Công nhân làm thêm nghề thủ công để tăng thu nhập

Bảo Hân |

Ngoài những giờ làm việc trong nhà xưởng, nhiều công nhân lao động còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm nghề thủ công, vừa có thêm thu nhập chăm lo cho gia đình, vừa tận dụng được khả năng và bàn tay khéo léo của mình.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi   

Hai năm nay, ngoài lương công nhân, anh Nguyễn Văn Tâm (thuê trọ tại xã Kim Chung huyện Đông Anh, Hà Nội) còn có thêm một khoản tiền từ nghề làm phụ kiện tiểu cảnh. Khi lên mạng Internet, anh Tâm thấy có nhiều clip dạy làm phụ kiện tiểu cảnh này. Những đồ thủ công này được làm từ vật liệu tre nứa. Thấy thú vị, anh liền tìm hiểu, học hỏi để có thể làm theo.

Quê ở Phú Thọ với rất nhiều tre nứa nên anh có sẵn nguồn vật liệu. “Ngay từ bé, tôi đã chơi với tre nứa nên dù mới làm, tôi đã thấy rất quen thuộc, không lạ lẫm với nghề này” - anh Tâm chia sẻ.

Khi về quê, anh Tâm lấy vật liệu mang lên phòng trọ. Mỗi khi rảnh rỗi, nhất là vào buổi tối, anh lại ngồi tỉ mẩn lắp, ghép. Một phụ kiện nhỏ, anh mất khoảng 3 ngày để hoàn thành. “Cứ làm được cái nào là tôi bán ngay được cái đó, vì nhu cầu mua sản phẩm như này khá lớn” - theo anh Tâm.

Mỗi một sản phẩm nam công nhân này bán với giá khoảng 500.000-600.000 đồng. Trừ đi chi phí mua vật liệu, anh thu về khoảng 400.000 đồng. Một tháng, nếu chịu khó làm, anh “sản xuất” được 10 sản phẩm, thu về khoảng 4-5 triệu đồng. “Thu nhập làm công nhân của tôi được khoảng 8 triệu đồng/tháng, cuộc sống còn rất khó khăn, nên khoản thu từ nghề thủ công này hỗ trợ cho vợ chồng tôi phần nào” - anh Tâm cho hay.

Mong có cuộc sống tốt hơn 

Giống như anh Tâm, chị Kim Thị Hậu (công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cũng làm thêm nghề thủ công để có “đồng ra đồng vào”. Sản phẩm nữ công nhân này hàng ngày làm thêm là mây tre đan xuất khẩu. Vào buổi tối, sau khi đã làm xong các công việc trong gia đình, cho các con ngủ, chị lại ngồi tỉ mẩn làm việc.

“Nếu làm quen tay, mỗi giờ tôi hoàn thành cắt tỉa được 30 chiếc. Mỗi chiếc, tôi được trả 900 đồng, như vậy, tổng cộng được gần 30.000 đồng” - chị Hậu kể.

Như vậy một tháng chị có thể kiếm được 2 triệu đồng. Nếu có làm thêm, tăng ca đều nữ công nhân này được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có tháng ít làm thêm, con số này giảm xuống còn từ 7-7,5 triệu đồng/tháng. “Vợ chồng tôi có 3 con, mỗi tháng, riêng tiền ăn học, chăm các con đã hết khoảng 11-12 triệu đồng” - chị Hậu kể. Vì vậy, dù có thu nhập khá, nhưng gần như 2 vợ chồng chị không dành dụm được gì nhiều sau những năm đi làm xa nhà.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ sinh viên đi làm thêm

Thanh Huyền |

Đánh vào tâm lý muốn tìm “việc nhẹ, lương cao” và chưa nhiều trải nghiệm cuộc sống, nhiều sinh viên trở thành “miếng mồi béo bở” của các đối tượng lừa đảo.

Sinh viên năm cuối làm thêm trái ngành: Nên hay không?

Phan Liên |

Thay vì dành thời gian cho khóa luận, sản phẩm tốt nghiệp để ra trường, nhiều sinh viên chọn cách đi làm kiếm thêm thu nhập cũng như tích lũy kinh nghiệm.

Sinh viên cân bằng giữa việc vừa đi học vừa làm thêm như thế nào?

Trịnh Viên |

Để cân bằng giữa việc vừa học vừa đi làm thêm là một bài toán khó đối với nhiều bạn sinh viên. Trong khi một bên là kiến thức trên giảng đường và một bên là những trải nghiệm thực tế.

Khởi tố 2 giám đốc Trung tâm Đăng kiểm ở Hưng Yên

HỮU CHÁNH |

Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố, bắt tạm giam 2 giám đốc và 5 đồng phạm để điều tra về hành vi "Giả mạo trong công tác và Nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 89-02S và 89-05D.

Lao động cả tin chuyển hơn 100 triệu đồng nhờ rút tiền bảo hiểm xã hội

ANH THƯ |

Tin vào một số đối tượng trên mạng xã hội, người lao động đã nghe theo, chuyển hơn 100 triệu đồng nhờ rút tiền bảo hiểm xã hội. Tiền vẫn chưa về tay người lao động, nhóm đối tượng trên đã mất hút.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ sinh viên đi làm thêm

Thanh Huyền |

Đánh vào tâm lý muốn tìm “việc nhẹ, lương cao” và chưa nhiều trải nghiệm cuộc sống, nhiều sinh viên trở thành “miếng mồi béo bở” của các đối tượng lừa đảo.

Sinh viên năm cuối làm thêm trái ngành: Nên hay không?

Phan Liên |

Thay vì dành thời gian cho khóa luận, sản phẩm tốt nghiệp để ra trường, nhiều sinh viên chọn cách đi làm kiếm thêm thu nhập cũng như tích lũy kinh nghiệm.

Sinh viên cân bằng giữa việc vừa đi học vừa làm thêm như thế nào?

Trịnh Viên |

Để cân bằng giữa việc vừa học vừa đi làm thêm là một bài toán khó đối với nhiều bạn sinh viên. Trong khi một bên là kiến thức trên giảng đường và một bên là những trải nghiệm thực tế.