Đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ

Kiều Vũ |

Việc tham gia giám sát thực hiện chính sách, đảm bảo quyền lợi lao động nữ; chính sách chăm lo, hỗ trợ người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nói chung và lao động nữ nói riêng là một trong những nội dung Toạ đàm “Ban Nữ công Công đoàn các cấp với vấn đề chăm lo việc làm, đời sống của lao động nữ hiện nay” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 7.3. Phó Chủ tịch Thái Thu Xương chủ trì.

Đến tận khu nhà trọ khảo sát lao động nữ có thai, nuôi con nhỏ

Điểm cầu tại Trụ sở Tổng liên đoàn.
Điểm cầu tại Trụ sở Tổng liên đoàn.

Trao đổi về chính sách hỗ trợ lao động nữ và con công nhân lao động, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An Phạm Thị Quyên cho biết trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư diễn ra từ cuối tháng 4 năm 2021, Long An là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, toàn tỉnh phải giãn cách xã hội trong gần 4 tháng. Thời gian này, có khoảng 96.000 nữ công nhân lao động trên địa bàn tỉnh bị tạm hoãn và bị mất việc làm, không có thu nhập ảnh hưởng nhiều đến đời sống nữ công nhân lao động; 65.000 lao động nữ phải làm việc 3 tại chỗ ở doanh nghiệp, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải gửi con lại cho gia đình trông nom.

Điểm cầu tại Liên đoàn Lao động Thành phố Hải Phòng
Điểm cầu tại Liên đoàn Lao động Thành phố Hải Phòng.

Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã kịp thời triển khai các gói hỗ trợ thông qua các chương trình đậm tính nhân văn như: “Chuyến xe nghĩa tình - Phần quà kết nối yêu thương” trao 175.000 phần quà cho công nhân lao động ở các khu nhà trọ; “Chương trình "Trao sữa yêu thương - Ấm tình Công đoàn” trao 6.000 suất quà cho con công nhân lao động trong độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi và 1.200 suất quà cho nữ công nhân lao động đang mang thai tại các nhà trọ trên địa bàn tỉnh; chương trình “Công đoàn trao gởi yêu thương – Cùng em đến trường” trao tặng 36 máy tính bảng cho học sinh có cha hoặc mẹ là công nhân lao động, đoàn viên công đoàn mất do dịch COVID-19.

Điểm cầu tại Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội.
Điểm cầu tại Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội.

Tại Công ty TaeKwang Vina (Đồng Nai), nơi có 39.054 người, trong đó lao động nữ là 33.429(chiếm trên 85%), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở TaeKwang Vina đã chủ động đề xuất, thương lượng nhiều chương trình có lợi cho người lao động và triển khai thực hiện mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động đặc biệt đối với lao động nữ.

Một trong số đó là xây dựng Trường Mầm non Thái Quang. Trước nhu cầu thiết thực của người lao động, Công đoàn đã đề xuất và thuyết phục doanh nghiệp hỗ trợ chi phí xây dựng trường mầm non ngay bên cạnh Công ty để thuận tiện cho việc gửi con của người lao động. Với chi phí xây dựng trên 50 tỉ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ 60% chi phí vận hành hàng tháng giúp cho con người lao động được sử dụng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn cao với chi phí thấp…

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Thái Thu Xương: Các cấp Công đoàn đã thường xuyên tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với lao động nữ trong các thành phần kinh tế; tích cực tham gia xây dựng một số chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, bình đẳng giới, những quy định về lao động nữ trong Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội, các nghị định của Chính phủ thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, giai đoạn 2021-2030, chính sách dân số và phát triển.

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp 

Để chăm lo tốt, kịp thời, nhất là đặt lợi ích hài hoà của người lao động và doanh nghiệp, Công đoàn luôn đồng hành với doanh nghiệp. Đơn cử như tại Cty TNHH Hosiden Việt Nam (Bắc Giang), trong thời gian đóng cửa nhà máy (trong đợt dịch bệnh), các khoản tiền thanh khoản bị gián đoạn, tiền lưu động của nhà máy bị nhỡ, Ban Giám đốc đã đề nghị mượn tiền quỹ Công đoàn 1 tỉ để ủng hộ quỹ vaccine theo lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Ngược lại, khi Công đoàn cơ sở dùng quỹ hỗ trợ mỗi đoàn viên 500.000 đồng thì bị thiếu, đã tạm ứng tiền từ Công ty để việc ủng hộ đoàn viên được kịp thời.

Khi dịch bệnh bùng phát tại Thành phố Hồ CHí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp dệt may phải sản xuất “3 tại chỗ”, “2 địa điểm một cung đường”. Nhiều lao động nữ được bố trí tham gia trong thời gian này, các doanh nghiệp đã chăm lo đời sống vât chất tinh thần để họ yên tâm công tác; đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Công đoàn Dệt may Việt Nam đã trích gần 40 tỉ đồng chi hỗ trộ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; ngoài ra còn hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu cho các doanh nghiệp khu vực miền Nam chống dịch, phục vụ sản xuất “3 tại chỗ”. Cũng trong thời gian này, mô hình “Đi chợ hộ công nhân” của Tổng Công ty Việt Thắng đã được triển khai sau đó lan rộng ra nhiều đơn vị trong ngành. Nhờ đó, giúp lao động nữ mua được thực phẩm tươi, ngon, giá cả hợp lý trong khi tất cả mọi vật dụng thiết yếu bị leo thang, khan hiếm vì thực hiện giãn cách.

Nhiều doanh nghiệp trích nguồn kinh phí dự phòng, chấp nhận sản xuất mặc dù không có lợi nhuận để chi hỗ trợ trong thời gian người lao động nghỉ giãn cách xã hội, giữ chân người lao động trong đó có lao động nữ trước làn sóng người lao động tại các thành phố lớn về quê chống dịch. Khi chuyển sang sản xuất trong trạng thái bình thường mới, lao động nữ đã quay trở lại làm việc giúp doanh nghiệp bảo toàn được đội ngũ…

Tháng 2.1949 (cách đây đúng 73 năm), Tổng Liên đoàn đã quyết định thành lập Ban Cán sự phụ nữ lao động (tiền thân của Ban Nữ công ngày nay). Qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, Ban Nữ công đã dần khẳng định được vai trò của mình đại diện bảo vệ quyền lợi và chăm lo cho lao động nữ.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Chăm lo cho nữ lao động làm cao su

Hải Anh |

Với đặc thù ngành cao su, nữ lao động Tổng Công ty Cao su Đồng Nai trực tiếp làm việc rất vất vả tại các vườn cây, nhà máy; điều kiện làm việc phụ thuộc vào thời tiết mưa nắng thất thường... Chị em đã có được sự quan tâm từ lãnh đạo và Công đoàn Tổng Công ty.

Cụ thể hoá tiêu chí “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà”

Kiều Vũ |

Trao đổi về công tác chỉ đạo, triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp – chế xuất Hà Nội kiến nghị xem xét điều chỉnh, cụ thể hoá các tiêu chí “Giỏi việc nước- Đảm việc nhà” để phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở nhất là tại các doanh nghiệp FDI.

Hải Phòng bảo đảm quyền lợi cho người lao động là F0 điều trị tại nhà

Đặng Luân |

Hải Phòng - Sở Y tế TP.Hải Phòng vừa có Công văn số 732/SYT-NVY về việc cấp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH đối với người lao động là F0 được cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chăm lo cho nữ lao động làm cao su

Hải Anh |

Với đặc thù ngành cao su, nữ lao động Tổng Công ty Cao su Đồng Nai trực tiếp làm việc rất vất vả tại các vườn cây, nhà máy; điều kiện làm việc phụ thuộc vào thời tiết mưa nắng thất thường... Chị em đã có được sự quan tâm từ lãnh đạo và Công đoàn Tổng Công ty.

Cụ thể hoá tiêu chí “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà”

Kiều Vũ |

Trao đổi về công tác chỉ đạo, triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp – chế xuất Hà Nội kiến nghị xem xét điều chỉnh, cụ thể hoá các tiêu chí “Giỏi việc nước- Đảm việc nhà” để phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở nhất là tại các doanh nghiệp FDI.

Hải Phòng bảo đảm quyền lợi cho người lao động là F0 điều trị tại nhà

Đặng Luân |

Hải Phòng - Sở Y tế TP.Hải Phòng vừa có Công văn số 732/SYT-NVY về việc cấp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH đối với người lao động là F0 được cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà.