọng vào Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Nhóm phóng viên |

Sáng 1.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành phố Hà Nội, diễn ra phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

 Thảo luận tại 10 Trung tâm

10h40: Ông Nguyễn Xuân Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu về thông báo chia tổ thảo luận tại 10 Trung tâm.
Ông Nguyễn Xuân Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Ông Nguyễn Xuân Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
- Trung tâm thảo luận số 1: Dự và chỉ đạo có Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Tổ trưởng: Đồng chí Nguyễn Kim Loan, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương. Tổ phó: Đồng chí Nguyễn Phúc Nhân, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi. Thư ký: Đồng chí Bế Thị Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn. Địa điểm thảo luận: Phòng 347 Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Trung tâm thảo luận số 2: Dự và chỉ đạo là Đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Tổ trưởng: Đồng chí Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Công đoàn Quốc phòng. Tổ phó: Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang. Thư ký: Đồng chí Bùi Hoài Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa. Địa điểm thảo luận:  Phòng 254 Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Trung tâm thảo luận số 3: Dự và chỉ đạo: Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Tổ trưởng: Đồng chí Đỗ Hồng Vân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công Tổng Liên đoàn. Tổ phó:  Đồng chí Võ Mạnh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Thư ký: Đồng chí Trương Thanh Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang. Địa điểm thảo luận: Phòng 252 Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Trung tâm thảo luận số 4:  Dự và chỉ đạo: Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Tổ trưởng: Đồng chí Tô Xuân Thao, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh. Tổ phó: Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam. Thư ký: Đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước. Địa điểm thảo luận: Phòng 343 Trung tâm Hội nghị Quốc gia

- Trung tâm thảo luận số 5: Dự và chỉ đạo: Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Tổ trưởng: Đồng chí Trần Thị Thanh Hà, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn. Tổ phó:  Đồng chí Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bạc Liêu. Thư ký: Đồng chí Ngô Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương. Địa điểm thảo luận: Phòng 249 Trung tâm Hội nghị Quốc gia

- Trung tâm thảo luận số 6: Dự và chỉ đạo: Đồng chí Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Tổ trưởng: Đồng chí Nguyễn Minh Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tài chính Tổng Liên đoàn. Tổ phó:  Đồng chí Vàng A Lả, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La. Thư ký: Đồng chí Huỳnh Thị Tuyết Vui, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp. Địa điểm thảo luận: Phòng 257 Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Trung tâm thảo luận số 7: Tổ trưởng: Đồng chí Nguyễn Thế Lập, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị. Tổ phó: Đồng chí Hà Duy Trung, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định. Thư ký: Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam. Địa điểm thảo luận: Phòng 339 Trung tâm Hội nghị Quốc gia

- Trung tâm thảo luận số 8: Tổ trưởng: Đồng chí Vũ Thị Giáng Hương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn. Tổ phó:  Đồng chí Lê Thị Sương Mai, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ. Thư ký: Đồng chí Lê Quang Toản, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên. Địa điểm thảo luận: Phòng 259 Trung tâm Hội nghị Quốc gia

- Trung tâm thảo luận số 9: Tổ trưởng: Đồng chí Nguyễn Ngọc Ân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Tổ phó: Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh. Thư ký: Đồng chí Phan Xuân Quang, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam. Địa điểm thảo luận: Phòng 207 Trung tâm Hội nghị Quốc gia

- Trung tâm thảo luận số 10: Tổ trưởng: Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ phó: Đồng chí Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng. Thư ký: Đồng chí Công Thanh Thảo, Trưởng ban Công đoàn Công an nhân dân. Địa điểm thảo luận: Phòng 210 Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Hơn 1 triệu lượt ý kiến tham gia đóng góp Dự thảo Điều lệ Đại hội

10h10: Ông Huỳnh Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ông Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày báo cáo bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Ông Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày báo cáo bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII thông qua ngày 24.9.2018, gồm 11 chương và 35 điều. Điều lệ đã xác định những vấn đề cơ bản về tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Những quy định của Điều lệ đã cơ bản phù hợp, tạo điều kiện để các cấp công đoàn tổ chức thực hiện và đạt nhiều kết quả trong nhiệm kỳ qua.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế- xã hội đất nước, các quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục, điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn.

Mặt khác, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị “về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” với nhiều nội dung định hướng chiến lược cần phải được cụ thể hóa thành các quy định trong hoạt động công đoàn.

Đồng thời, Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định hành lang pháp lý để tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thành lập và hoạt động độc lập với hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam, đòi hỏi Điều lệ Công đoàn Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Sau khi có kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã thành lập Tiểu ban sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam, ban hành kế hoạch nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chỉ đạo các cấp công đoàn đánh giá tổng kết thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; xây dựng báo cáo kết quả thi hành Điều lệ và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ trình tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lần thứ 11 (khóa XII).

Ông Huỳnh Thanh Xuân cho biết, Dự thảo Điều lệ đã nhận được hơn 1 triệu lượt ý kiến tham gia, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã thảo luận cho ý kiến tại 5 hội nghị chuyên đề, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn cho ý kiến tại 8 kỳ họp, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN thảo luận và cho ý kiến trong 5 kỳ họp liên tiếp, trước khi hoàn chỉnh trình tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.

Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) kỳ này được Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu công phu, bài bản, lấy ý kiến rộng khắp, được cán bộ, đoàn viên cả nước thảo luận dân chủ, tập trung, sôi nổi từ đại hội công đoàn cấp cơ sở trở lên, được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các ban, bộ, ngành trung ương, các học viện, viện nghiên cứu lý luận trung ương, lãnh đạo Tổng Liên đoàn qua các thời kỳ nghiên cứu đóng góp nhiều ý kiến làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Điều lệ, những ý kiến tham gia chất lượng, sâu sắc, có cơ sở lý luận, khoa học, pháp lý và cơ sở thực tiễn đã được nghiên cứu, tiếp thu và biên tập thành bản Điều lệ trình tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

“Điều lệ Công đoàn Việt Nam khi được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII thông qua là cơ sở quan trọng để tiếp tục xây dựng, phát triển tổ chức công đoàn lớn mạnh cả về tư tưởng và tổ chức, tạo nên bước ngoặt trong tình hình mới, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đoàn viên công đoàn cả nước” – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Huỳnh Thanh Xuân báo cáo.

Hoàn thành và vượt phần lớn các chỉ tiêu chủ yếu Đại hội XII

- 10h: Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII.

 
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải trình bày báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo ông Trần Thanh Hải, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là 175 ủy viên, tại đại hội đã bầu 161 ủy viên. Hiện nay Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn có 171 ủy viên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có 25 ủy viên, Thường trực Đoàn Chủ tịch có 6 đồng chí.

Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XII, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và đất nước có cả thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong những năm 2020-2021, tình hình nhân sự Ban chấp hành có nhiều thay đổi, song với sự tin tưởng, ủng hộ của cán bộ đoàn viên, công nhân viên chức lao động, Ban chấp hành Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết Đại hội XII… đạt được những kết quả quan trọng.

Về ưu điểm, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa việc tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của đoàn viên, người lao động cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành; chỉ đạo tiến hành các nội dung công việc xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, cùng các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm, thu nhập của người lao động, nhằm chia sẻ khó khăn với đoàn viên bị ảnh hưởng, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo tiến hành sơ kết sớm Nghị quyết số 9c/NQ-BCH ngày 18.10.2016, quyết định dừng việc thực hiện Nghị quyết đối với công đoàn cơ sở khu vực sản xuất kinh doanh từ ngày 1.1.2020.

Đồng thời, đã thông qua chủ trương về việc miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có mức lương thấp hơn mức lương cơ sở đồng thời ủy quyền cho Đoàn Chủ tịch nghiên cứu, ban hành cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho đoàn viên, người lao động từ nguồn tài chính công đoàn.

Về hạn chế, ông Trần Thanh Hải cho biết, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số lĩnh vực trong đó có khâu đột phá còn chậm. Có 4 chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra chưa hoàn thành. Việc đánh giá, kiểm tra, giám sát việc triển khai một số chủ trương, nội dung lớn, quan trọng chưa thường xuyên dẫn đến hiệu quả chưa đáp ứng mục tiêu, kỳ vọng.

Ngoài ra, trong suốt nhiệm kỳ, chưa kiện toàn được đủ số lượng ủy viên ban chấp hành do nhân sự theo cơ cấu tham gia ban chấp hành luôn có sự biến động, thay đổi.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá, trong nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch đã luôn bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; đề ra các chủ trương đúng, phù hợp, đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả, hoàn thành và vượt phần lớn các chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã thể hiện quyết tâm đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, vững vàng, bản lĩnh giải quyết những vấn đề khó, lớn của nhiệm vụ thường xuyên và mới phát sinh với quyết tâm chính trị cao. Hình ảnh, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn được nâng cao, được đoàn viên, người lao động và xã hội ghi nhận.

Qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Việc xác định nội dung hoạt động phải bám sát Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành đồng thời phải theo kịp tình hình thực tiễn; nâng cao khả năng dự báo, chủ động phát hiện những vấn đề phát sinh để đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp. Đối với những nội dung khó, mới cần quyết liệt, tổ chức thí điểm, kịp thời đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.

2. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cần kiên trì thực hiện các mục tiêu lâu dài, các nhiệm vụ cơ bản; tập trung giải quyết dứt điểm những hạn chế, yếu kém, nhất là sớm phát hiện và giải quyết các điểm nghẽn để tạo đột phá, giữ vững và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, linh hoạt, kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Lựa chọn những vấn đề thiết thân, thiết thực của đoàn viên, người lao động làm trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

3. Xây dựng tập thể Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch đoàn kết, thống nhất, thực sự tâm huyết, trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động công đoàn; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thường xuyên nêu cao vai trò trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của các Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Đoàn Chủ tịch và người đứng đầu các cấp công đoàn.

4. Tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách để tổ chức Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, củng cố vững chắc vị trí, vai trò trong hệ thống chính trị. Phát huy tốt sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến người lao động, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động công đoàn và trong xử lý những vấn đề quan trọng, tình huống mới, phức tạp, nhạy cảm.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội; đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam, tập trung thực hiện tốt chức năng cốt lõi là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp có bản lĩnh, năng lực, uy tín, trách nhiệm là khâu then chốt.

Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch khóa XII mong muốn Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XIII tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tập trung đề ra những biện pháp, giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ các mặt hoạt động công đoàn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3 khâu đột phá

- 9h50: Phó  Chủ  tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu trình bày tổng quát Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII trình Đại hội để  các  đại  biểu dự Đại hội  nghiên  cứu, thảo  luận.

 
Phó Chủ  tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu. Ảnh: Tô Thế

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu cho biết, trong Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có nêu về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Trong đó có các nội dung về những kết quả đạt được: Nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động đạt kết quả nổi bật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; Công đoàn tập trung nguồn lực, triển khai nhiều mô hình mới trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; Công tác tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng hành với đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để lại nhiều dấu ấn; Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục có nhiều đổi mới, giúp nâng cao nhận thức và lòng tin của đoàn viên, người lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả; Phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng, tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát thực tiễn; Hoạt động nữ công tiếp tục được đổi mới, có chuyển biến tích cực; Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của tổ chức công đoàn được tăng cường, linh hoạt, thích ứng với tình hình mới, theo đúng chủ trương, đường lối đối ngoại, chính sách của Đảng, Nhà nước; Công tác quản lý tài chính, tài sản được quan tâm, tạo nguồn lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh…

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu cũng nêu 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2023-2028 để các đại biểu thảo luận đó là:

- Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động;

- Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

- Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

- 9h40: Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ nhiệm UBKT Tổng LĐLĐVN Báo cáo Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội.

Căn cứ quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam về đại biểu dự đại hội công đoàn các cấp; Căn cứ kết quả Đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về bầu cử đại biểu dự đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và hồ sơ nhân sự đại biểu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, đoàn viên; Sau khi xem xét hồ sơ đại biểu và các vấn đề liên quan đến đại biểu dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII cung cấp;

Ban thẩm tra tư cách đại biểu xin báo cáo với Đại hội về tình hình đại biểu dự Đại hội, như sau:

 
 
 
 
 

Kết luận của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII và Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; căn cứ kết quả xem xét hồ sơ đại biểu dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban thẩm tra tư cách đại biểu xác định  1.100 Đại biểu đủ tư cách Đại biểu chính thức dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Ban Thẩm tra tư cách đại biểu trân trọng báo cáo Đại hội xem xét quyết định.

- 9h15: Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương thông qua Chương trình làm việc và Quy chế của Đại hội.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương báo cáo quy chế chương trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Theo bà Thái Thu Xương, quy chế này quy định về công tác tổ chức và điều hành các hoạt động của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028, áp dụng đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Cơ quan điều hành Đại hội, các bộ phận giúp việc Đại hội và đại biểu dự Đại hội.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Tất cả các quyết nghị của Đại hội khi Đại hội thông qua phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII có trách nhiệm báo cáo Đại hội và đại biểu dự Đại hội những vấn đề thuộc trách nhiệm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn trong quá trình chuẩn bị Đại hội theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đồng thời cung cấp cho Đoàn Chủ tịch Đại hội các tài liệu liên quan đến Đại hội; chỉ đạo các mặt công tác thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn cho đến khi bầu được Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XIII.

Đoàn Chủ tịch Đại hội là cơ quan điều hành các công việc của Đại hội, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khoá XII giới thiệu để Đại hội bầu bằng hình thức giơ thẻ biểu quyết.  Đoàn Chủ tịch Đại hội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Đại hội, có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch và chủ trì các cuộc họp của Đoàn Chủ tịch Đại hội theo Chương trình Đại hội.

Đoàn Chủ tịch Đại hội có nhiệm vụ phân công thành viên Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành công việc theo Chương trình của Đại hội, Quy chế làm việc của Đại hội; chuẩn bị nội dung để Đại hội thảo luận, biểu quyết; chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Đại hội. Đồng thời điều hành thảo luận nhân sự bầu cử tại Đại hội, quyết định các trường hợp cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách ứng cử và đề cử; báo cáo Đại hội thảo luận, thông qua danh sách bầu cử.

Về phát biểu, thảo luận tại Đại hội, đại biểu muốn phát biểu tại Đại hội thì đăng ký với Đoàn Thư ký Đại hội và phải được Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu mới phát biểu. Trường hợp muốn tranh luận tại hội trường hoặc phát biểu tại trung tâm thảo luận, tổ thảo luận, thì đại biểu đăng ký bằng hình thức giơ thẻ đại biểu.

Trong quá trình diễn ra Đại hội, mỗi đại biểu có thể phát biểu, tham luận, thảo luận nhiều lần, mỗi lần phát biểu không quá 7 phút.  Đại biểu có ý kiến tham gia vào công tác điều hành và các hoạt động chung của Đại hội thì phản ánh với Đoàn Chủ tịch Đại hội thông qua Đoàn Thư ký.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương thông qua Chương trình làm việc và Quy chế của Đại hội. Ảnh: Hải Nguyễn
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Thái Thu Xương thông qua Chương trình làm việc và Quy chế của Đại hội. Ảnh: Hải Nguyễn

  - 9h08: Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội gồm các nhân sự:

1. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

4. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam.

5. Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

6. Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

7. Đồng chí Bùi Thế Duy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

8. Đồng chí Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

9. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

10. Đồng chí Tạ Văn Đồng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

11. Đồng chí Tống Văn Băng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

12. Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

13. Đồng chí Nguyễn Minh Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

14. Đồng chí Trần Thị Thanh Hà, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

15. Đồng chí Vũ Thị Giáng Hương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

16. Đồng chí Đỗ Hồng Vân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

17. Đồng chí Nguyễn Đức Thịnh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

18. Đồng chí Vũ Anh Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

19. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Tổng Biên tập Báo Lao Động.

20. Đồng chí Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Trưởng Ban Công đoàn Quốc phòng.

21. Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh.

22, Đồng chí Nguyễn Kim Loan, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương.

23. Đồng chí Nguyễn Ngọc Ân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

24. Đồng chí Lê Văn Nghĩa, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế Công đoàn.

25. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Công đoàn khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh.

26. Đồng chí Phạm Quang Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

27. Đồng chí Lý Thị Huệ, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng (Dân tộc Tày).

28. Đồng chí Công Thanh Thảo, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Công đoàn Công an Nhân dân.

29. Đồng chí Thạch Hoàng Hoài, công nhân trực tiếp sản xuất, Đội phó xí nghiệp công viên cây xanh, Công ty Cổ phần Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng (Dân tộc Khmer).

Tại đại hội, 100% đại biểu nhất trí bầu 29 nhân sự có tên trên tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội.

- Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, hôm nay, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII tổ chức phiên làm việc thứ nhất.

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu tại Phiên làm việc thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu tại Phiên làm việc thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội và Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu khách quý cùng 1.100 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn cả nước về dự Đại hội.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều khó khăn so với dự báo. Tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, trong đó có việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn. Trong bối cảnh đó, với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy truyền thống, tinh thần năng động, sáng tạo, vì đoàn viên, người lao động, các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, tổ chức thực hiện và hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 1 đến 3.12.2023, có nhiệm vụ đánh giá khách quan, toàn diện việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, kiểm điểm vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn 5 năm tới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn; bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa mới thực sự tiêu biểu về phẩm chất, chính trị, đạo đức, năng lực công tác, có bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

“Trong những ngày này, hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn và người lao động cả nước đang hướng về Đại hội, gửi trọn niềm tin và đặt kỳ vọng vào những quyết định sáng suốt của Đại hội. Tôi đề nghị mỗi đại biểu tập trung trí tuệ với tất cả tâm huyết, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện tốt nhất nội dung, chương trình, quy chế Đại hội, góp phần vào thành công của Đại hội” - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho hay.

Với niềm tin tưởng sâu sắc đó, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang đã tuyên bố khai mạc phiên thứ nhất Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.

 
 
 
Lễ chào cờ trước khi bắt đầu phiên họp. Ảnh: Tô Thế


Đại biểu biểu quyết chương trình phiên họp. Ảnh: Tô Thế
Đại biểu biểu quyết danh sách đoàn Chủ tịch, đoàn thư ký của Đại hội. Ảnh: Tô Thế

- Về dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Đào Mạnh Kiên - Chủ tịch Công đoàn Hàng không Việt Nam - chia sẻ, nhiều năm qua, các cấp công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam luôn xác định việc đối thoại định kỳ và thương lượng tập thể trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn, góp phần tham gia quản lý doanh nghiệp, giảm thiểu xung đột, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và phát triển.

Đoàn đại biểu của Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Đào Mạnh Kiên đứng thứ 3 từ phải sang.
Đoàn đại biểu của Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Đào Mạnh Kiên đứng thứ 3 từ phải sang. Ảnh: Đỗ Phương.

Đến với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đoàn đại biểu của Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam xin gửi gắm niềm tin, kỳ vọng tới Đại hội trong việc tập trung nguồn lực chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Đồng thời quan tâm hơn nữa công tác đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc; góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập cho người lao động, để tổ chức công đoàn tiếp tục là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của đoàn viên, người lao động.

- Là đại biểu đại diện cho gần 200.000 cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh Hưng Yên về dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Lê Quang Toản - Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khóa XII), Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hưng Yên tin tưởng rằng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ bầu chọn được những cán bộ công đoàn tham gia Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 đủ bản lĩnh, nhiệt huyết, trách nhiệm đề ra nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, những cách làm hay, sáng tạo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên công đoàn và người lao động.

Ông Lê Quang Toản - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Việt Lâm
Ông Lê Quang Toản - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Việt Lâm

Trong nhiệm kỳ mới, ông Lê Quang Toản mong muốn Ban Chấp hành khóa XIII sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo sâu sát, tập trung hướng về cơ sở và người lao động, là cầu nối để người lao động nói lên tiếng nói của mình, đảm bảo về quyền lợi của công nhân lao động, động viên để họ đạt kết quả tốt nhất trong sản xuất, góp phần phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

Đồng thời, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên cũng mong muốn Công đoàn Việt Nam phát huy vai trò tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước kịp thời có những chính sách như: hỗ trợ về nhà ở để thu hút lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp; cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở, các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động, giảm các loại thuế, phí có liên quan đến việc triển khai các dự án phục vụ đời sống người lao động… giúp doanh nghiệp và người lao động yên tâm gắn bó lâu dài, góp phần xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Với tinh thần “Đổi mới, Dân chủ, Đoàn kết, Phát triển” – ông Lê Quang Toản, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên cùng cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức người lao động tỉnh Hưng Yên kỳ vọng nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ là một nhiệm kỳ hành động mang tính đột phá về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, cán bộ công đoàn năng động, sáng tạo để “Đổi mới”, có đủ phẩm chất, năng lực, đạo đức để thực hiện “Dân chủ”; có đủ sức quy tụ để “Đoàn kết”, xây dựng Công đoàn Việt Nam ngày một “Phát triển”.

Đại biểu tham quan tại khu trưng bày các sản phẩm của công đoàn ngành, liên đoàn các địa phương. Ảnh: Tô Thế
Đại biểu tham quan tại khu trưng bày các sản phẩm của công đoàn ngành, liên đoàn các địa phương. Ảnh: Tô Thế
Đại biểu tham quan tại khu trưng bày các sản phẩm của công đoàn ngành, liên đoàn các địa phương. Ảnh: Tô Thế


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước khi vào phiên họp trù bị. Ảnh: Tô Thế
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước khi vào phiên họp trù bị. Ảnh: Tô Thế
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước khi vào phiên họp trù bị. Ảnh: Tô Thế

- 7h30: Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã tới dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn. Trước anh linh các liệt sĩ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bày tỏ lòng tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc máu xương, dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.


 
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn. Ảnh: Hải Nguyễn
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngay sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn, các đại biểu sẽ tham dự phiên đầu tiên của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội.

- 7h15: Trước khi diễn ra phiên thứ Nhất của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, 1.100 đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dẫn đầu đoàn là ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN.

Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải; các Phó Chủ tịch: Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu, Thái Thu Xương, Huỳnh Thanh Xuân.

1.100 đại biểu dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc - Người đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và dành nhiều tình cảm cho giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn.

Các đại biểu bày tỏ cam kết sẽ không ngừng cố gắng, luôn luôn rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác từ những việc làm nhỏ nhất, xây dựng tổ chức Công đoàn phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.

- Phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành phố Hà Nội. Tại phiên thứ nhất, Đại hội sẽ bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội; thông qua chương trình làm việc và quy chế của Đại hội; báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội; trình bày tổng quát Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII trình Đại hội; báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII; báo cáo về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Diễn đàn chuyên đề số 1 trong số 10 diễn đàn chuyên đề tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Diễn đàn chuyên đề số 1 là 1 trong 10 diễn đàn được tổ chức trước ngày đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra. Ảnh: Hải Nguyễn

Buổi chiều cùng ngày, đại hội thảo luận tại 10 Trung tâm.

Phiên trọng thể sẽ diễn ra vào ngày 2.12. Tại phiên trọng thể, Đại hội trân trọng mời các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham gia Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. Tổng Bí thư sẽ phát biểu chỉ đạo Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra vào thời điểm đoàn viên, người lao động cả nước cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong 3 ngày (1-3.12.2023).

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Nhiều công trình, việc làm thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Trà Vân |

Các cấp Công thành phố Đà Nẵng đã có những công trình, việc làm ý nghĩa, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

34 đại biểu Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Kiều Vũ |

Hà Nội - Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội gồm 34 đại biểu sẽ tích cực đóng góp trí tuệ tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

17 đại biểu tỉnh Bắc Giang dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Ban Tuyên giáo - Nữ công |

Bắc Giang - Ngày 29.11, tại Văn phòng Tỉnh ủy, ông Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh - gặp mặt, động viên đoàn đại biểu tỉnh tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.

Bắc Giang kiến nghị đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Công đoàn tỉnh Bắc Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người lao động và có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ hơn cho người lao động trong việc thuê, mua nhà ở xã hội.

Đề xuất kéo dài thời hạn phụ cấp ưu đãi nghề để áp mức lương từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Chiều 2.12, tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam - kiến nghị, đề xuất giải pháp về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên ngành Y tế.

Hàng tuần thăm nhà trọ để hiểu hơn cuộc sống của người lao động

Nhóm phóng viên |

Hằng tuần, đại diện Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) tới thăm 100 người lao động tại nơi ở trọ để tìm hiểu cuộc sống thực tiễn và lắng nghe các ý kiến.

Bình Dương chủ động giám sát chế độ tiền lương, BHXH cho người lao động

NHÓM PV |

Thời gian qua, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chủ động tổ chức giám sát đối với các cơ quan, doanh nghiệp về tiền lương, thang bảng lương, nội quy lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể cho người lao động.

Doanh nghiệp thấy mình trong 3 khâu đột phá Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt ra

Hiếu Anh |

Chia sẻ với Báo Lao Động, đại diện Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, những ngày qua, đơn vị theo dõi sát các thông tin về sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Đơn vị cho rằng, 3 khâu đột phá mà Đại hội lần này đề ra có nhiều nội dung trực tiếp liên quan đến khối doanh nghiệp tư nhân.

Nhiều công trình, việc làm thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Trà Vân |

Các cấp Công thành phố Đà Nẵng đã có những công trình, việc làm ý nghĩa, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

34 đại biểu Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Kiều Vũ |

Hà Nội - Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội gồm 34 đại biểu sẽ tích cực đóng góp trí tuệ tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

17 đại biểu tỉnh Bắc Giang dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Ban Tuyên giáo - Nữ công |

Bắc Giang - Ngày 29.11, tại Văn phòng Tỉnh ủy, ông Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh - gặp mặt, động viên đoàn đại biểu tỉnh tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.